Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Sài Gòn tôi yêu

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.639
6
0
Đặng Bảo Trâm
01/08/2017 01:20:38
Soạn bài Sài Gòn tôi yêu
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
- Phương diện cảm nhận :
Tác giả cảm nhận Sài Gòn trên các phương diện : thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.
- Bố cục bài văn : 3 phần.
+ Phần 1 (từ đầu đến ‘tông chi họ hàng’’) : Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả đối với thành phố.
+ Phần 2 (tiếp theo đến ‘hơn năm triệu’’) : Cảm nhận và bình luận về phong cách người Sài Gòn.
+ Phần 3 (còn lại) : Khẳng định tình yêu bền chặt với Sài Gòn của tác giả.
Câu 2.
- Nét riêng về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn.
+ Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào mau tạnh.
+ Thời tiết thay đổi bất ngờ : ‘đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh’’
+ Cuộc sống sôi động của thành phố lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và buổi sáng tinh sương.
- Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn.
+ Đó là một tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, tác giả đã khẳng định ‘Tôi yêu Sài Gòn da diết’’ : yêu mọi không gian, mọi thời điểm, từ thiên nhiên đến con người, từ cái bình thường đến cả cái bất thường của thời tiết ‘Yêu cả đường đi lối về’’.
+ Tình yêu đó được thể hiện bằng phương thức biểu cảm gián tiếp và trực tiếp : Tôi yêu Sài Gòn da diết – gió nhớ thương nắng ngọt ngào. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.
+ Niềm tự hào của tác giả về Sài Gòn mến yêu, về một thành phố trẻ hoài và đang độ ‘nõn nà’’ sinh sôi phát triển.
Câu 3.
a. Phong cách người Sài Gòn
- Đoàn kết yêu thương : Người Sài Gòn là người ở khắp bốn phương trời : Bắc, Trung, Nam, Khơ me, Hoa kiều về hội tụ không phân biệt nguồn gốc.
- Chân thành bộc trực : chân thành, bộc trực, tự nhiên nhiều lúc đến dễ dãi – còn ở các cô gái vẻ đẹp được thể hiện bằng vẻ đẹp đơn sơ, đôn hậu nhưng cũng không kém phần duyên dáng.
- Hiên ngang khí phách : Những lúc nghiêm trọng, những lúc sục sôi nhất của đất nước, người Sài Gòn không chút do dự dấn thân vào khó khăn nguy hiểm sẵn sàng hi sinh cả tính mạng.
- Rộng mở hào phóng : Người Sài Gòn sẵn sàng gian tay đón nhận người khắp mọi nơi về Sài Gòn sinh động lập nghiệp, dân số Sài Gòn đã leo lên tới 5 triệu.
b. Tình cảm và thái độ của tác giả.
Ở đoạn văn này nhà văn không dùng một từ Yêu nào, khác hẳn ở đoạn trên. Nhưng bằng những hình ảnh đẹp, những động từ, tính từ, đặc tả, gợi hình nhà văn vẫn bộc lộ biết bao yêu thương, lòng quý trọng và cả sự biết ơn đối với mảnh đất và con người Sài Gòn giản dị, chân thành, nhân hậu.
Câu 4. Để trả lời câu hỏi này, em học thuộc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
Trần Bảo Ngọc
05/08/2017 02:08:11
SÀI GÒN TÔI YÊU
(Minh Hương)


