Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài cha con nghĩa nặng

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.006
0
0
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 02:06:55
Soạn bài cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
Hồ Biểu Chánh (1885 – 1958) tên khai sinh là Hồ Văn Trung, quê ở xã Bình Thành (nay là xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ ông học chữ nho, sau học chữ quốc ngữ, làm công chức ở nhiều nơi, am hiểu sâu săc con người Nam Bộ.
Hồ Biểu Chánh từng thử sức trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng nổi bật hơn cả là tiểu thuyết. Ông được xem là một trong số ít những người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam. Ông để lại 64 cuốn tiểu thuyết đậm sắc dấu ấn và tính cách con người Nam Bộ.
2. Tác phẩm
Cha con nghĩa nặng là tác phẩm thứ 15 củ Hồ Biểu Chánh, xuất bản năm 1929. Nhân vật chính trong tác phẩm là Trần Đình Sửu, một nông dân hiền lành nhưng cuộc sống có nhiều trắc trở.
Đoạn trích trong SGK kể lại sự việc hai cha con Trần Văn Sửu gặp nhau trên cầu Mê Tức, sau khi Sửu lẻn về thăm con.
II. Tìm hiểu đoạn trích
Câu 1. Tình cha đối với con của Trần Văn Sửu
- Anh Sửu là một người cha có lòng yêu thương con hết mực. Trong những ngày bỏ trốn, anh luôn canh cánh trong lõng nỗi thương nhớ và lo lắng cho những đứa con của mình. Khi trở về, thấy được các con mình có cuộc sống hạnh phúc, ổn định, anh lại vì hạnh phúc của con, nhất quyết hi sinh cho cuộc sống riêng. Anh không muốn liên lụy đến các con nên có ý định nhảy xuống sông tự tử.
- Nhưng tấm lòng của anh đã được đền đáp. Con của anh – thằng Tí – đã nghe được cuộc trò chuyện của cha mình và thương cha nhiều hơn. Sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện với con, nhận ra con không hề oán hận mình vì đã gây ra cái chết cho mẹ chúng và bỏ chúng bơ vơ côi cút và ngược lại chúng rất hiếu thảo, anh cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Ý nghĩa rời xa con để con được sống hạnh phúc lại trỗi dậy trong anh, anh muốn rời xa con vĩnh viễn. Trước đây trong những ngày biệt xứ, anh muốn sống để được gặp con nhưng giờ đây, anh lại muốn chết để con được bình yên. Anh đúng là một người cha có nghĩa.
Câu 2. Tình con đối với cha của nhân vật Tí.
- Sau khi nghe được cuộc trò chuyện giữa cha và ông ngoại, hiểu cha và thương cha nhiều hơn, Tí dứt khoát chạy theo cha mời cha về sống với mình cho bằng được. Khi cha nhất định đi, Tí quyết tâm theo cha dù chân trời góc biển, dù cha có bị truy đuổi, có là kẻ tù tội : quyết đi theo đặng làm mà nuôi cha ; chừng nào cha chết thì con sẽ về. Tí muốn cha mình có cuộc sống thanh thản và vui vẻ lúc tuổi già để bù đắp những tháng ngày cực khổ đã qua.
- Tí sẵn sàng hi sinh, chối bỏ cả hạnh phúc của bản thân để chăm sóc và được sống bên cha. Sự kiên quyết và tấm lòng hiếu thảo của con đã khiến cha vô cùng cảm động, cuối cùng phải nghe theo con, vì con mà tiếp tục sống. Tình cảm cha con của họ thật đáng quý biết bao.
Câu 3. Nghệ thuật xây dựng tác phẩm
- Sức hấp dẫn của truyện thể hiện ở cách kể mộc mạc, không có nhiều tình huống bất ngờ, xung đột cao trào nhưng lại rất cuốn hút qua những diễn biến nội tâm nhân vật. Hệ thống ngôn ngữ giản dị, gần gũi, quen thuộc với con người Nam Bộ. Tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét.
- Để thể hiện tình cha con sâu nặng, tác giả xây dựng tình huống truyện giàu kịch tính qua cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa hai cha con : mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con, giữa hạnh phúc của con với tình con thương cha.
- Đoạn văn còn thể hiện những mâu thuẫn, căng thẳng đến đỉnh điểm về tâm lí của nhân vật. Kịch tính của truyện càng khẳng định tính giá trị của tác phẩm khi những mâu thuẫn đó được giải quyết một cách thỏa đáng, không gượng ép và hợp đạo lí.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Cha con nghĩa nặng

