Tự do kinh doanh về thực chất là khả năng của chủ thể được thực hiện những hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ kinh doanh dưới những hình thức thích hợp với khả năng vốn, khả năng quản lý của mình nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, khả năng này có được đảm bảo thực hiện hay không và cơ sở nào để bảo đảm thực hiện nó là điều có ý nghĩa quan trọng. Chắc chắn trong bất cứ nền kinh tế hàng hóa nào cũng không thiếu các chủ thể muốn được kinh doanh một cách tự do. Ngay cả trong nền kinh tế kế hoạch tập trung của chúng ta trước đây cũng có không ít người muốn tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp dịch vụ nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, trong các xã hội khác nhau thì mức độ đảm bảo việc thực hiện nhu cầu này lại rất khác nhau. Điều này tùy thuộc vào hệ thống pháp luật và khả năng của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi pháp luật, đặc biệt là những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tự do kinh doanh. Rõ ràng, hệ thống pháp luật của quốc gia có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Sự khác nhau về tính toàn diện, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thông thường, những nơi có hệ thống pháp luật minh bạch, có hiệu lực là những nơi có thể thu hút được các nguồn đầu tư cho sự phát triển kinh tế. Vậy, điều gì ẩn trong mối liên hệ giữa quyền tự do kinh doanh và pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng? Muốn trả lời câu hỏi này, cần phải xác định vai trò đặc biệt của pháp luật trong việc khẳng định tự do kinh doanh và mối liên hệ giữa pháp luật với các đòi hỏi của tự do kinh doanh.
Những vấn đề lưu ý sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động của công ty
Sau khi thành lập công ty thì có một số điểm quan trọng cần làm ngay như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên một trong các tờ báo báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp (Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2005);
2. Treo biển tại trụ sở của Công ty;
3. Lập sổ sách Kế toán của Doanh nghiệp;
4. Kê khai thuế và nộp thuế môn bài với chi cục thuế nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thuế môn bài là loại thuế đánh vào mọi doanh nghiệp kinh doanh và thuế theo hàng năm.