I. VỀ THỂ LOẠI
Cũng như Một thứ quà của lúa non: Cốm, văn bản Sài Gòn tôi yêu được viết theo thể tuỳ bút, có khác là Thạch Lam thì thể hiện xúc cảm về một sản vật giản dị, độc đáo mà giàu hương vị của đất nước còn Minh Hương lại miêu tả những nét riêng tạo nên phong cách và vẻ đẹp của một thành phố.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài tuỳ bút này thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn.
Bài văn gồm ba đoạn:
+ Đoạn1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến “leo lên hơn năm triệu”: Những cảm nhận và những lời bình luận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định một lần nữa tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
2. a) Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên, khí hậu đặc biệt của Sài Gòn:
- Tác giả miêu tả Sài Gòn qua nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng (nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt).
- Cảm nhận về sự đổi thay nhanh chóng, đột ngộ của thời tiết (trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh).
- Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong nhiều thời khắc khác nhau (đêm khuya, những giờ cao điểm, buổi sáng tinh sương).
b) Ngay ở phần này, chúng ta cũng có thể nhận thấy tình yêu nồng nhiệt thiết tha của tác giả đối với thành phố của mình. Nhờ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng của thành phố. Thậm chí ngay cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu. Để nhấn mạnh tình cảm của mình và thể hiện sự phong phú, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn, trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng rất thành công thủ pháp điệp từ và điệp cấu trúc câu.
3. Trong phần thứ hai của bài tuỳ bút, tác giả đã tập trung nói về con người Sài Gòn với những nét nổi bật về dân cư, phong cách:
Nhận xét về dân cư Sài Gòn, tác giả khẳng định: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn.
Nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị. Tác giả đã chứng minh những nhận xét ấy bằng thực tế hiểu biết về con người Sài Gòn của mình qua gần năm mươi năm. Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh hoạ qua hình ảnh của các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình, tươi tắn.
4. Qua bài văn, ta hiểu thêm nhiều phương diện về Sài Gòn, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá ở phương Nam của Tổ quốc. Đó là thành phố không chỉ lớn về diện tích, dân cư mà còn rất độc đáo về thời tiết, khí hậu, đặc biệt là về con người.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Bài văn được viết khá linh hoạt, đan xen những câu ngắn, câu dài, có khi sử dụng kết cấu trùng điệp: "Tôi yêu trong nắng sớm...", "Tôi yêu thời tiết trái chứng...", "Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn"... Muốn đọc lưu loát phải biết giữ giọng, giữ hơi, phải tập đọc nhiều lần để nắm được mạch văn, mạch cảm xúc của tác giả.
2. Sưu tầm những bài viết về vẻ đẹp và những nét đặc sắc của quê hương em trên các phương tiện báo chí, các tác phẩm văn học, địa lí,…
3. Đây là một đoạn văn biểu cảm. Hãy định hướng trước về cảm xúc và đối tượng (một nét đẹp nào đó của quê hương: một nghề truyền thống, một di tích, một danh lam, một cánh đồng,…), sau đó thiết lập một đoạn văn biểu cảm như vẫn thường làm.
2
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu

Hướng dẫn soạn bài

Bố cục:

   - Phần 1 (Từ đầu … tông chi họ hàng): ấn tượng chung và tình yêu với Sài Gòn.

   - Phần 2 (tiếp … hơn trăm triệu): cảm nhận, bình luận phong cách người Sài Gòn.

   - Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu tác giả với Sài Gòn.

Câu 1 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về phương diện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt, cư dân, phong cách người Sài Gòn.

Câu 2 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong đoạn 1 :

   a. Nét riêng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:

   - Nắng sớm, chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới mau tạnh; thời tiết thay đổi bất ngờ.

   - Cuộc sống sôi động lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và sáng sớm.

   b. Tác giả thể hiện tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, và niềm tự hào về thành phố mến yêu, trẻ hoài, đang độ “nõn nà”.

   Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.

Câu 3 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong đoạn 2 :

   - Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn: nơi hội tụ của cư dân tứ xứ nhưng đều là người Sài Gòn, con người chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đôn hậu, bất khuất, kiên cường.

   - Thái độ, tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.

Câu 4 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Đoạn cuối là kết luận tác giả bày tỏ chân thành tình yêu da diết, sâu đậm với đất, người Sài Gòn, mong ước về tình yêu các bạn trẻ dành cho Sài Gòn. Tất cả những điều kể, tả ở trên đều được kết lại trong những câu ngắn gọn ở đoạn cuối.

Câu 5 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Đặc sắc nghệ thuật biểu cảm của bài văn nằm ở sự chân thật, am hiểu tường tận, cảm nhận tinh tế khi gắn bó lâu ở Sài Gòn. Có kể, có tả nhưng cốt yếu vẫn ở cảm xúc. Giọng văn lúc như bày tỏ, lúc như khoe khoang, lại có lời bình, nhận xét.

Luyện tập

Câu 1 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Tùy vào quê hương mà mỗi người có thể tìm các bài viết khác nhau. Ở đây chúng tôi xin phép sưu tầm những bài viết về vẻ đẹp, đặc sắc của Hà Nội : Mùa xuân của tôi, Một thứ quà của lúa non: Cốm,…

Câu 2 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Đoạn văn tham khảo :

   Quê hương – âm hưởng thiêng liêng mà ai nghe qua cũng đọng lại cảm xúc. Quê hương tôi nằm bên con sông Đáy yêu thương. Nơi có những người nông dân chăm chỉ cày cấy, chăm chỉ ruộng đồng. Bố mẹ tôi, những người nông dân chân chất luôn dạy tôi phải biết chăm chỉ, phải cố gắng học tập để hiểu biết, để làm người. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là mảnh đất ruột thịt nuôi lớn tôi nên người. Tôi yêu quê bằng tất cả niềm kính trọng, yêu mến. Dòng sông quanh co ấy, rặng tre mát dịu, đồng lúa bất tận,…Ôi hình ảnh quê hương. Tôi sẽ không bao giờ quên mất quê hương mình, dù cho sau này tôi có đi xa.

1
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương

Câu 1:

Bài tuỳ bút này thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn.

Bài văn gồm ba đoạn:

    + Đoạn 1: Từ đầu đến "tông chi họ hàng": ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.

    + Đoạn 2: tiếp theo đến "leo lên hơn năm triệu": Những cảm nhận và những lời bình luận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn.

    + Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định một lần nữa tình yêu của tác giả với thành phố ấy.

Câu 2:

- Nét riêng về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn.

    + Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào mau tạnh.

    + Thời tiết thay đổi bất ngờ : 'đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh"

    + Cuộc sống sôi động của thành phố lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và buổi sáng tinh sương.

- Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn.

    + Đó là một tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, tác giả đã khẳng định 'Tôi yêu Sài Gòn da diết": yêu mọi không gian, mọi thời điểm, từ thiên nhiên đến con người, từ cái bình thường đến cả cái bất thường của thời tiết 'Yêu cả đường đi lối về".

    + Tình yêu đó được thể hiện bằng phương thức biểu cảm gián tiếp và trực tiếp: Tôi yêu Sài Gòn da diết – gió nhớ thương nắng ngọt ngào. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.

    + Niềm tự hào của tác giả về Sài Gòn mến yêu, về một thành phố trẻ hoài và đang độ 'nõn nà" sinh sôi phát triển.

Câu 3:

Trong phần thứ hai của bài tuỳ bút, tác giả đã tập trung nói về con người Sài Gòn với những nét nổi bật về dân cư, phong cách:

Nhận xét về dân cư Sài Gòn, tác giả khẳng định: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn.

Nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị. Tác giả đã chứng minh những nhận xét ấy bằng thực tế hiểu biết về con người Sài Gòn của mình qua gần năm mươi năm. Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh hoạ qua hình ảnh của các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình, tươi tắn.

Câu 4:

Qua bài văn, ta hiểu thêm nhiều phương diện về Sài Gòn, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá ở phương Nam của Tổ quốc. Đó là thành phố không chỉ lớn về diện tích, dân cư mà còn rất độc đáo về thời tiết, khí hậu, đặc biệt là về con người.

1
0
Nguyễn Thị Sen
07/04/2018 11:13:40

Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương

Câu 1:

Bài tuỳ bút này thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn.

Bài văn gồm ba đoạn:

    + Đoạn 1: Từ đầu đến "tông chi họ hàng": ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.

    + Đoạn 2: tiếp theo đến "leo lên hơn năm triệu": Những cảm nhận và những lời bình luận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn.

    + Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định một lần nữa tình yêu của tác giả với thành phố ấy.

Câu 2:

- Nét riêng về thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn.

    + Nắng sớm, buổi chiều gió lộng, những cơn mưa nhiệt đới ào ào mau tạnh.

    + Thời tiết thay đổi bất ngờ : 'đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt như thủy tinh"

    + Cuộc sống sôi động của thành phố lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và buổi sáng tinh sương.

- Tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn.

