Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 6
01/08/2017 01:23:20

Soạn bài lợn cưới, áo mới

6 trả lời
Hỏi chi tiết
731
0
1
Bạch Tuyết
01/08/2017 01:41:20
Soạn bài lợn cưới, áo mới
(Truyện cười)
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Tính khoe khoang là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình “giàu” hơn người mà mình khoe.
- Anh đi tìm lợn khoe trong tình huống bị mất lợn (có thể mất thật hay là mất bịa).
- Lẽ ra anh ta phải hỏi người ta: “Có thấy con lợn chạy qua đây không?”.
- Từ “cưới” không thích hợp để chỉ con lợn sổng chuồng và nó là thông tin thừa với người được hỏi. Nhưng đây lại là mục đích của anh khoe của.
Câu 2. Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.
- Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”.
- Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: “Chẳng thấy!”.
- Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.
Câu 3. Câu chuyện gây cười bỏi nó có hai mâu thuẫn không hợp với thực tế.
- Đáng lẽ mất lợn chỉ đi hỏi những thông tin về lợn, đằng này nhấn mạnh cho người nghe đây là con lợn làm đám cưới. Anh ta sắp có vợ.
- Đáng lẽ trả lời ngắn gọn có thấy hay không thì người trả lời dềnh dàng nhấn mạnh cho người nghe cái áo mới anh ta đang mặc.
- Cả hai anh chàng đã bộc lộ cái tính khoe của không hợp lý chút nào với tình huống trên.
Câu 4. Ý nghĩa: xem Ghi nhớ trang 128.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/08/2017 02:19:22
LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
(Truyện cười)


I. VỀ THỂ LOẠI (Xem trong bài Treo biển).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.
Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).
2. Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa, đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang đầy thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may – cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì – liền vội khoe ngay: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này...". "Chiếc áo mới" ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!
3. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.
Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).
4. Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt:
Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:
- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
2. Lời kể:
Khi kể diễn cảm câu chuyện này cần thể hiện rõ giọng của ba nhân vật: người dẫn chuyện, người khoe lợn cưới (vai hỏi) và người khoe áo mới (vai trả lời). Chú ý nhấn mạnh các chi tiết nhằm tô đậm các thông tin thừa:
- lợn cưới
- từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này
để thấy rõ dụng ý gây cười của tác giả dân gian.
1
0
Bi Binh
15/10/2017 14:54:41
Soạn bài: Lợn cưới áo mới

Tóm tắt:

Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.

- Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để "khoe".

- Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: "Chẳng thấy!".

- Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.

Câu 3:

Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này ... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

Câu 4:

Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:05

Soạn bài: Lợn cưới, áo mới

Tóm tắt:

Hai anh chàng hay khoe của gặp nhau. Một anh đang vội tìm con lợn bị sổng nhưng vẫn kịp khoe “lợn cưới” (lợn để làm cỗ cưới), còn anh kia thì bình tĩnh khoe luôn chiếc áo mới mặc từ sáng.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Tính khoe của là thói thích tỏ ra, phô trương cho người ta thấy là mình giàu có, mình hơn người ta.

   - Anh đi tìm lợn khoe khi “tất tưởi chạy đến”, rất vội vàng tìm lợn bị mất.

   - Lẽ ra nên hỏi về đặc điểm của con lợn vừa bị sổng mất. Ấy mà anh ta lại hỏi “lợn cưới” không hề thích hợp và là thông tin thừa với người được hỏi.

Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Anh có áo mới thích khoe của đến mức lố bịch, đứng ở cửa cả buổi chỉ đợi người ta khen, khi người ta hỏi về con lợn lại giơ vạt áo ra khoe.

   - Điệu bộ của anh ta chỉ nhấn mạnh cái áo mới không hề phù hợp để trả lời.

   - Câu trả lời của anh ta thừa yếu tố về cái áo, chỉ cần nói “không thấy” là đủ.

Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Yếu tố gây cười: Tính khoe khoang của hai anh chàng đến mức lố bịch, mà những thứ để khoe cũng chẳng quá to tát đến mức đem khoe như thế. Một bên thì đứng đợi cả buổi chỉ để khoe, bên kia dù có tất tưởi vẫn không quên khoe. Lời nói của hai anh đề thừa thông tin không cần thiết.

Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Ý nghĩa truyện: Chế giễu, phê phán những người hay khoe của, một tính xấu phổ biến trong xã hội.

0
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Lợn cưới áo mới

Tóm tắt:

Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.

- Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để "khoe".

- Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: "Chẳng thấy!".

- Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.

Câu 3:

Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này ... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

Câu 4:

Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

0
0
Trần Bảo Ngọc
07/04/2018 11:13:09

Soạn bài: Lợn cưới áo mới

Tóm tắt:

Anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng suốt từ sáng đến chiều chưa khoe được thì gặp một anh chàng khác cũng đang tìm cơ hội khoe con lợn cưới. Cuộc đối đáp giữa họ thật độc đáo:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

Câu 2: Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.

- Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để "khoe".

- Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: "Chẳng thấy!".

- Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới… Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.

Câu 3:

Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này ... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

Câu 4:

Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo