Đề bài: Phân tích truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao
Bài làm
Ai làm cho khói lên giời,
Cho mưa xuống đất, cho người biệt li ;
Ai làm cho Nam, Bắc phân kì,
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...
1. Giống như âm điệu lời hát ru này, trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, những trang viết về đời sống người trí thức nghèo thường ướt đẫm nước mất. Đọc trang văn của ông, có cảm giác không phải ông đang "viết văn", mà như đang lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm tâm hồn mình, rồi lấy nước mắt chính mình mà viết ra, kể ra những bi kịch đau đớn của đời mình và của bạn bè mình.
Đời thừa là một trường hợp tiêu biểu cho những trang viết như thế. Ta dường như đồng thời có thể lắng nghe từ truyện ngắn này âm điệu của nhều tiếng nói pha hoà vào nhau : tiếng nói của khát vọng, tiếng nói của tình thương và cả tiếng nói của nổi đau...
Mọi khát vọng cao đẹp của người trí thức nghèo - thường là nhà giáo, nhà văn - trong sáng tác của Nam Cao, suy cho cùng và nói một cách giản dị, là được sống và viết sao cho thật sự đàng hoàng, tử tế. Nhưng cái khát vọng rất đẹp mà cũng rất chính đáng, bình dị này hoá ra lại là quá cao siêu, xa vời trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời Nam Cao. Nhân vật văn sĩ Hộ trong Đời thừa là hiện thân đầy đủ, sinh động cho khát vọng và nỗi đau ấy.
Cả một thời trai trẻ sôi nổi, bồng bột, "rất đáng yêu" của mình, chàng văn sĩ này luôn ôm ấp trong lòng một giấc mộng văn chương đẹp : suốt đời anh sẽ "chỉ viết một cuốn sách thôi", nhưng cuốn đó phải "đoạt giải Nô-ben” về văn học ; nó sẽ "được dịch ra hàng trăm thứ tiếng", sẽ "làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời" (Xin hiểu rằng : với Hộ, cũng như với Nam Cao, cái tác phẩm đoạt giải Nô-ben văn học này, không hề là hình ảnh của một thứ hư danh hay ảo vọng viển vông của tuổi trẻ kiêu căng, trái lại, là biểu tượng đầy đủ cho một khát vọng chính đáng, cao đẹp, đáng được nâng niu, trân trọng).
Khát vọng ấy đã chuyển thành một niềm đam mê cháy lòng mà suốt một thời, Hộ đã từng ngày, từng giờ cố vượt lên chính mình, vượt lên trên hoàn cảnh, để mà theo đuổi, thực hiện. Gương mặt tinh thần của Hộ, đúng như Nam Cao đã giới thiệu, là gương mặt một nhà văn "say mê lí tưởng" : "Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả ; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa".
Một con người như thế - một người yêu văn chương, say cái đẹp, tôn thờ nghệ thuật như một thứ tôn giáo, giàu đam mê, nghị lực và rất tự tin - không thể là một người tầm thường, bốc đồng, viển vông.
Thế nhưng, giấc mộng văn chương đẹp của chàng văn sĩ này đã vấp phải một lực cản lớn : gánh nặng gia đình, áo cơm. Va đập nặng nề với hiện thực đời sống nghèo túng, mòn mỏi, cái "hoài bão lớn" kia đã dần dần tiêu tan thành mây khói. Hoá ra, cuộc sống gia đình có không ít "những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí, nhưng không thể không nghĩ tới". Hộ "phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng", "viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc", "Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ vãn bằng phẳng và quá ư dễ dãi" ; "chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương",... Và anh giật mình, chua chát nhận ra "một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa", trái lại, đã thành "một kẻ vô ích, một người thừa".
Đó là bi kịch của một người buộc phải đi ngược lại quan niệm, mơ ước của mình. Danh dự của con người trong tư cách một nhà văn chỉ được bảo đảm bằng bút lực và khả năng khơi nguồn sáng tạo của anh ta. Bi kịch là ờ chỗ, không phải ai khác, mà chính anh ta đã gần như phải tự minh bôi đen dần danh dự của minh, tự mình phải xoá bó dần hình ảnh tốt đẹp và tên họ kiêu hãnh của minh trong tâm trí người đời bằng những sáng tác hời hợt, vô vị, nhạt nhẽo.
Nhưng Hộ không chỉ là một nhà văn, anh còn là một người chồng, người cha, trụ cột gia đình. Nghĩa là, không phải một người hoàn toàn có quyền sống cho riêng mình, toàn tâm toàn ý theo đuổi đam mê, khát vọng của chính mình. Hơn thế, Hộ lại muốn làm một người chồng, người cha tốt. Phàm đã là "người" thì, theo Hộ, "không thê bỏ lòng thương". Trung thành với quan niệm này, Hộ đã sống như một người nặng tình bác ái, giàu lòng thương. Cứ xem cái cung cách anh săn sóc vợ, "hôn hít" các con, hay cái cung cách anh lặng lẽ nhìn ngắm Từ - người vợ hiền thục của anh - đầy thương cảm trong khi nàng ngủ, thì cũng đủ thấy rõ điều này.
Hơn thế, Hộ còn xem lòng thương như một nguyên tắc, một đạo lí sống. Anh có thể hi sinh nhiều thứ, kể cả tiếng tăm, danh dự, nhưng không thể để mất "lòng thương". Còn giữ được "lòng thương" thì "còn được là người". Mất nó thì trở thành "một thứ quái vật". Với Hộ, "Kẻ mạnh không phải là kể giẫm lên vai kẻ khác để thoa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình." Oái oăm thay, chính Hộ là người buộc phải vi phạm cái nguyên tắc "không thể bỏ lòng thương ấy". Khi buồn đời, anh cũng bốc đồng, quá chén như ai và khi đã quá chén thì cũng dễ dàng trở thành một người chồng nhẫn tâm, độc địa như ai. Nhận thức càng rõ điều đó, Hộ càng lâm vào tình trạng đau đớn, dằn vặt, càng mặc cảm nặng nề hơn. Đó là bi kịch chết mòn lòng thương, nhân cách.
2. Nhưng bi kịch tinh thần đau đớn nhất của Hộ, thực ra, không phải chỉ đơn thuần là chuyện tan vỡ "mộng đẹp" hay chuyện buộc phải từ bỏ "lòng thương".
Cuộc đời đã đặt anh trước một tình huống lựa chọn phi lí, nghiệt ngã : hoặc là mộng đẹp (văn chương), hoặc là tình thương, trách nhiệm (gia đình).
Bi kịch đau đớn nhất của Hộ chính là chỗ này. Dù trong tư cách nào, Hộ cũng nâng niu quý trọng lòng thương. Là người, Hộ không thể bỏ lòng thương đã đành, là nhà văn, anh lại càng không thể từ bỏ nó. Bởi vì, tác phẩm văn chương "thật có giá trị", theo anh, phái "ca tụng lòng thưong tinh bác ái, sự công bình,...", phải "làm người gần người hơn". Thế mà trên thực tế, dù lựa chọn văn chương hay gia đình thì rốt cuộc Hộ cũng buộc phải từ bỏ "lòng thương", và trước sau cũng sẽ trở thành một thằng "bất lương" hay một kẻ “khốn nạn" mà thôi. Thực ra, với Hộ, danh dự, hiếu theo nghĩa đầy dù nhất, chi có thể làm nên khi có đủ cả danh dự làm người và danh dự nhà văn. Nếu như trong tư cách nhà vãn, tìm tòi, sáng tạo là danh dự, thì trong tư cách con người, lòng thương, thái độ quý trọng con người cũng trở thành danh dự. Làm sao để có thể làm một người chủ gia đinh đàng hoàng, tử tế mang lại được niềm vui, hạnh phúc cho vợ con mình, một khi anh là nhà văn hạng bét ; sống bằng nghề văn, nhưng trong văn chương cũng như trong xã hội, anh thực chất chỉ là "một kẻ vô ích", "một người thừa" ? Làm sao có thể bằng lòng hãnh diện với một sự nghiệp văn chương, một khi mà dẫu có đánh đổi tất cả giá trị của sự nghiệp cao quý ấy, thì Hộ cũng "không nuôi nổi vợ con" mình ?