I. Tóm tắt cốt truyện

Trần văn Sửu một nông dân hiền lành, chăm chỉ. Sửu lấy Thị Lự sinh được ba con: Tí, Quyên, Sung. Anh thương vợ, yêu con nhưng không may gặp phải người tính cách xấu xa. Một hôm Sửu bắt gặp vợ ngoại tình hương hào Hội. Sửu xô vợ, không may vợ ngã vấp vào phản chết ngay. Sửu bỏ trốn, mọi người thì tưởng Sửu nhảy xuống sông tự tử. Anh em thằng Tí về ở với ông ngoại là hương thị Tào. Sung ốm chết, Tí và Quyên đi làm thuê cho bà hương quản Tồn, được bà thương, Quyên trở thành con dâu của bà. Sau mười mấy năm trốn tránh, Sửu lẻn về nhà thăm con, được bố vợ cho biết cuộc sống hai đứa con ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lúc này là bất lợi, Sửu vội vã ra đi... Sau đó, Sửu được xóa án và cha con đoàn tụ.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Truyện kể về tình cảm cha con sâu đậm của gia đình Trần Văn Sửu. Vì vợ ngoại tình, Sửu tức giận xô vợ, nhưng không may vợ ngã vấp vào phản rồi chết ngay. Sử bỏ trốn, các con của Sửu được ông ngoại và mọi người chăm sóc, giúp đỡ. Mười mấy năm sau, vì thương nhớ các con Sử lẻn về thăm con, được ông ngoại cho biết các con đều ổn định và hạnh phúc, sự có mặt của anh lsuc này là bất lợi, Sửu lại vội vã ra đi. Nhưng con trai của Sửu là Tí đã nghe được câu chuyện, vội vã đuổi theo cha, hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Túc. Được cha giải thích mọi chuyện, Tí hiểu và càng thương, quý trọng người cha.

Câu 2 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   - Tình cảm của cha đối với con:

       + Dù bỏ trốn trong suốt mười một năm nhưng anh vẫn không nguôi nhớ về các con.

       + Không quản nguy hiểm về thăm các con, anh được cha vợ cho biết các con đều ổn định và hạnh phúc, Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện: “Miễn là con được sung sướng”; “ Bây giờ mình còn sống nữa làm gì. Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì thương con...”.

       + Anh còn có ý định tự tử vì sợ liên lụy tới cuộc sống các con.

=> Trần Văn Sửu là một người cha yêu thương con hết mực.

   - Tình cảm của con đối với cha

       + Khi nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại, Tí hiểu được tình cảm của cha nên càng thương và qusy trọng cha.

       + Tình cảm mạnh mẽ quyết liệt: Lo lắng, thương cha, sẵn sàng bỏ cả hạnh phúc sắp đến để đuổi theo cha: “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy? ...”

=> Tý là người con hiếu nghĩa.

Câu 3 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Để thể hiện tình cha con sâu nặng, tác giả đã xây dựng được một tình huống truuyeejn giàu kịch tính:

   - Khi thằng Tí nghe cha giải thích việc mình ở lại sẽ bị bắt tù và ảnh hưởng tới hạnh phúc của của anh, em nó. Tí phân vân: “Bây giờ biết làm sao?”. Tình huống đã đẩy mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm. Tí đứng trước hoàn cảnh thật khó khăn.

   - Cách giải quyết của Tí vô cùng cảm động, đó là sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình để theo cha: “Bây giờ một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ”.

=> Tình huống truyện đã đặt ra thật căng thẳng và phức tạp. Cuộc gặp gỡ của hai cha con đã thỏa lòng mong đợi của ông suốt 11 năm qua. Nhưng hoàn cảnh đặt ra lúc này thật éo le: Sự có mặt của người cha lúc này vô cùng bất lợi, và ảnh hưởng đến sự bình yên của Tí và Quyên. Nhưng nếu ông bỏ đi thì con lại không chịu. Tình huống truyện đã đẩy mâu thuẫn lên tột đỉnh.

Câu 4 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Dù phải hi sinh hạnh phúc của mình nhưng Tí vẫn đặt chữ hiếu lên trên hết.

Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết nhưng cũng rất đôn hậu, yêu thương con.

Câu 5 (trang 167 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Qua đoạn trích, người đọc thấy được tài năng của Hồ Biểu Chánh. Đoạn đối thoại giữa cha và con cho thấy khả năng thúc đẩy sự kiện qua lời thoại. Nó diễn ra rất nhanh và sinh động.

Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện gắn với đời sống. Đặc biệt phương ngôn Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn tạo nên màu sắc đặc trưng cho văn phong của Hồ Biểu Chánh.

0
0
Trần Bảo Ngọc
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Câu 1: Tóm tắt truyện

   Câu chuyện đã kể về cha con của Trần Văn Sửu một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự, những sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút niềm tin để sống, ông mong chờ và mong sẽ có ngày gặp con. Trần văn Tý là một người con có hiếu không ghét bỏ mà hết mực yêu thương cha, bài đã thể hiện một tình cảm cha con sâu nặng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

Câu 2: Tình cảm cha con nghĩa nặng

- Tình cha đối với con:

   + Dù trốn đi biệt xứ nhưng TVS vẫn không nguôi nhớ về con, lo cho con.

   + Không quản nguy hiểm quyết về thăm con --> sợ liên luỵ đến con nên chưa gặp con đã vội trốn đi .

   + Định tự tử vì sự bình yên của con.

--> Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con. TVS không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.

- Tình con đối với cha:

   + Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.

   + Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng thương cha.

   + Lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để theo cha, lo cho cha.

   + Nhất quyết không cho cha đi .

--> Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng.

Câu 3:

   Để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài về tình cha con nghĩa nặng tác giả đã tạo nên những mâu thuẫn để làm tăng thêm những tình cảm sâu sắc đó:

– Ông luôn mong muốn người con của mình được hạnh phúc, ông khuyên người con của mình phải tìm kiếm lấy hạnh phúc của riêng mình, khi người con nói lại và muốn chăm sóc người cha thì ông đã có những hành động khuyên ngăn và dứt khoát muốn cho con của mình được hạnh phúc: Con phải tìm lấy hạnh phúc của riêng mình, con đừng cãi lời của cha…

– Những tình huống đó làm tăng tính nghệ thuật trong bài viết: Với tình cảm sâu đậm đó người cha luôn mong ước cho người con, nhưng sự hiếu thảo của người con lại làm cho những mâu thuẫn giữa hai người xuất hiện.

– Việc tác giả tạo nên mâu thuẫn đó đã làm tăng sức thuyết phục và tặng lên tình cảm quý của người con và người cha.

Câu 4:

   Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Tí đã đưa ra lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp.

   Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách người Nam Bộ mạnh mẽ, kiên quyết. Tính cách ấy được thể hiện nổi bật nhất qua diễn biến tâm lý nhân vật, qua lời đối thoại và độc thoại.

Câu 5: Nghệ thuật kể chuyện

   Tác giả đã kể lại câu chuyện theo một trình tự thời gian nó tạo lên những cảm xúc sâu lắng trong con người của tác giả, cách kể chuyện hấp dẫn cùng với cách sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn, mộc mạc đã tạo nên một phong cách mới mẻ cho bài bài này.

0
0
Nguyễn Thị Nhài
07/04/2018 11:22:57

Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Câu 1: Tóm tắt truyện

   Câu chuyện đã kể về cha con của Trần Văn Sửu một người cha nặng ân tình với con, ông đã lẻn về thăm con những rồi sợ liên lụy tới con lên đã định nhảy sông tự tự, những sự đợi chờ dõi theo cuộc sống của con và ông ngoại đã làm cho ông có thêm một chút niềm tin để sống, ông mong chờ và mong sẽ có ngày gặp con. Trần văn Tý là một người con có hiếu không ghét bỏ mà hết mực yêu thương cha, bài đã thể hiện một tình cảm cha con sâu nặng và mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

Câu 2: Tình cảm cha con nghĩa nặng

- Tình cha đối với con:

   + Dù trốn đi biệt xứ nhưng TVS vẫn không nguôi nhớ về con, lo cho con.

   + Không quản nguy hiểm quyết về thăm con --> sợ liên luỵ đến con nên chưa gặp con đã vội trốn đi .

   + Định tự tử vì sự bình yên của con.

--> Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con. TVS không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.

- Tình con đối với cha:

   + Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.

   + Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng thương cha.

   + Lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để theo cha, lo cho cha.

   + Nhất quyết không cho cha đi .

--> Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng.

Câu 3:

   Để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài về tình cha con nghĩa nặng tác giả đã tạo nên những mâu thuẫn để làm tăng thêm những tình cảm sâu sắc đó:

– Ông luôn mong muốn người con của mình được hạnh phúc, ông khuyên người con của mình phải tìm kiếm lấy hạnh phúc của riêng mình, khi người con nói lại và muốn chăm sóc người cha thì ông đã có những hành động khuyên ngăn và dứt khoát muốn cho con của mình được hạnh phúc: Con phải tìm lấy hạnh phúc của riêng mình, con đừng cãi lời của cha…

– Những tình huống đó làm tăng tính nghệ thuật trong bài viết: Với tình cảm sâu đậm đó người cha luôn mong ước cho người con, nhưng sự hiếu thảo của người con lại làm cho những mâu thuẫn giữa hai người xuất hiện.

– Việc tác giả tạo nên mâu thuẫn đó đã làm tăng sức thuyết phục và tặng lên tình cảm quý của người con và người cha.

Câu 4:

   Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Tí đã đưa ra lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp.

   Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách người Nam Bộ mạnh mẽ, kiên quyết. Tính cách ấy được thể hiện nổi bật nhất qua diễn biến tâm lý nhân vật, qua lời đối thoại và độc thoại.

Câu 5: Nghệ thuật kể chuyện

   Tác giả đã kể lại câu chuyện theo một trình tự thời gian nó tạo lên những cảm xúc sâu lắng trong con người của tác giả, cách kể chuyện hấp dẫn cùng với cách sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn, mộc mạc đã tạo nên một phong cách mới mẻ cho bài bài này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư