Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
429
0
0
Trần Bảo Ngọc
05/04/2018 18:10:56

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Đề 1: Người xưa có câu: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.

Gợi ý:

   - Theo các nhà nho, Thúy Kiều có những hành động ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến. Đó là cách đánh giá sai, bảo thủ, chỉ nhìn sự việc, con người một cách phiến diện.

   - Thực ra Kiều là một nhân vật đáng thương chứ không đáng trách. Vì chữ hiếu Kiều phải hi sinh hạnh phúc riêng và cả tương lai của mình: Kiều bán mình chuộc cha, lâm vào tình thế tuyệt vọng,...

   - Cuộc đời của Kiều lưu lạc đầy truân chuyên, đau khổ, hơn mười lăm năm lưu lạc ba lần phải sống tủi nhục ở chốn lầu xanh: “Hết nạn nọ đến nạn kia/ Thanh lâu hai lượt thanh y ba lần”.

   - Nguyên nhân: chính là do chế độ phong kiến tàn bạo gây nên, mặc dù Kiều cố vươn lên, thậm chí Kiều đã mấy lần tự tử để giải thoát cho bản thân nhưng vẫn không được.

   - Đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy được sự tàn ác, vô nhận đạo của chế độ phong kiến đối với con người, nhất là đối với người phụ nữ.

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?

   - Phân tích cuộc đời Chí Phèo qua các gia đoạn:

       + Chí Phèo sinh ra bị bỏ rơi trong một cái lò ghạch cũ, được mọi người truyền tay nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi Chí đi làm thuê cho nhà bá Kiến, Chí là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, lương thiện.

       + Chí Phèo bị bá Kiến ghen tuông rồi bị đẩy đi Tù, chính nhà tù thực dân đã biến Chí thành một “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại, Chí bị tha hóa cả về ngoại hình lẫn tính cách.

       + Sự xuất hiện của Thị Nở đã thức tỉnh phần người trong con người của Chí Phèo mà bấy lâu nay bị che lấp đi, Chí muốn được hưởng hạnh phúc, khao khát trở thành người lương thiện, muốn được sống tốt với mọi người.

       + Nhưng bi kịch vẫn đến với Chí Phèo, thị Nở đã từ chối tình yêu của Chí Phèo. Chí đã đâm chết bá Kiến và cũng tự kết liễu đời mình trong bế tắc.

→ Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở thành người liên thiện.

   - Nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo:

       + Nguyên nhân trực tiếp: Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ cường hào ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã biến những người hiền lành như Chí trở thành tên lưu manh, trở thành tay sai đắc lực cho chúng.

       + Nguyên nhân gián tiếp: xã hội thực dân phong kiến đã đẩy những nông dân vào đường cùng, họ không có lối thoát, không có sự lựa chọn. Để tồn tại trong môi trường ấy, họ buộc phải tự biến mình thành những tên lưu manh hóa, mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính.

Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Gợi ý

   Phân tích nhân vật Huấn Cao cần tập trung vào sự chuyển biến tâm lí của nhân vật trong sự phát triển của truyện.

   - Giai đoạn đầu: Khi viên quản ngục biệt đãi Huấn Cao, nhưng Huán Cao lại tỏ thái độ khinh bạc.

   - Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, đồng ý viết chữ tặng viên quản ngục và dặn dò viên quản ngục bằng những lời đầy tâm huyết.

=> Nhận xét: hai thái độ ở mỗi giai đoạn tuy khác nhau, nhưng đều hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh và nhân cách của nhân vật Huấn Cao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Đề bài tham khảo và Gợi ý làm bài

Đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh chị hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.

Soạn bài: | Soạn văn 11 hay nhất tại

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phép trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Phân tích cuộc đời nhân vật Chí Phèo qua các giai đoạn:

- Chí Phèo có tuổi thơ bất hạnh: mồ côi, phải đi ở rồi làm thuê cho nhiều gia đình ở trong làng. Hắn là một cố nông hiền lành, chăm chỉ, có những mơ ước giản dị và lương thiện.

- Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông rồi đẩy đi tù. Ra tù, Chí Phèo bị tha hóa cả ngoại hình lẫn tính cách. Hắn say triền miên. Hắn giao tiếp với mọi người bằng tiếng chửi. Thậm chí, từ kẻ thù, hắn trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những cuộc tranh chấp ở làng, ...

- Nhưng hắn chưa mất hẳn nhân tính. Tình yêu mộc mạc giản dị với thị Nở đã đánh thức con người lương thiện ở Chí. Hắn vùng lên giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình trong bế tắc.

- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo: do hắn phải sống trong môi trường "quần ngư tranh thực". Nạn nhân của sự tranh chấp giữa các phe cánh phong kiến chính là những người dân hiền lành như Chí. Môi trường xã hội phi nhân tính đã đẻ ra những con người như Chí Phèo.

- Khẳng định: Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ cường hào ở nông thôn trước kia.

Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Tâm lí Huấn Cao chuyển biến qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Viên quản ngục tỏ thái độ biệt đãi Huấn Cao. Huấn Cao từ chối bằng việc sự miệt thị, bực tức.

Các em có thể dựa vào đoạn trích "... Rồi đến một hôm ... Ta chỉ muốn có một điều: là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".

Phân tích thái độ và lời nói của quản ngục; phân tích thái độ tâm lí của Huấn Cao trong lời đáp lại quản ngục; vì sao Huấn Cao lại có thái độ như vậy? Thái độ đó có hợp với hoàn cảnh và tính cách nhân vật không?)

- Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm nhận được "tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của quản ngục, mặc dù trong hoàn cảnh đề lao tù túng, ẩm thối nhưng Huấn Cao vẫn viết chữ tặng quản ngục và khuyên bảo những lời tâm huyết.

(Các em có thể dựa vào đoạn: "... Một người tù cổ đeo gông ... ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".

Phân tích cử chỉ, lời nó của Huấn Cao đối với quản ngục. Thái độ và lời nói của Huấn Cao đối với quản ngục ở đoạn này hoàn toàn khác trước - Vì sao?)

- Rút ra nhận xét: Thái độ của Huấn Cao ở hai giai đoạn tuy khác nhau, nhưng hợp lí, hợp hoàn cảnh, làm nổi bật nhân cách Huấn Cao: Một con người vừa cao ngạo, bất khuất vừa tài hoa, chân tình, biết trân trọng những tấm lòng tốt trong thiên hạ, biết đề cao thiên lương đẹp đẽ của con người.

0
0
Trần Bảo Ngọc
05/04/2018 17:08:15

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Đề 1: (trang 16 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Trong một bức thư bàn về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

   Gợi ý:

   - Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu: bày tỏ quan niệm về văn chương chân chính.

   - Loại văn chương “đáng thờ” là văn chương “chuyên chú ở con người”, là văn chương hướng đến phục vụ cuộc sống của con người.

   - Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn Siêu:

       + Đó là ý kiến giàu sức thuyết phục bởi thời đại nào văn chương cũng phải xuất phát từ đời sống và cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác cần phục vụ cuộc sống của con người.

       + Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Hình thức và nội dung cần có sự tương xứng. Nghệ thuật giúp nội dung trở nên hấp dẫn và đặc sắc hơn.

Đề 2: (trang 17 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Buy – phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

   Gợi ý:

   - Giải thích khái niệm “Phong cách”: là khái niệm dùng để chỉ những lối sống, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động... tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó.

   - Trong văn học, phong cách chỉ những nét độc đáo của riêng mỗi nhà văn thể hiện trong văn học.

   - Phong cách được thể hiện trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.

       + Về nội dung: bao gồm những quan niệm về cuộc sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề...

       + Về nghệ thuật: phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, lựa chọn ngôn ngữ...

   - Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình.

   - Giữa phong cách của mỗi tác giả có mối quan hệ chặt chẽ tới bản thân cá tính mỗi tác giả. Trong văn học, phong cách được thể hiện sinh động như một thực thể bộc lộ những quan niệm cá nhân về văn học.

Đề 3: (trang 17 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ – ruy – e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”.

   - Giải thích ý kiến của La Bơ – ruy – e: đưa ra quan niệm về tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học, đó là dựa vào giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

   - Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: “nâng cao tinh thần”, “gợi những tình cảm cao quý và can đảm”.

   → Hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

0
0
Phạm Văn Phú
05/04/2018 17:08:16

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Đề bài tham khảo và gợi ý làm bài

Đề 1: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

Bài làm cần có các nội dung sau:

- Phân tích lí giải hai loại văn chương: "Chỉ chuyên chú ở văn chương" và loại "Chuyên chú ở con người".

   + Thế nào là văn chương "Chỉ chuyên chú ở văn chương"?

Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người, không có trách nhiệm đối với xã hội.

   + Thế nào là văn chương "chuyên chú ở con người"?

Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.

- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn siêu:

   + Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?

NVS muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.

- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như NVS.

Đề 2: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: "Phong cách chính là người." Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Cần lưu ý những ý chính sau:

- Phong cách chính là nét độc đáo và phần đóng góp riêng của nhà văn cho đời sống văn học.

- Phong cách bao gồm cả phương diện nội dung và nghệ thuật:

   + Độc đáo về nội dung thể hiện ở quan niệm về cuộc sống và con người từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, cách lí giải những vấn đề về cuộc sống và con người ... .

   + Độc đáo về nghệ thuật thể hiện ở phương thức biểu hiện, ở việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, sử dụng ngôn ngữ ... .

- Điều thú vị khi đọc tác phẩm văn học là phát hiện được những nét độc đáo trong phong cách của mỗi nhà văn.

Đề 3: Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra".

Cần làm rõ một số ý sau:

- Tiêu chí để đánh giá một tác phẩm hay, theo La Bơ-ruy-e, là giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

- Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: "Nâng cao tinh thần", gợi: "Những tình cảm cao quí và can đảm" của con người.

Một số Đề bài tham khảo và gợi ý làm bài khác

Đề 1: Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là "Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn". Anh (Chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên.

Cần nêu được một số ý sau:

- Sử thi và lãng mạn là gì?

- Vì sao văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám lại "Chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn"?

(Dựa vào những nội dung đã trình bày trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.)

   + Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã thể hiện trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám như thế nào? (Cần dẫn ra và phân tích được đặc điểm sử thi và lãng mạn qua nhiều tác phẩm thơ và văn xuôi đã được học ở SGK ngữ vănlớp 9: Làng (Kim Lân), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) ... còn lại chủ yếu là những tác phẩm thơ và văn xuôi trong chương trình 12: Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) ... .)

   + Bình luận về tác dụng của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

Đề 2: Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người? Liên hệ thực tế văn học.

Cần nêu được một số ý sau:

- Thế nào là văn học chân chính:

   + Phản ánh cuộc sống của con người.

   + Phải góp phần đấu tranh cải tạo xã hội, đặc biệt là tác động sâu sắc đến tâm hồn tình cảm con người, bồi đắp cho tâm hồn con người trở nên trong sáng phong phú và sâu sắc hơn.

- Vì sao văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người?

   + Văn học chân chính tố cáo xã hội bóc lột đã đẩy con người vào trạng thái phi nhân tính và kêu gọi đấu tranh để thay đổi hoàn cảnh xã hội,làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn đối với con người. (Dẫn ra và phân tích một số tác phẩm của Nam Cao: Sống mòn, Chí Phèo ...)

   + Văn học chân chính đề cập trực tiếp đến những vấn đề nhân sinh quan: Thái độ trước lẽ sống và cái chết, thái độ lựa chọn con đường đi trong cuộc đời, đấu tranh cho một lí tưởng cao đẹp, cho cuộc sống có ý nghĩa (Từ ấy - Tố Hữu, Nhật kí trong tù - Hồ Chí minh.)

   + Những hình tượng mang tính chất gợi cảm, nhất là hình tượng thơ tác động mạnh mẽ vào tình cảm người đọc truyền cho người đọc có một tình yêu mãnh liệt đối với cái đẹp, cái cao cả (Hình tượng Bác Hồ trong bài "Bác ơi!" - Tố Hữu ...), đồng thời kích thích ở con người thái độ căm ghét cái xấu, sự tàn ác ... (Truyện Kiều - Nguyễn Du ...)

   + Văn học chân chính giúp ta nhận thức về xã hội và thế giới tự nhiên nhưng chủ yếu là tự nhận thức, giúp con người tự cải tạo và hoàn thiện đạo đức, nhân cách, làm cho con người sống tốt đẹp hơn .

0
0
Trần Bảo Ngọc
07/04/2018 11:22:58

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Đề bài tham khảo và Gợi ý làm bài

Đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh chị hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên.

Soạn bài: | Soạn văn 11 hay nhất tại

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phép trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Phân tích cuộc đời nhân vật Chí Phèo qua các giai đoạn:

- Chí Phèo có tuổi thơ bất hạnh: mồ côi, phải đi ở rồi làm thuê cho nhiều gia đình ở trong làng. Hắn là một cố nông hiền lành, chăm chỉ, có những mơ ước giản dị và lương thiện.

- Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông rồi đẩy đi tù. Ra tù, Chí Phèo bị tha hóa cả ngoại hình lẫn tính cách. Hắn say triền miên. Hắn giao tiếp với mọi người bằng tiếng chửi. Thậm chí, từ kẻ thù, hắn trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những cuộc tranh chấp ở làng, ...

- Nhưng hắn chưa mất hẳn nhân tính. Tình yêu mộc mạc giản dị với thị Nở đã đánh thức con người lương thiện ở Chí. Hắn vùng lên giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình trong bế tắc.

- Nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo: do hắn phải sống trong môi trường "quần ngư tranh thực". Nạn nhân của sự tranh chấp giữa các phe cánh phong kiến chính là những người dân hiền lành như Chí. Môi trường xã hội phi nhân tính đã đẻ ra những con người như Chí Phèo.

- Khẳng định: Chí Phèo là nạn nhân của bọn địa chủ cường hào ở nông thôn trước kia.

Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Tâm lí Huấn Cao chuyển biến qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: Viên quản ngục tỏ thái độ biệt đãi Huấn Cao. Huấn Cao từ chối bằng việc sự miệt thị, bực tức.

Các em có thể dựa vào đoạn trích "... Rồi đến một hôm ... Ta chỉ muốn có một điều: là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây".

Phân tích thái độ và lời nói của quản ngục; phân tích thái độ tâm lí của Huấn Cao trong lời đáp lại quản ngục; vì sao Huấn Cao lại có thái độ như vậy? Thái độ đó có hợp với hoàn cảnh và tính cách nhân vật không?)

- Giai đoạn sau: Huấn Cao cảm nhận được "tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của quản ngục, mặc dù trong hoàn cảnh đề lao tù túng, ẩm thối nhưng Huấn Cao vẫn viết chữ tặng quản ngục và khuyên bảo những lời tâm huyết.

(Các em có thể dựa vào đoạn: "... Một người tù cổ đeo gông ... ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cùng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".

Phân tích cử chỉ, lời nó của Huấn Cao đối với quản ngục. Thái độ và lời nói của Huấn Cao đối với quản ngục ở đoạn này hoàn toàn khác trước - Vì sao?)

- Rút ra nhận xét: Thái độ của Huấn Cao ở hai giai đoạn tuy khác nhau, nhưng hợp lí, hợp hoàn cảnh, làm nổi bật nhân cách Huấn Cao: Một con người vừa cao ngạo, bất khuất vừa tài hoa, chân tình, biết trân trọng những tấm lòng tốt trong thiên hạ, biết đề cao thiên lương đẹp đẽ của con người.

0
0
Phạm Minh Trí
07/04/2018 11:24:45

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Đề bài tham khảo và gợi ý làm bài

Đề 1: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

Bài làm cần có các nội dung sau:

- Phân tích lí giải hai loại văn chương: "Chỉ chuyên chú ở văn chương" và loại "Chuyên chú ở con người".

   + Thế nào là văn chương "Chỉ chuyên chú ở văn chương"?

Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người, không có trách nhiệm đối với xã hội.

   + Thế nào là văn chương "chuyên chú ở con người"?

Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.

- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn siêu:

   + Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?

NVS muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.

- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như NVS.

Đề 2: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: "Phong cách chính là người." Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Cần lưu ý những ý chính sau:

- Phong cách chính là nét độc đáo và phần đóng góp riêng của nhà văn cho đời sống văn học.

- Phong cách bao gồm cả phương diện nội dung và nghệ thuật:

   + Độc đáo về nội dung thể hiện ở quan niệm về cuộc sống và con người từ việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, cách lí giải những vấn đề về cuộc sống và con người ... .

   + Độc đáo về nghệ thuật thể hiện ở phương thức biểu hiện, ở việc lựa chọn các thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, sử dụng ngôn ngữ ... .

- Điều thú vị khi đọc tác phẩm văn học là phát hiện được những nét độc đáo trong phong cách của mỗi nhà văn.

Đề 3: Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra".

Cần làm rõ một số ý sau:

- Tiêu chí để đánh giá một tác phẩm hay, theo La Bơ-ruy-e, là giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

- Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: "Nâng cao tinh thần", gợi: "Những tình cảm cao quí và can đảm" của con người.

Một số Đề bài tham khảo và gợi ý làm bài khác

Đề 1: Nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là "Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn". Anh (Chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên.

Cần nêu được một số ý sau:

- Sử thi và lãng mạn là gì?

- Vì sao văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám lại "Chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn"?

(Dựa vào những nội dung đã trình bày trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.)

   + Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã thể hiện trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám như thế nào? (Cần dẫn ra và phân tích được đặc điểm sử thi và lãng mạn qua nhiều tác phẩm thơ và văn xuôi đã được học ở SGK ngữ vănlớp 9: Làng (Kim Lân), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) ... còn lại chủ yếu là những tác phẩm thơ và văn xuôi trong chương trình 12: Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) ... .)

   + Bình luận về tác dụng của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

Đề 2: Vì sao có thể nói văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người? Liên hệ thực tế văn học.

Cần nêu được một số ý sau:

- Thế nào là văn học chân chính:

   + Phản ánh cuộc sống của con người.

   + Phải góp phần đấu tranh cải tạo xã hội, đặc biệt là tác động sâu sắc đến tâm hồn tình cảm con người, bồi đắp cho tâm hồn con người trở nên trong sáng phong phú và sâu sắc hơn.

- Vì sao văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con người?

   + Văn học chân chính tố cáo xã hội bóc lột đã đẩy con người vào trạng thái phi nhân tính và kêu gọi đấu tranh để thay đổi hoàn cảnh xã hội,làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn đối với con người. (Dẫn ra và phân tích một số tác phẩm của Nam Cao: Sống mòn, Chí Phèo ...)

   + Văn học chân chính đề cập trực tiếp đến những vấn đề nhân sinh quan: Thái độ trước lẽ sống và cái chết, thái độ lựa chọn con đường đi trong cuộc đời, đấu tranh cho một lí tưởng cao đẹp, cho cuộc sống có ý nghĩa (Từ ấy - Tố Hữu, Nhật kí trong tù - Hồ Chí minh.)

   + Những hình tượng mang tính chất gợi cảm, nhất là hình tượng thơ tác động mạnh mẽ vào tình cảm người đọc truyền cho người đọc có một tình yêu mãnh liệt đối với cái đẹp, cái cao cả (Hình tượng Bác Hồ trong bài "Bác ơi!" - Tố Hữu ...), đồng thời kích thích ở con người thái độ căm ghét cái xấu, sự tàn ác ... (Truyện Kiều - Nguyễn Du ...)

   + Văn học chân chính giúp ta nhận thức về xã hội và thế giới tự nhiên nhưng chủ yếu là tự nhận thức, giúp con người tự cải tạo và hoàn thiện đạo đức, nhân cách, làm cho con người sống tốt đẹp hơn .

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×