LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài vào phủ chúa Trịnh

6 trả lời
Hỏi chi tiết
2.082
0
0
Trần Bảo Ngọc
01/08/2017 01:31:50
Soạn bài vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác
I. Tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên). Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở rộng trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Ông để lại bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam. Tác phẩm ghi lại một cách chân thực cảm xúc của tác giả trong thời làm nghề y, qua đó bộc lộ đức độ của người thầy thuốc.
2. Tác phẩm
- Thượng kinh kí sự là tập kí sự bằng chữ Hán, viết năm 1782, hoàn thành một năm sau đó và được khắc in vào năm 1885. Tập kí sự này xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như là một quyển phụ lục. Thượng kinh kí sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Qua tác phẩm, chúng ta có thể thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
- Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. Đoạn trích trên có thể chia làm bốn đoạn nhỏ:
+ Đoạn 1: Quang cảnh trong phủ chúa (từ Mồng 1 tháng 2 đến như phủ đào nguyên thuở nào).
+ Đoạn 2: Cảnh xa hoa, tráng lệ trong phủ chúa từ khung cảnh đến sinh hoạt hàng ngày (từ Đi được vài trăm bước đến là không có dịp).
+ Đoạn 3: Thế trạng của Trịnh Cán (từ Đang dở câu chuyện đến đưa tôi ra “phòng chè” ngồi).
+ Đoạn 4: Tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác sau lần chữa bệnh cho thế tử (từ Một lát sau đến thường tình như thế).
II. Tìm hiểu đoạn trích
Câu 1. Bức tranh hiện thực trong phủ chúa Trịnh
- Khung cảnh và những hoạt động sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh được tác giả ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc miền quê lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới mẻ. Tác giả mặc dù là con nhà quan, vốn sinh trưởng ở chốn phồn hoa và từng biết nhiều nơi trong cung cấm, nhưng việc trong phủ chúa thì chỉ mới nghe nói.
- Quang cảnh của phủ chúa cực kì xa hoa, tráng lệ nhưng thâm nghiêm, nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa:
+ Muốn vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp.
+ Bên trong khuôn viên phủ chúa, người giữ cửa truyền báo rộn ràng người có việc quan qua lại như mắc cửi chô thấy chúa giữ một vị trí trọng yếu và có quyền tối thượng trong triều đình.
Câu 2. Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán
- Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán được khắc họa bằng những nét riêng, nhưng đồng thời mang ý nghĩa khái quát. Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. Dù thế tử chỉ là một đứa bé trẻ lên 5 – 6 tuổi, nhưng khi vào xem bệnh, thầy thuốc già phải quỳ lạy bốn lảy và khi xem mạch xong phải lạy bốn lạy nữa trước khi lui ra. Muốn xem thân thể của thế tử như thế nào để đoán bệnh thì phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.
- Sự tinh tế, sắc sảo trong việc miêu tả của tác giả kết tinh ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng gây ấn tượng như việc thế tử ngồi chễm chệ trên sập vàng để một cụ già phải quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: “Ông này lạy khéo!”.
Câu 3. Cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông.
- Tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác diễn biến vô cùng phức tạp trong thời gian chữa bệnh cho thế tử. Bản thân ông hiểu rõ bệnh tình của thế tử nhưng lại không muốn chữa có hiệu quả ngay vì sợ chúa tin dùng mình, bản thân mình sẽ dễ bị công danh trói buộc. Vì vậy, để tránh được điều mà mình không thích, ông chọn cách chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt. Nhưng trong suy nghĩ của ông lại hình thành một cách nghĩ khác vì làm như vậy sẽ trái lại y đức và lương tâm của người thầy thuốc. Hai lối suy nghĩ này mâu thuẫn, giằng co với nhau. Cuối cùng, lương tâm và phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng.
- Khi đã xác định cách thức chữa bệnh, Lê Hữu Trác thẳng thắn đưa ra quyết định và bảo vệ ý kiến của mình trước những thầy thuốc khác, dù quan Chán đường tỏ ý ngần ngại, nói đi nói lại mấy lần.
- Những chi tiết miêu tả việc chữa bệnh của Lê Hữu Trác chứng tỉ ông là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dày kinh nghiệm. Bên cạnh tài năng, ông còn chứng tỏ mình là một thầy thuốc có y đức, lương tâm. Hơn nữa, Lê Hữu Trác còn là một con người không tham danh lợi, quyền quý. Ông yêu thích sự tự do và cuộc sống thanh bạch, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù chứng kiến sự quyến rủ của cuộc sống vật chất giàu sang nhưng trước sau ông vẫn dửng dung không mảy may rung động, không hề bị cám dỗ.
- Quan điểm sống của Lê Hữu Trác đã gián tiếp cho thấy ông không đồng tình với việc hưởng thụ lạc thú xa hoa của những người nắm giữ vận mệnh dân tộc. Ý muốn “về núi” của Lê Hữu Trác đối lập hoàn toàn với quan điểm sống của gia đình chúa Trịnh và phần đông quan lại thời đó. Sự tương phản trong quan điểm sống được thể hiện qua việc đối lập giữa hình ảnh những thứ sơn son thiếp vàng, võng điều áo đỏ, đèn đuốc lấp lánh, hương hoa ngào ngạt… đặt bên cạnh cái thanh đạm, thuần khiết của một ông già áo vải ở nơi quê mùa.
Câu 4. Thái độ, tâm trạng và suy nghĩ của tác giả khi vào phủ chúa
- Qua việc miêu tả hiện thực sắc sảo và ghi chép lại những cảnh sinh hoạt trong phủ chúa, trong ta có thể thấy được phần nào thái độ của tác giả.
- Trước cảnh phủ chúa xa hoa, lộng lẫy, tấp nập kẻ hầu người hạ, tác giả đã đưa ra nhận xét: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn người thường. Tác giả cũng vịnh một bài thơ để tả hết cái sang trọng, vương giả trong phủ chúa như rèm châu, hiên ngọc, vườn ngự có hoa thơm, có chim biết nói, son vàng gác tía nghìn tầng, cửa có lính gác nghiêm ngặt… trong đó có lời khái quát: cả trời Nam sang nhất là đây.
- Trong chi tiết khi được mời ăn cơm, Lê Hữu Trác đã nhận xét: Mâm vàng, chén bạc, thức ăn toàn là của ngon vật lạ quý hiếm, tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia.
- Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính và lễ độ.
- Chúa Trịnh luôn luôn có phi tần chầu chực chung quanh. Tác giả không trực tiếp thấy mặt chúa, không trực tiếp nghe mệnh lệnh của chúa, mà mọi mệnh lệnh của chúa đều do quan Chánh đường truyền đạt lại. Khi xem bệnh xong, tác giả cũng không được phép trao đổi bệnh tình với chúa mà chỉ được viết tờ khai để quan Chán đường dân lên chúa. Quy định của nội dung nghiêm ngặt đến nỗi tác giả phải nín thở đứng chờ ở xa, khúm núm khi đén trước sạp xem mạch.
- Khi chuẩn đoán bệnh trạng của thế tự, tác giả kết luận: Chỉ vì thế tử ở trong chốn màn the trướng phủ lại ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi.
- Qua những chi tiết nêu trên, chúng ta có thể thấy, mặc dù khen sự sang trọng, đẹp đẽ, cao quý nơi phủ chúa nhưng tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống no đủ, dư thừa, tiện nghi nhưng lại thiếu sinh khí và đồng thời ông cũng biểu hiện thái độ dửng dung trước những quyến rũ vật chất.
Câu 5. Cách viết kí của Lê Hữu Trác
- Hứng thú mà người đọc cảm nhận đọc Vào phủ chúa Trịnh được tạo thành từ cách ghi chép sự việc, nghệ thuật khắc họa nhân vật, cách chọn lọc, sắp xếp những chi tiết, tình tiết, vừa miêu tả vừa nêu nhận xét, cách kể chuyện lôi cuốn, thú vị.
- Về nhân vật, ngoài những người mang họ Trịnh, các nhân vật khác, tuy quyền hành và phận sự khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ cùng dựa dẫm, nịnh bợ nhà chúa nhằm củng cố địa vị cá nhân. Các quan ngự y ngày đêm chầu chực để liệu phương thuốc chạy chữa cho Trịnh Cán, nhưng lại sợ trách nhiệm, chỉ theo ý của quan Chánh đường để ra toa. Ngay cả quan Chánh đường cũng không khá hơn, ông hoàn toàn đặt mọi hi vọng vào thế tử ốm yếu, bệnh hoạn. Tất cả những nhân vật này đếu có một điểm chung là làm thân phận tôi đòi, chim lòng cá chậu.
- Bên cạnh việc ghi chép sự việc và miêu tả nhân vật, cách chọn lọc, sắp xếp các chi tiết truyện và cách dẫn dắt tình tiết cũng rất phù hợ với thể loại: vừa tả thực, vừa mang lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ, đồng thời người viết vẫn diễn đạt được chủ ý của mình.
- Giọng văn kể chuyện khách quan, pha chút hài hước, tạo được sự thú vị cho người đọc: nín thở đứng chờ, bị sóc một mẻ, một chỗ tối om không có cửa ngõ gì cả…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Đan Phương
05/08/2017 02:41:22
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự)
Lê Hữu Trác
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thể loại: Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết.

2. Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc Yên Mĩ, Hưng Yên. Thượng kinh kí sự là tập kí sự bằng chữ Hán của ông. Tập kí ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn ngày 2 tháng 11 năm đó.
Tác giả đang sống cuộc sống ẩn dật ở quê mẹ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) thì có chỉ triệu ra Kinh chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Tác giả miễn cưỡng lên kinh. Ông đã ghi lại cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cả những tâm sự của bản thân trên đường đi. Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ mỉ quang cảnh Kinh đô và cảnh trong phủ chúa. Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ giao du của mình với công khanh nho sĩ chốn kinh thành. Ở kinh đô ông luôn thương nhớ và mong trở về quê hương. Cuối cùng ông lên đường trở về quê nhà với tâm trạng hân hoan, ung dung. Về đến nhà được vài ngày, ông nhận được tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong là thế đã bị kiêu binh giết chết.
3. Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích đặc sắc của tác phẩm. Nó đã thể hiện khá đầy đủ những nét riêng trong cách viết kí của Lê Hữu Trác. Đoạn trích đã tái hiện chi tiết hành trình tác giả vào phủ Chúa để khám bệnh cho thế tử. Thế nhưng nội dung kể chuyện không đơn giản là tường thuật một cuộc khám bệnh.
Qua đoạn trích, tác giả đã tái hiện một phần bộ mặt xã hội phong kiến Việt Nam thời kì vua Lê chúa Trịnh. Triều định phong kiến nhà Lê đã đến ngày suy vong. Và chốn phủ chúa cũng đầy biểu hiện bệnh hoạn.

II. RÈN KĨ NĂNG
1. Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác giả đã dùng 4 lần từ thánh chỉ, ba lần chữ thánh thượng, và một lần chữ thánh thể. Các từ này được dùng chỉ chúa Trịnh Sâm (thánh chỉ, thánh thượng), và thế tử Trịnh Cán (thánh thể). Từ thánh vốn chỉ được dùng để chỉ vua, người có quyền lực cao nhất thời phong kiến. Việc dùng từ này để chỉ chúa Trịnh, tác giả đã ngầm nói rằng nhà Trịnh đã quá lộng quyền. Tác giả dùng cách nói này để mỉa mai, châm biếm chúa Trịnh và sự bù nhìn bạc nhược của nhà Lê.
2. Đội quân phục vụ trong phủ chúa Trịnh vô cùng đông đảo, từ quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong, các vị lương y của sáu cung hai viện đến kẻ hầu người hạ, vệ sĩ, kẻ truyền tin… người đi rộn ràng đông hư mắc cửi. Sự đông đảo và nhộn nhịp của chốn phủ chúa cho thấy sự xa hoa, vượt bậc của chúa Trịnh. Một kinh thành với một cung vua một phủ chúa như thế đã gián tiếp phản ánh sự rối ren, phức tạp của xã hội Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh. Nó cũng cho thấy cuộc sống của nhân dân lao động dưới chế độ ấy khổ cực đến mức nào.
3. Tóm tắt lại đoạn tả cảnh tác giả vào khám cho thế tử, chú ý các chi tiết miêu tả đội quân phục vụ, khung cảnh phủ chúa những nơi tác giả đi qua, cảnh căn phòng ở của thế tử và cảnh khám bệnh. Đặc biệt chú ý đến những chi tiết miêu tả sự xa hoa quá mức của phủ chúa: cung điện, đồ dùng, cách bài trí… Đây là những chi tiết thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả.
4. Từ cổng phủ vào nơi ở của thế tử Cán, tác giả phải đi qua những nơi được canh gác rất nghiêm ngặt. Tác giả được đưa vào từ cửa sau. Trên đường vào, tác giả đã ghi lại rất cẩn thận, chi tiết khung cảnh chốn phủ chúa: qua mấy lần của rồi mới vào đến phủ, hành lang dài quanh co nối tiếp nhau, qua điếm Hậu mã, qua cửa lớn đến nhà Quyển bồng, tiếp tục qua cửa lại đến gác tía, đi qua năm sáu lần trướng gấm moiứ đén căn phòng “hương hoa ngào ngạt” của thế tử… Đó quả là một cung điện bề thế, lộng lẫy hơn cả chốn cung vua, thể hiện uy quyền vượt cả vua Lê của chúa Trịnh.
5. Thành công của đoạn trích phải kể đến giọng điệu kể chuyện rất kí sự của Lê Hữu Trác, đó là sự xen kẽ rất tự nhiên của lời kể và lời bình. Thông thường, kí là kết quả của sự kết hợp giữa tả cảnh và thể hiện tâm tư. Ở đây, tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc. Nhưng ngay trong giọng kể có vẻ khách quan ấy đã chứa đựng những đánh giá, bình luận thể hiện thái độ của người viết. Khi tả cảnh xa hoa, đông đúc của phủ chúa, tác giả viết: Tôi nghĩ bụng: Mình vỗn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc ở trong phủ chúa là mình mới chỉ nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chua sthực hẳn khác người thường!. Khi dự bữa cơm sáng, ông viết: Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia. Ddó là nhữung câu văn thâm thúy ẩn chứa sắc thái mỉa mai của người iết đối voiứ sự xa hoa quá mức của phủ chúa. Kí của Lê Hữu Trác là kết quả của sự quan sát tinh tế, bộc lộ thái độ một cách kín đáo nhưng sâu sắc. Đó là thể văn tự sự giàu chất trữ tình.

III. TƯ LIỆU THAM KHẢO
"… Khoảng năm Giáp Ngọ (1774), ất Mùi (1775) trong nước vô sự, Trịnh Sâm lưu ý về việc chơi đèn đuốc, thường ngự chơi các li cung ở trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy; việc xây dựng đình đài khởi làm luôn mãi. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ngự chơi cung Thụy Liên trên bờ Tây Hồ, binh lính dàn hầu quanh bốn mặt bờ hồ, các kẻ nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo đàn bà, dàn bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán.
Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hỗ tụng đại thần tùy ý ghé vào bờ mua bán các hóa vật như các cửa hàng buôn trong chợ. Cũng có lúc bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc, hay ngồi ở bóng cây bến đá nào đó, hòa vài khúc nhạc âm.
Thời ấy, phàm bao nhiêu những loài trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian đều cho thu lấy, không thiếu một thứ gì. Từng thấy lấy một cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng, phải một cơ binh mới khiêng nổi, lại phải bốn người đi kèm đều cầm gươm, cầm thanh la để đốc thúc quân lính khiêng cho có điều độ. Trong phủ chúa tùy chỗ mà điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết là cái triệu bất tường! Kẻ hoạn quan cung giáp lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dậm dọa. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khướu hay thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào lồng chim hay chậu cây. Đêm đến, các cậu trèo qua cung tường lẻn ra, sai bọn tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho (chủ nhà) cái tội đem dìm giấu các vật cung phụng để dọa dẫm lấy tiền. Nếu hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà hủy tường để khiêng ra. Các nhà giàu có bị vu cho là đem giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ hoặc đốt bỏ cây cảnh để tránh khỏi phải tai vạ. Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xóa thơm lừng, trước nhà trung đường có trồng hai cây lựu trắng và lựu đỏ kết quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi cả, cũng là vì cớ ấy."
(Phạm Đình Hổ – Việc cũ trong phủ chúa Trịnh)
1
0
Nguyễn Thu Hiền
05/08/2017 01:11:49
I.TÌM HIỂU CHUNG

1.Tác giả

a) Cuộc đời:

+ Người làng Liên Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương

Tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông ( Ông già lười ở đất Thượng Hồng) -> Lười làm quan, biếng danh lợi…

Gia đình có truyền thống hoc hành và thư cử đỗ đạt làm quan.

b) Sự nghiệp:

Ngoài tài chữa bệnh, ông còn là người soạn sách, truyền bá y học…
Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển biên soạn trong 60 năm được coi là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời Trung đại.

2. Tác phẩm “ Thượng kinh ký sự: ( 1782)

Là quyển cuối cùng trong bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh , đánh dấu sự phát triển của văn học ( Văn xuôi tiếng Việt, thể ký)

Tác phẩm ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả được mời vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán cho tới khi ông về lại Hương Sơn ..

3.Vị trí đoạn trích:

Đoạn trích ghi lại thời điểm: Sau khi ông vào kinh, đang tá túc tại nhà Quận Huy Hoàng Đình Bảo thì ông được mời vào phủ chúa Trịnh để xem bệnh cho Thế tử Cán. Đây là lần đầu tiên ông bước chân vào chốn thâm nghiêm này.

II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1) Quang cảnh, cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa
a) Quang cảnh trong phủ chúa

Cực kỳ lộng lẫy, tráng lệ, không đâu sánh bằng:

- Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm

-Những “ đại đường”, “Quyển bồng” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng

- Nội cung qua năm sáu lần trướng gấm với những trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt…

( màu sắc, đường nét, hương sắc của vườn cây, lầu son gác tía, mân vàng chén bạc, sơn hào hải vị…)

• Tác giả là con quan, đã từng nhiều lần vào tử cấm thành mà vẫn ngỡ ngàng trước quang cảnh nơi phủ chúa…

b) Cung cách sinh hoạt

-Cách nói năng:

+ Trịnh Sâm thì dùng từ thánh chỉ(4 lần), thánh thượng(3 lần)

+Trịnh Cán thì:Thánh thể(1lần)

+ Các chức sắc trong phủ: Quan chánh đường, các vị lương y, của sáu cung ba viện, kẻ truyền tinđông đảo nhộn nhịp.

+ Phủ chúa ra vào phải có thẻ; lương y khám bệnh cũng phải lạy bốn lạy , xin phép mới được cởi áo thế tử…

+ Xung quanh chúa là các cung tần phi nữ, trướng rủ màn che,

=> Thâm cung như âm cung, quyền uy tột đỉnh và xa hoa , trụy lạc

c)Thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa

Tác giả dửng dưng trước những những quyến rũ vật chất,cảnh sống xa hoa bởi nó được xây bằng xương máu của nhân dân…

+ Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ phè phỡn tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khíi tự do…

Tóm lại:
Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy : Sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy…

2) Thế tử Cán và thái độ con người Lê Hữu Trác:
a) Thế tử Cán:

Nơi thế tử ngự là nơi thâm nghiêm tối tăm ; bao quanh là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc…

+ Người đông nhưng im lặng, thiếu sinh khí.

+ Không khí lạnh lẽo tù túng

+ Hình hài : tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân xanh, chântay gầy gò, …nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức…mạch bị tế sác…âm dương đều bị tổn hại.”

Cuộc sống vật chất đầy đủ giàu sang nhưng phẩm chất tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng.Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu muc6 ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh Những năm cuối TK XVIII.

b) Thái độ, con người Lê Hữu Trác:

+Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dạn dày kinh nghiệm…

+ Bên cạnh tài năng, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ…

=> Đoạn trích cho ta thấy phẩm chất cao quý: Khinh thường danh lợi, quyền quý, yêu thích cuộc sống tự do thanh đạm chốn quê nhà.

3) Nét đặc sắc trong bút pháp của tác giả:

+Cách quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh tả người sinh động, không bỏ sót chi tiết nhỏ nào tạo nên cái thần của cảnh và việc.

+Cách kể diễn biến câu chuyện và sự việc khéo léo,lôi cuốn người đọc.
Giá trị hiện thực sâu sắc

III . Kết luận :

• Với lối viết theo thể ký, ghi chép lại những người thật việc thật, đoạn trích Vào phủ chúa trịnh giúp cho ta có được một tài liệu quý vào thời vua Lê chúa ,Trịnh mà cho tới naytoàn bộ di tích này hầu như đã biến mất.

• Qua cách miêu tả người tả cảnh rất khách quan, tác giả đã ngẩm phê phán kín đáo cảnh giàu sang xa hoa quyền uy ghê gớm của chúa Trịnhđồng thời thể hiện tâm hồn cao thượng, khát khao cuộc sống tự do không màng danh lợi của vị danh y Hải Thượng Lãn Ông.
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Vào phủ Chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)

I. Về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

   - Lê Hữu Trác (1724- 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên

   - Ông vừa là một danh y, vừa là một nhà văn và nhà thơ lớn.

2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự (Kí sự lên kinh) là tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phục lục. Tác phẩm được viết bằng thể kí sự - một thể loại văn học mới xuất hiện ở thế kỉ XVIII, ghi chép những câu chuyện, những sự việc có thực và tương đối hoàn chỉnh.

   Thượng kinh kí sự ghi lại những chuyện mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Tập kí sự tả lại quang cảnh kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và thế lực, quyền uy của nhà chúa. Câu chuyện kết thúc với việc Lê Hữu Trác được về lại quê nhà, trở về với cuộc sống tự do trong tâm trạng hân hoan để tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật.

   Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trinh Cán.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

* Đoạn trích vào phủ chúa Trịnh ghi lại một cách khá tỉ mỉ quang cảnh trong phủ chúa (được miêu tả từ ngoài → trong, từ bao quát đến cụ thể):

   - Rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gấm

   - Canh giữ nghiêm ngặt

   - Cảnh trí khác lạ: Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm...

   - Trong phủ là những đại đồng, quyền bổng, gác tía, kiệu son, mâm vàng chén bạc.

   - Nội cung thế tử có sập vàng, ghế rộng, nệm gấm, màn là...

=> Quang cảnh cực kỳ xa hoa, lộng lẫy.

* Cùng với sự xa hoa trong quang cảnh là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách:

   - Vào phủ phải có thánh chỉ, có lính chạy thét đường.

   - Trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo, người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi.

   - Trong cuộc tiếp kiến vị Đông cung thế tử, tất cả những lời lẽ nhắc đến chúa và thái tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ.

   - Chúa luôn phải có phi tần chầu chực, tác giả cũng không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan Chánh đường.

   - Thế tử ốm và lúc nào cũng có tới 7 - 8 thấy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên. Tuy mới chỉ được năm, sáu tuổi nhưng khi vào xem mạch lẫn khi ra, người thầy thuốc phải cúi lạy cung kính.

=> Đó là những nghi lễ, khuôn phép cho thấy sự cao sang, quyền quý đến tột cùng. Đồng thời cũng thấy được một cuộc sống xa hoa, hưởng lạc, sự lộng hành nơi phủ chúa.

* Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa:

   - Thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ con đường vào phủ chúa từ khi truyền lệnh cho tới khi y lệnh về chờ thánh chỉ → Phơi bày sự xa hoa, quyền thế nơi phủ chúa.

   - Thể hiện trực tiếp thông qua cách quan sát, những lời nhận xét và những lời bình giá của tác giả.

=> Tác giả tỏ thờ ơ, dửng dưng với cảnh giàu sang nơi phủ chúa. Đồng thời cũng kín đáo bộc lộ thái độ không đồng tình với cuộc sống quá đầy đủ, tiện nghi mà thiếu sinh khí.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất “đắt” thể hiện nổi bật nội giá trị hiện thực của tác phẩm:

   - Chi tiết đối lập: thế tử - một đứa bé - ngồi chễm trệ trên sập vàng cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ lạy. Để rồi “ngài” cười và ban cho một lời khen “rất trẻ con”: Ông này lạy khéo!

   - Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: “Đột nhiên thấy ông ta (quan Chánh đường) mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy...” → Gợi nên một khung cảnh ngột ngạt bởi son vàng → sự tù đọng và nhức nhối.

=> Đọc đến chi tiết này chúng ta có thể hiểu nguyên nhân căn bệnh của thái tử Cán. Một đứa trẻ còn quá nhỏ nhưng lại bị kìm kẹp nơi thâm cung thiếu sinh khí tự nhiên để sống.

Ngoài ra, truyện còn nhiều chi tiết khác rất độc đáo, sắc sảo để giúp người đọc thấy được cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa.

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Khi chuẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc cho thế tử, người đọc thể nhận thấy thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ sâu sắc của nhà văn.

   - Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông...

   - Khi đã quyết định chữa bênh cho thế tử, mặc dù ý kiến của ông trái với ý của nhiều người nhưng ông vẫn bảo vệ, giữ nguyên ý kiến.

=> Phẩm chất của người thầy thuốc:

   - Tác giả là một người có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng.

   - Là một người thầy thuốc giàu y đức, coi thường danh lợi, yêu thích nếp sống tự do, thanh đạm ở quê nhà.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Đặc sắc trong nghệ thuật viết kí sự của nhà văn được thể hiện ở những điểm sau:

   - Sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và sắc sảo; bút pháp tả cảnh sinh động.

   - Nội dung ghi chép trung thực.

   - Cách kể chuyện khôn khéo, lôi cuốn, hấp dẫn, đặc biệt là những chi tiết nhỏ có tính chất tạo nên cái thần của cảnh và việc.

III. Luyện tập

(trang 9 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1): So sánh đoạn trích ...

Điểm chung của đa số các tùy bút là giá trị hiện thực và thái độ của nhà văn trước hiện thực ấy. Tuy nhiên mỗi tùy bút lại có sự khác nhau trong cách bộc lộ thái độ của nhà văn truớc hiện thực; khác nhau trong việc lựa chọn các chi tiết nghệ thuật, cũng như cách thể hiện nghệ thuật.

0
0
Bạch Tuyết
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Vào phủ Chúa Trịnh

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa (được miêu tả từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể).

– Phải qua mấy lần cửa, vườn hoa đầy sắc hương và tiếng chim riu rít, những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau.

– Đến hậu mã – nơi quân Hậu mã chờ sẵn để chúa sai, cột và bao lươn lượn vàng, nhà "Đại đường" tất cả các cột và đồ dùng đều sơn son thiếp vàng…

– Vào nội cung, cảnh càng xa hoa tráng lệ: trường gấm, màn là, xập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt…

   Quang cảnh cực kì xa hoa, lộng lẫy. Tác giả đã ngâm lên bài thơ để diễn tả hết sự sang trọng, vương giả trong phủ chúa.

* Những nghi thức, cung cách sinh họat trong phủ chúa:

– Trong phủ có nhiều loại quan và người phục địch, người làm một nhiệm vụ.

– Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử phái hết sức cung kính.

– Thế tử chỉ là một đứa bé năm sáu tuổi, mạch xong lại lạy, 4 lạy nữa mới được lui ra. Muốn xem thân hình thế tử để chuẩn đoán bệnh phải có quan viện nội thần đến xin phép cởi áo cho thế tử…

– Tác giả vào đến nội cung không những không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan chánh đường.

-->Cảnh nội cung trang nghiêm phản ánh quyền uy tột bậc của nhà chúa.

* Cách nhìn của tác giả đối với đời sống nơi phủ chúa:

– Tác giả không bộc lộ trực tiếp thát độ nhưng qua việc chọn chi tiết để kể và tả, đôi lúc xen vào lời nhận xét khách quan, phần nào thấy được thái độ của ông:

    + Ông nhận xét cảnh xa hoa, lộng lẫy tấp nập ở phủ chúa "khác hẳn người thường" đến mức không tưởng tượng nổi, "khác nào ngư phủ đào nguyên thưa nào".

    + Được mời ăn cơm: tác giả nhận xét "toàn của ngon vật lạ"

    + Tác giả nhận xét nguyên nhân nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng, khác thường như vậy. Đó là cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ nhưng lại chẳng có tự do sinh khí.

Câu 2:

   Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất "đắt", thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm. Sự tinh tế và sắc sảo của tác giả đọng lại trong đoạn trích là ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất gây ấn tượng:

- Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán được khắc họa bằng những nét riêng, nhưng đồng thời mang ý nghĩa khái quát. Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. Dù thế tử chỉ là một đứa bé trẻ lên 5 – 6 tuổi, nhưng khi vào xem bệnh, thầy thuốc già phải quỳ lạy bốn lảy và khi xem mạch xong phải lạy bốn lạy nữa trước khi lui ra. Muốn xem thân thể của thế tử như thế nào để đoán bệnh thì phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.

- Sự tinh tế, sắc sảo trong việc miêu tả của tác giả kết tinh ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng gây ấn tượng như việc thế tử ngồi chễm chệ trên sập vàng để một cụ già phải quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: "Ông này lạy khéo!".

- Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: "Ở trong tối om, không có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy …". Có thể nói, đọc đến chi tiết này, nhiều người đã có thể cắt nghĩa được nguyên nhân căn bệnh của thái tử Cán. Một đứa trẻ còn quá nhỏ lại bị "giam hãm" nơi thâm cung không có ánh sáng ban ngày thì làm sao có được sinh lực tự nhiên để sống.

- Truyện còn có nhiều chi tiết khác cũng sắc sảo như vậy: chi tiết miêu tả nơi "Thánh thượng đang ngự" (có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt), rồi chi tiết miêu tả dụng cụ để ăn uống, … Lời văn của tác giả rất tự nhiên, không hề có chút cường điệu nào. Cũng chính vì thế mà việc hưởng lạc xa hoa của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc không cần thêm một lời bình luận nào.

Câu 3: Phẩm chất người thầy thuốc giỏi: tuy ông ở quê nhưng tiếng tăm của ông "như sấm bên tai các thầy thuốc giỏi ở trong cung. Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc. Chứng tỏ ông là người khinh thường danh lại.

– Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông…

-->Chứng tỏ ông là người có lương tâm, đức độ.

– Khi đã quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến trái với ý đa số thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo vệ giữ nguyên ý kiến. Chứng tỏ ông là người thầy thuốc già dặn kinh nghiệm và có bản lĩnh, có chính kiến.

Câu 4:

   Thành công của đoạn trích phải kể đến giọng điệu kể chuyện rất kí sự của Lê Hữu Trác, đó là sự xen kẽ rất tự nhiên của lời kể và lời bình. Thông thường, kí là kết quả của sự kết hợp giữa tả cảnh và thể hiện tâm tư. Ở đây, tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc. Nhưng ngay trong giọng kể có vẻ khách quan ấy đã chứa đựng những đánh giá, bình luận thể hiện thái độ của người viết. Khi tả cảnh xa hoa, đông đúc của phủ chúa, tác giả viết: "Tôi nghĩ bụng: Mình vỗn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc ở trong phủ chúa là mình mới chỉ nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực hẳn khác người thường!". Khi dự bữa cơm sáng, ông viết: Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia. Đó là những câu văn thâm thúy ẩn chứa sắc thái mỉa mai của người viết đối với sự xa hoa quá mức của phủ chúa. Kí sự của Lê Hữu Trác là kết quả của sự quan sát tinh tế, bộc lộ thái độ một cách kín đáo nhưng sâu sắc. Đó là thể văn tự sự giàu chất trữ tình.

0
0
Phạm Minh Trí
07/04/2018 11:22:54

Soạn bài: Vào phủ Chúa Trịnh

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa (được miêu tả từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể).

– Phải qua mấy lần cửa, vườn hoa đầy sắc hương và tiếng chim riu rít, những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau.

– Đến hậu mã – nơi quân Hậu mã chờ sẵn để chúa sai, cột và bao lươn lượn vàng, nhà "Đại đường" tất cả các cột và đồ dùng đều sơn son thiếp vàng…

– Vào nội cung, cảnh càng xa hoa tráng lệ: trường gấm, màn là, xập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt…

   Quang cảnh cực kì xa hoa, lộng lẫy. Tác giả đã ngâm lên bài thơ để diễn tả hết sự sang trọng, vương giả trong phủ chúa.

* Những nghi thức, cung cách sinh họat trong phủ chúa:

– Trong phủ có nhiều loại quan và người phục địch, người làm một nhiệm vụ.

– Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử phái hết sức cung kính.

