Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài tiếng gà trưa

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.529
4
2
Trần Đan Phương
01/08/2017 01:21:05
SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA CỦA XUÂN QUỲNH
Câu hỏi 1: Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?
Gợi ý:
Người chiến sĩ trong bài thơ với tâm hồn vô cùng nhạy cảm và tinh tế, chỉ bàng một tiếng gà trưa nhảy ố trên đường hành quân xa, đã gợi dậy trong tâm hồn người chiến sĩ những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.
Bài thơ có mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi: được bắt đầu từ tiếng gà trên đường hành quân, người chiến sĩ nghĩ đến hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, hình ảnh người bà với tình yêu như chắt chiu, chăm lo cho cháu và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ. Tiếng gà trưa đã đi vào cuộc chiến đấu của người lính, khắc sâu hơn tình cảm quê hương, đất nước nơi người lính.

Câu hỏi 2. Những hình ảnh và kĩ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì?
Gợi ý:
Bài thơ Tiếng gà trưa bằng việc gợi lại những kỉ niệm, tác giả đã thể hiện những tình cảm đầy thương mến của người chiến sĩ với tuổi thơ hồn nhiên trong sáng được sống trong vòng tay yêu thương của người bà đầy nhân hậu. Và giờ đây người cháu đã là một chiến sĩ đang đi vào mặt trận chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. Những hình ảnh, kỉ niệm trong tuổi thơ của cháu được gợi lên từ tiếng gà trưa:
- Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng với ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm tuổi thơ tò mò xem gà đẻ trứng bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà chắt chiu hết lòng lo cho cháu.
- Niềm vui và những ước mơ nhỏ bé của cháu có được bộ quần áo mới từ tiền bán gà của bà.
Như vậy đó là những kỉ niệm thân thương rất đáng trân trọng, rất đáng quý của bà và cháu.
Câu hỏi 3: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?
Gợi ý:
Trong rất nhiều kĩ niệm đáng nhớ về tuổi thơ của mình, hình ảnh người bà là hình ảnh ấn tượng nhất, sâu đậm nhất trong tâm hồn của người cháu.
+ Đó là sự tần tảo, chắt chiu của bà trong cảnh nghèo:
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối.
+ Bà đã dành trọn vẹn tình yêu thương để lo cho cháu:
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
+ Bà luôn bảo ban nhắc nhở, dù có trách mắng cũng xuất phát từ tình yêu thương cháu:
Có tiếng bà vần mắng:
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt.
Những kỉ niệm vô tư, hồn nhiên nhất trong thời thơ ấu của nhà thơ cho thấy tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà luôn hết mực lo lắng cho cháu và ngược lại cháu luôn kính trọng và biết ơn bà.
Câu hỏi 4: Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đối khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về sô" câu thơ trong mồi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?
Gợi ý:
- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả Xuân Quỳnh viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại (thơ tự do), điều này được thể hiện rất rõ qua sô tiếng, cách gieo vần và số câu trong mỗi dòng thơ:
Trong bài thơ có sự biến đổi khá linh hoạt, mỗi khổ thơ thường có 4 câu hoặc hơn 4 câu (khổ đầu 7 câu, khổ sau 6 câu); số tiếng trong mỗi câu thơ thường có 5 chữ nhưng cũng có câu ít hơn 5 chữ. VD: “Tiếng gà trưa”; gieo vần (khố 1) tác giả sử dụng vần liền (nhỏ- ổ), vần cách (xa-ta), câu thứ 5 bắt vần ở câu 4 (xa- trưa).
Những đặc điểm về hình thức như trên đã tạo nên sự uyển chuyến, linh hoạt cho bài thơ, giúp tác giả diễn đạt được những tình cảm tự nhiên với nhiều hình ảnh bình dị và chân thực.
- Câu thơ “Tiếng gà trưa” xuất hiện 4 lần ở đầu mỗi khổ thơ, có tác dụng như một sợi dây liên kết các hình ảnh trong mỗi kỉ niệm, vừa điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
LUYỆN TẬP
Bài tập. Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này.
Gợi ý:
Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Phạm Văn Phú
05/08/2017 02:10:11
TIẾNG GÀ TRƯA
(Xuân Quỳnh)


I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.
2. Tác phẩm
Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.
2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.
4. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Đọc chậm rãi, rõ ràng từng câu thơ, chú ý một số điểm nhấn đặc biệt:
- Những câu ba chữ ("Tiếng gà trưa") cần ngắt nghỉ lâu hơn.
- Điệp khúc "Này con gà mái mơ.... Này con gà mái vàng...", đọc nhấn vào những chữ "Này" để thể hiện sắc thái liệt kê như là những hình ảnh quen thuộc lướt qua nỗi nhớ của người chiến sĩ.
- Đoạn thơ cuối đọc bằng giọng truyền cảm, trữ tình (đọc nhẹ nhàng, hơi lên cao giọng như tiếng người cháu gọi bà).
2. Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ này?
Gợi ý:
- Tình cảm đó được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào?

- Tình cảm của bà có ý nghĩa gì đối với người chiến sĩ trên mặt trận? (người chiến sĩ chiến đấu vì ai? Vì cái gì?)
2
0
NoName.112962
26/11/2017 10:27:57
GIUP TOI . LAM ON TRINH BAY HO TOI TAT CA NHUNG CAU HOI LIEN QUAN DEN BAI THO TIENG GA TRUA (tiet 2)
1
0
NoName.122115
07/12/2017 20:47:01

1: Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

Tựa bài thơ là “Tiếng gà trưa”. Trong bài tha có bốn lần câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại. Câu thơ chỉ rõ ba chữ ở đầu các khổ thơ năm chữ.

Cứ mỗi lần lặp lại, câu thơ “Tiếng gà trưa" lại khơi dậy một hình ảnh kỉ niệm thời tuổi nhỏ. Câu thơ này không những liên kết các hình ảnh ấy mà còn điểm nhịp cho dòng cảm xúc trong bài thơ.

Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu cùng khắc sâu thâm tình của đất nước quê hương.

2. Những hình ảnh và kĩ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì?

Những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ được tiếng gà trưa gợi lại:

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng cho. Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới xênh xang có từ tiền bán gà. ứơc mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.

Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ nhất là tình cảm quý trọng yêu thương đối với bà của đứa cháu.

3: Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu:

Qua các từ ngữ và hình ảnh: Tay bà khum soi trứng. Dành từng quả chắt chiu “Bà lo đàn gà toi. Mong chờ đừng sương muối”. Đã nổi bật lên hình ảnh một người bà trong tâm trí của cháu. Đó là một người bà tảo tần chắt chiu trong cảnh nghèo khó, luôn dành dụm tình yêu thương chăm lo cháu chắt mót cuối năm bán gà may quần áo mới cho cháu mình. Bà không quên bảo ban nhắc nhở cháu nếu có la rầy trách mắng cháu thì chẳng qua cũng là vì tình yêu thương cháu.

Tình bà cháu ở đây qua những kỉ niệm thật thắm thiết và sâu nặng. Bà đùm bọc chắt chiu chăm lo cho cháu. Cháu lại yêu thương và trọn lòng kính trọng biết ơn bà.
4: Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đối khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

Bài ‘Tiếng gà trưa” làm theo thể 5 tiếng (ngũ ngôn) nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt, về cách gieo vần cũng thế, tác gịả dùng cả vần liền và vần cách. Các khổ thơ cũng có thể nhiều hơn bốn câu, số chữ trong câu cũng có thể ít hơn nên có nhiều dòng thơ chỉ có ba (Tiếng gà trưa).

Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài (bốn lần) ờ đầu các khổ thơ.

Mỗi lần nhắc lại, câu thơ Tiếng gà trưa lại gợi ra inột hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi nhỏ ngày xưa, nó vừa như sợi dây kết liền các hình ảnh ấy lại vừa như điểm nhịp cho đòng cảm xúc của nhân vât trữ tình trong bài thơ.

0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:07

Soạn bài: Tiếng gà trưa

Hướng dẫn soạn bài

Bố cục:

   - Phần 1 (Khổ 1): tiếng gà khơi dậy tình kí ức tuổi thơ.

   - Phần 2 (Khổ 2 – khổ 6): những kỉ niệm thơ ấu và người bà.

   - Phần 3 (khổ 7, 8): những suy nghĩ, giấc mơ người lính.

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa. Mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi. Từ tiếng gà cục tác đến những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hình ảnh người bà tần tảo, khắc sâu hình ảnh quê hương.

Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Những hình ảnh và kỉ niệm đã được gợi lại từ tiếng gà trưa :

   - Con gà mái mơ với ổ trứng.

   - Lần bị bà mắng vì nhìn gà đẻ.

   - Người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu.

   ⇒ Thể hiện sự trong sáng hồn nhiên của một đứa trẻ, cũng như tình cảm yêu quý, trân trọng của người cháu với bà.

Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan.

   - Tình cảm bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà tần tảo, chắt chiu lo cho cháu, cháu yêu thương, quý trọng, biết ơn bà.

Câu 4 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bài thơ viết theo thể 5 chữ linh hoạt, cách gieo vần cũng linh hoạt. Phần lớn là vần cách, có khi chỉ cần giữ âm điệu.

   - Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần ở câu mở đầu các khổ 2, 3, 4, 7. Điều này tạo nên điểm nhấn về cảm xúc, tạo sự liền mạch khiến hình ảnh thơ luôn da diết và nồng nàn.

Luyện tập

Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Tình cảm bà cháu trong bài thơ này thật đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó gắn sâu trong kí ức tuổi thơ người chiến sĩ. Do vậy, chỉ một tiếng gà cục tác giữa trưa mà bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ như ùa về. Mảng kí ức ấy gắn liền với người bà tần tảo, bình dị mà thiêng liêng.

0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Tiếng gà trưa

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

    + Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

    + Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

    + Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

0
0
Tô Hương Liên
07/04/2018 11:13:40

Soạn bài: Tiếng gà trưa

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

    + Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

    + Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

    + Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×