Mâu thuẫn, xung đột nội tâm ở Hộ đã nảy sinh từ tình huống lựa chọn nghiệt ngã, phi lí này. Không ai có thể giải quyết thay cho Hộ được. Chính anh phải tìm cách giải quyết lấy thôi. Bởi vì, ở đây mâu thuẫn của đời sống xã hội đã trở thành mâu thuẫn của cá nhân người trí thức nghèo, mâu thuẫn "bên ngoài" đã trở thành mâu thuẫn "bên trong".
Nhưng giải quyết bằng cách nào ? Câu trả lời thật không đơn giản. Nó là cả một bài toán khó. Và, Hộ đã loay hoay tìm cách giải quyết bài toán số phận ấy, nhưng thực tế, bao giờ anh cũng hầu như thất bại.
Có những lúc Hộ đã lầm tưởng rằng : anh có thể điều hoà mâu thuẫn này bằng cách, tạm gác giấc mộng đẹp cùng sự nghiệp văn chương lại, "đành phí một vài năm để kiếm tiền", chăm lo cho cái gia đình khốn khổ của mình nhất thời tạm ổn dã. Nhưng mà giải pháp này đã nhanh chóng phô bày tính chất không tưởng của nó : việc viết văn "vội vã" để "kiếm tiền" đã làm cho "một con người rất đáng yêu" tự đánh mất mình, thành một kẻ "đê tiện", "bất lương".
Lại có những lúc, nhất là khi quá chén, Hộ đã lầm tưởng rằng : mọi nguyên nhân nỗi khổ đau, bất hạnh của đời anh chính là gánh nặng gia đình, là người vợ hiền từ và những đứa con đáng yêu kia. Anh muốn thoát bỏ gia đình, mà không được. Bế tắc và buồn chán cao độ, anh đã tìm đến bia, rượu để giải sầu, trốn vào hơi men và phũ phàng trút giận vào người vợ đáng thương của mình trong những cơn chếnh choáng. Để rồi mỗi khi tỉnh rượu, anh lại khổ sở nhận ra ràng mình không nỡ lòng và cũng không đủ "ác", đủ "tàn nhẫn" dứt tình, bỏ mặc vợ con. Những lúc ấy anh đã tự mắng nhiếc mình là "một thằng... khốn nạn".
Khốn khổ và đáng thương thay cho một chàng văn sĩ nghèo, một người chồng, người cha nghèo, giàu lòng thương nhưng cũng đầy bán khoăn mặc cảm về nhân cách như Hộ. Mộng đẹp tan vỡ, đạo sống đẹp cũng không thể thực hiện, người trí thức nghèo của Nam Cao tất yếu lâm vào tình trạng sống "thừa", "chết mòn" với những bi kịch tinh thần đau đớn.
Mâu thuẫn lồng vào mâu thuẫn, nỗi đau hoà vào nỗi đau. Dường như đối với Hộ, mất danh dự làm người trong tư cách nhà văn thì cũng mất luôn danh dự làm người trong tư cách một người chồng, người cha ; và ngược lại, không còn đủ tư cách làm người chồng, người cha thì cũng mất luôn tư cách làm một nhà văn danh giá. Trí thức, hơn ai hết, là những người trọng danh dự. Bi kịch của Hộ càng lớn khi ý thức về nỗi đau mất danh dự càng rõ rệt, dầy đủ.
3. Những bi kịch đau đớn như thế, Nam Cao hầu như đã từng nếm trải cả. Thách thức còn lại, lớn nhất đối với ông khi viết Đời thừa có lẽ là ở hiệu quả của cách viết : viết làm sao để có thể khơi sâu vào "cõi thầm kín" của nhân vật, sao cho câu chuyện vẽ cuộc dời của nhà văn Hộ cùng những bi kịch tinh thần đau đớn của anh, của những người như anh, trở thành một thứ tiếng nói cất lên từ cõi riêng tư thầm kín nhất, một thứ tiếng nói bên trong...
Ông đã vượt qua thách thức này như thế nào ?
Là người hiểu bi kịch và nỗi đau của người trí thức nghèo như hiểu bi kịch và nồi dau của chính mình, viết Đời thừa, Nam Cao gần như đã nhập thân vào nhân vật mà nói thay tiếng nói đau thương khắc khoải, dằn vặt, u uất trong tâm hồn họ.
Cách trần thuật của Nam Cao khá linh hoạt, biến hoá. Ông kể lại những chuyện thường ngày của Hộ, với nhiều điểm nhìn, góc nhìn khác nhau, khi thì bằng ngôn ngữ người kể chuyện, khi thì bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. Đặc biệt nhà văn đã khéo léo nương theo dòng ý thức của các nhân vật mà kể, dẫn người đọc thám hiểm vào thế giới bên trong, và làm cho truyện ngắn có nhiều đoạn đậm sắc thái trữ tình - triết lí.
Chẳng hạn, đây là đoạn kể theo ngôn ngữ và điểm nhìn của người kể chuyện (ẩn ngầm) : "Ít lâu nay, mỗi lần ra đi. Hộ không chỉ trở về buồn bã mà thôi. Hắn say mềm. Thường thường hắn đã ngủ một nửa ngày từ khi còn ở dọc đường ; và vừa về đến nhà, chưa kịp thay quần áo, tháo giày, đã đổ như một khúc gỗ xuống bất cứ cái giường nào, ngủ say như chết".
Đây là đoạn người kể chuyện kể theo theo điểm nhìn của nhân vật Từ :
"Từ hiểu và Từ buồn lắm, buồn lắm lắm. Còn gì buồn cho bằng mình biết mình làm khổ cho người mà mình yêu ? Nhưng Từ biết làm sao được ? Đã nhiều lần Từ muốn ẵm con đi."
Đây là đoạn người kể chuyện kể theo điểm nhìn của nhân vật Hộ :
"Bây giờ Từ đang thiếp đi trên võng, đứa con nhỏ nằm bên. Từ vốn dậy sớm quen. Sáng nay, chắc Từ mệt quá, vừa mới lịm đi, nên mới ngủ trưa như thế. Đầu Từ ngoẹo về một bên. Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái bàn tay hơi xòe ra lỏng lẻo. Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não. Hắn bùi ngùi. Chao ôi ! Trông Từ nằm thật đáng thương ! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người ! Cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ. Hộ nhớ ra rằng : một đôi lúc, nếu nhìn kĩ thì Từ khó mặt lắm. Đột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kĩ xem mặt Từ lúc bây giờ ra sao ? Hắn rón rén, đi chân không lại. Hắn ngồi xổm ngay xuống đất, bên cạnh võng và cố thở cho thật khẽ. Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lấm. Da mặt Từ xanh nhợt ; môi nhợt nhạt ; mi mắt hơi tim tím và xung quanh mắt có quầng, đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh. Hộ khẽ thở dài và lắc đầu ái ngại".
Theo đó, cách nhìn trở nên đa diện hơn, để cho câu chuyện cũng như nhân vật chính cũng lấp lánh ánh sáng từ nhiều phía hơn, sắc thái trữ tình cũng đậm hơn.
Tuy vậy, nhiều hơn cả vẫn là cách kể theo điểm nhìn của nhân vật Hộ. Khi đó, ông hoặc nương theo tâm trạng, cảm xúc của nhân vật mà tạo ra chất giọng trữ tình:
"Khốn nạn ! Khốn nạn ! Khốn nạn thay cho hắn ! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn ! Hắn chính là một kẻ bất lương !".
Hoặc nương theo những trải nghiệm của nhân vật mà tạo nên chất giọng triết lí :
"Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình".
Hoặc là ông sục vào kí ức (độc thoại nội tâm), lặng lẽ, tỉnh táo phán xét và kết hợp triết lí với trữ tình. Chẳng hạn :
"... Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi ! Hắn đã viết những gì ? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nsuồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm ! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình ?
Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chí những lo cơm áo mà đủ mệt ? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư ? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư ?".
Cũng phải nói thêm rằng : không phải ngẫu nhiên, mà trong truyện ngắn Đời thừa, những đoạn văn mang sắc thái triết lí cũng nhiều như những đoạn văn mang sắc thái trữ tình, đều chiếm một tỉ lệ đáng kể so với lời người kể chuyện và thường đan xen với nhau một cách rất tự nhiên.
Bởi vì, trữ tình, triết lí hoặc sự kết hợp giữa trữ tình với triết lí ở đây đều góp phần làm nên một tiếng nói bên trong, tự đánh thức lương tri hoặc được soi sáng bói lương tri nhân vật. Lương tri ấy - cũng chính là lí tưởng nhân văn trong đời sống và trong nghệ thuật - có thể làm cho nhân vật hoặc đau đớn, mặc cảm, hoặc rạo rực kiêu hãnh. Đó là những suy tư triết lí hoặc mang quan điểm sáng tác dưới hình thức các "tuyên ngôn nghệ thuật", hoặc mang quan niộm về danh dự, tư cách làm người, cách ứng xử sao cho ra một con người của Nam Cao. Đó cũng là nhũng điều mà văn sĩ Hộ từng đắc ý khắc cốt ghi tâm.
Một mặt, là một nhà văn có lí tưởng, Hộ ngẫm nghĩ nhiều và khá sâu sắc về giá trị của một tác phẩm văn chương đích thực, mang tầm nhân loại ("ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình", "làm cho người gần người hơn",...). Anh cũng đòi hỏi cao về tính độc đáo, sáng tạo của sáng tác văn chương ("khơi những nguồn chưa ai khơi", "sáng tạo những cái gì chưa có",...). Mặt khác, trong tư cách người chồng, người cha, Hộ cũng luôn băn khoăn, ngẫm nghĩ về tình thương, trách nhiệm, danh dự của mình trong khi gánh vác việc gia đình ("kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình"; hắn "không thể bỏ lòng thương", "hèn biết bao là một thằng con trai không nuôi nổi vợ con thì còn mong làm nên trò gì nữa ?", V.V.).
Cách xử lí thời gian của Nam Cao trong Đời thừa cũng thú vị, tự nhiên, sáng tạo. Thời gian hiện tại được kể lại chỉ trong khoảng một ngày một đêm (từ sáng hôm trước đến sáng hôm sau) nhưng thời gian quá khứ được kể lại thì không biết chính xác bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, chỉ biết là rất dài.
Những sự kiện thuộc về hồi ức được kể dồn vào trong khoảng hai lần "ngẩng đầu lên nhìn Hộ" (lần thứ ba và lần thứ tư) cũa Từ.
Mạch truyện bắt đầu từ hiện tại :
"Từ ngửng mặt lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói, nhưng lại không dám nói. Hắn đang đọc chăm chú quá. Đôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trổng khắc khổ đến thành dữ tợn. Từ thấy sợ...
Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu [...]."
Sau đó, mạch truyện miên man theo dòng hồi ức của Hộ và Từ (khoảng bốn trang), thuật lại rất nhiều kỉ niêm, sự việc vui buồn, nhiều hành vi cao đẹp cùng những lầm lỡ, bế tắc (từ lúc Hộ còn là "một người rất đáng yêu", đến lúc anh "chẳng còn được là mình nữa").
Rồi lại quay về hiện tại :
"[...] Từ sợ cả nói với chồng. Bởi vậy ba lần nhìn chồng để toan nói, Từ thấy chồng đang đọc sách chăm chú quá, không dám nói, lại cúi mặt xuống nhìn đứa con đang nằm trong lòng Từ.
Nhưng Hộ bỗng ngoảnh mặt lên.[...]".
Và cứ thế kể về hiện tại cho đến dòng cuối cùng của tác phẩm.
Lối kết cấu và cách tạo mạch lạc như vậy khiến cho truyện ngắn tuy chỉ là một khoảnh khắc, một "lát cắt" nhỏ của đời sống, nhưng vẫn bao quát được cả một quãng đời, và cũng giúp tác giả dễ dàng khơi sâu vào bi kịch tinh thần đau đớn của nhân vật.
Như cái tên của nó, Đời thừa là chuyện đời buồn tủi, ngậm ngùi của một văn sĩ nghèo sống "thừa" bất đắc dĩ. Nam Cao, qua truyện ngắn này, đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với tình trạng "chết mòn", "sống thừa" của người trí thức nghèo trong xã hội cũ, đồng thời cũng rung chuông kêu gọi giã từ cái xã hội đã đẩy con người lâm vào tình trạng bi kịch tinh thần đau đớn như thế.
Cũng như tiểu thuyết Sống mòn, truyện ngắn Đời thừa là tác phẩm thành công đặc sắc, mang đậm dấu ấn những trang đời Nam Cao cùng với khát vọng, tình thương và nỗi đau sâu thẳm của ông.