– Thế tử chỉ là một đứa bé năm sáu tuổi, mạch xong lại lạy, 4 lạy nữa mới được lui ra. Muốn xem thân hình thế tử để chuẩn đoán bệnh phải có quan viện nội thần đến xin phép cởi áo cho thế tử…

– Tác giả vào đến nội cung không những không được thấy mặt chúa, tất cả chỉ làm theo lệnh và thông qua quan chánh đường.

-->Cảnh nội cung trang nghiêm phản ánh quyền uy tột bậc của nhà chúa.

* Cách nhìn của tác giả đối với đời sống nơi phủ chúa:

– Tác giả không bộc lộ trực tiếp thát độ nhưng qua việc chọn chi tiết để kể và tả, đôi lúc xen vào lời nhận xét khách quan, phần nào thấy được thái độ của ông:

    + Ông nhận xét cảnh xa hoa, lộng lẫy tấp nập ở phủ chúa "khác hẳn người thường" đến mức không tưởng tượng nổi, "khác nào ngư phủ đào nguyên thưa nào".

    + Được mời ăn cơm: tác giả nhận xét "toàn của ngon vật lạ"

    + Tác giả nhận xét nguyên nhân nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng, khác thường như vậy. Đó là cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc xa xỉ nhưng lại chẳng có tự do sinh khí.

Câu 2:

   Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất "đắt", thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm. Sự tinh tế và sắc sảo của tác giả đọng lại trong đoạn trích là ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất gây ấn tượng:

- Hình ảnh nhân vật Trịnh Cán được khắc họa bằng những nét riêng, nhưng đồng thời mang ý nghĩa khái quát. Thế tử bị bệnh có đến bảy tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. Dù thế tử chỉ là một đứa bé trẻ lên 5 – 6 tuổi, nhưng khi vào xem bệnh, thầy thuốc già phải quỳ lạy bốn lảy và khi xem mạch xong phải lạy bốn lạy nữa trước khi lui ra. Muốn xem thân thể của thế tử như thế nào để đoán bệnh thì phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.

- Sự tinh tế, sắc sảo trong việc miêu tả của tác giả kết tinh ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng gây ấn tượng như việc thế tử ngồi chễm chệ trên sập vàng để một cụ già phải quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: "Ông này lạy khéo!".

- Chi tiết tác giả đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: "Ở trong tối om, không có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy …". Có thể nói, đọc đến chi tiết này, nhiều người đã có thể cắt nghĩa được nguyên nhân căn bệnh của thái tử Cán. Một đứa trẻ còn quá nhỏ lại bị "giam hãm" nơi thâm cung không có ánh sáng ban ngày thì làm sao có được sinh lực tự nhiên để sống.

- Truyện còn có nhiều chi tiết khác cũng sắc sảo như vậy: chi tiết miêu tả nơi "Thánh thượng đang ngự" (có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt), rồi chi tiết miêu tả dụng cụ để ăn uống, … Lời văn của tác giả rất tự nhiên, không hề có chút cường điệu nào. Cũng chính vì thế mà việc hưởng lạc xa hoa của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc không cần thêm một lời bình luận nào.

Câu 3: Phẩm chất người thầy thuốc giỏi: tuy ông ở quê nhưng tiếng tăm của ông "như sấm bên tai các thầy thuốc giỏi ở trong cung. Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc. Chứng tỏ ông là người khinh thường danh lại.

– Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức, phụ lòng của cha ông…

-->Chứng tỏ ông là người có lương tâm, đức độ.

– Khi đã quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến trái với ý đa số thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo vệ giữ nguyên ý kiến. Chứng tỏ ông là người thầy thuốc già dặn kinh nghiệm và có bản lĩnh, có chính kiến.

Câu 4:

   Thành công của đoạn trích phải kể đến giọng điệu kể chuyện rất kí sự của Lê Hữu Trác, đó là sự xen kẽ rất tự nhiên của lời kể và lời bình. Thông thường, kí là kết quả của sự kết hợp giữa tả cảnh và thể hiện tâm tư. Ở đây, tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc. Nhưng ngay trong giọng kể có vẻ khách quan ấy đã chứa đựng những đánh giá, bình luận thể hiện thái độ của người viết. Khi tả cảnh xa hoa, đông đúc của phủ chúa, tác giả viết: "Tôi nghĩ bụng: Mình vỗn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc ở trong phủ chúa là mình mới chỉ nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực hẳn khác người thường!". Khi dự bữa cơm sáng, ông viết: Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia. Đó là những câu văn thâm thúy ẩn chứa sắc thái mỉa mai của người viết đối với sự xa hoa quá mức của phủ chúa. Kí sự của Lê Hữu Trác là kết quả của sự quan sát tinh tế, bộc lộ thái độ một cách kín đáo nhưng sâu sắc. Đó là thể văn tự sự giàu chất trữ tình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư