Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.743
0
0
Trần Bảo Ngọc
08/09/2017 01:14:38
Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp.
Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi. Một là thống nhất được thị trường dân tộc ; hai là nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá ; Đức lại giàu về sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp ; ba là nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp ; bốn là do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước ; năm là nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.
Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 75% tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận được có 7% thôi, số cácten tăng lên nhanh chóng : năm 1905 có 385, đến năm 1911 có khoảng 550-600.
Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ. Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hoá sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
07/09/2017 23:55:22
Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp.
Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi. Một là thống nhất được thị trường dân tộc ; hai là nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá ; Đức lại giàu về sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp ; ba là nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp ; bốn là do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước ; năm là nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.
Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 75% tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận được có 7% thôi, số cácten tăng lên nhanh chóng : năm 1905 có 385, đến năm 1911 có khoảng 550-600.
Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ. Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hoá sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.
b) Tình hình chính trị
Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội...). Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn : Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức thường là Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Hội đồng Liên bang là Thủ tướng của Liên bang và trong 58 ghế của Hội đồng, Phổ chiếm 17 ghế. 
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.
Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh. Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×