Tháng 8 - 1945, ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đó ách thống trị thực dân.
Ngày 17-8 -1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a. Ngày 19 - 8 - 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 8 - 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 -10 -1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền.
Nhân dân các nước Mã Lai (nay là Ma-lai-xi-a), Miến Điện (nay là Mi-an-ma) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh, chống ách chiếm đóng cửa phát xít Nhật.
Nhưng ngay sau đó, nhiều dân tộc Đông Nam Á Lại phải cầm súng tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam... Ở nhiều nơi khác, trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc Mĩ, Anh đã trao trả độc lập cho Phi-líp-pin (7 - 1946), Miến Điện (1- 1948), Mã Lai (8 - 1957). Như thế cho tới giữa những Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập dàn tộc...
Cũng từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực. Tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực Thái Lan và Phi-líp-pin đã tham gia vào tổ chức này. Tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang hai nước Lào và Cam-pu-chia.
Trong thời kì này, In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hoà bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.
Như thế, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hoá trong đường lối đối ngoại.