    + Đó là một tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, tác giả đã khẳng định 'Tôi yêu Sài Gòn da diết": yêu mọi không gian, mọi thời điểm, từ thiên nhiên đến con người, từ cái bình thường đến cả cái bất thường của thời tiết 'Yêu cả đường đi lối về".

    + Tình yêu đó được thể hiện bằng phương thức biểu cảm gián tiếp và trực tiếp: Tôi yêu Sài Gòn da diết – gió nhớ thương nắng ngọt ngào. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.

    + Niềm tự hào của tác giả về Sài Gòn mến yêu, về một thành phố trẻ hoài và đang độ 'nõn nà" sinh sôi phát triển.

Câu 3:

Trong phần thứ hai của bài tuỳ bút, tác giả đã tập trung nói về con người Sài Gòn với những nét nổi bật về dân cư, phong cách:

Nhận xét về dân cư Sài Gòn, tác giả khẳng định: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn.

Nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị. Tác giả đã chứng minh những nhận xét ấy bằng thực tế hiểu biết về con người Sài Gòn của mình qua gần năm mươi năm. Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh hoạ qua hình ảnh của các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình, tươi tắn.

Câu 4:

Qua bài văn, ta hiểu thêm nhiều phương diện về Sài Gòn, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá ở phương Nam của Tổ quốc. Đó là thành phố không chỉ lớn về diện tích, dân cư mà còn rất độc đáo về thời tiết, khí hậu, đặc biệt là về con người.

1
0
Đoàn Quỳnh
18/11/2018 16:15:32
Câu 1 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về phương diện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt, cư dân, phong cách người Sài Gòn.
Câu 2 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong đoạn 1 :
a. Nét riêng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:
- Nắng sớm, chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới mau tạnh; thời tiết thay đổi bất ngờ.
- Cuộc sống sôi động lúc cao điểm và tĩnh lặng lúc về khuya và sáng sớm.
b. Tác giả thể hiện tình yêu nồng nhiệt sâu sắc, và niềm tự hào về thành phố mến yêu, trẻ hoài, đang độ “nõn nà”.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.
Câu 3 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Trong đoạn 2 :
- Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn: nơi hội tụ của cư dân tứ xứ nhưng đều là người Sài Gòn, con người chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đôn hậu, bất khuất, kiên cường.
- Thái độ, tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.
Câu 4 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đoạn cuối là kết luận tác giả bày tỏ chân thành tình yêu da diết, sâu đậm với đất, người Sài Gòn, mong ước về tình yêu các bạn trẻ dành cho Sài Gòn. Tất cả những điều kể, tả ở trên đều được kết lại trong những câu ngắn gọn ở đoạn cuối.
Câu 5 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đặc sắc nghệ thuật biểu cảm của bài văn nằm ở sự chân thật, am hiểu tường tận, cảm nhận tinh tế khi gắn bó lâu ở Sài Gòn. Có kể, có tả nhưng cốt yếu vẫn ở cảm xúc. Giọng văn lúc như bày tỏ, lúc như khoe khoang, lại có lời bình, nhận xét.
Luyện tập Câu 1 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tùy vào quê hương mà mỗi người có thể tìm các bài viết khác nhau. Ở đây chúng tôi xin phép sưu tầm những bài viết về vẻ đẹp, đặc sắc của Hà Nội : Mùa xuân của tôi, Một thứ quà của lúa non: Cốm,…
Câu 2 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đoạn văn tham khảo :
Quê hương – âm hưởng thiêng liêng mà ai nghe qua cũng đọng lại cảm xúc. Quê hương tôi nằm bên con sông Đáy yêu thương. Nơi có những người nông dân chăm chỉ cày cấy, chăm chỉ ruộng đồng. Bố mẹ tôi, những người nông dân chân chất luôn dạy tôi phải biết chăm chỉ, phải cố gắng học tập để hiểu biết, để làm người. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là mảnh đất ruột thịt nuôi lớn tôi nên người. Tôi yêu quê bằng tất cả niềm kính trọng, yêu mến. Dòng sông quanh co ấy, rặng tre mát dịu, đồng lúa bất tận,…Ôi hình ảnh quê hương. Tôi sẽ không bao giờ quên mất quê hương mình, dù cho sau này tôi có đi xa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×