2. Các pha của quang hợp ở thực vật C3
a. Pha sáng:
- Khái niệm: Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước:
2H2O => 4 H+ + 4 e- + O2
+ Giải phóng Oxi
+ Bù lại điện tử electron cho diệp lục a
+Các proton H+ đến khử NADP+ thành NADPH
- ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
b. Pha tối:
- Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin:
- Thực vật C3 phân bố mọi nơi trên trái đất (gồm các loài rêu đến cây gỗ trong rừng).
Chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn cố định CO2:
+ Chất nhận CO2 đầu tiên và duy nhất là hợp chất 5C ( Ribulozo- 1,5- điphotphat (RiDP)
+ Sản phẩm đầu tiên ổn định của chu trình là hợp chất 3C ( Axit photphoglyxeric APG)
+ Enzim xúc tác cho phản ứng là RiDP- cacboxylaza
* Giai đoạn khử
APG (axit phosphoglixeric)---------------> AlPG (aldehit phosphoglixeric), ATP, NADPH
+ Một phần AlPG tách ra khỏi chu trình và kết hợp với 1 phân tử triozo khác để hình thành C6 H12 O6 từ đó hình thành tinh bột, axit amin …
* Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).
Phần lớn AlPG qua nhiều phản ứng cần cung cấp ATP tái tạo nên RiDP để khép kín chu trình