LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày nội dung của Hiệp ước Pa-tơ-nét? Trình bày chính sách văn hóa, kinh tế, giáo dục trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

Câu 1: Trình bày nội dung của Hiệp ước Pa-tơ-nét?
Câu 2: Trình bày chính sách văn hóa, kinh tế, giáo dục trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Câu 3: Hãy trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858-1873?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.002
1
2
Phương Như
28/04/2019 19:46:37
Câu 3: Hãy trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858-1873?
=> 1. Chiến sự Đà Nẵng trong những năm 1858 -1859
  • Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
    • Nguyên nhân sâu xa:
      • CNTB phát triển mạnh-> nhu cầu tìm kiếm thị trường
      • Phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi
    • Nguyên nhân trực tiếp : Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô.
  • Chiến sự tại Đà Nẵng:
    • Về phía Pháp :
      • Chiều31/8/1858 liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam
      • 1/9/1858 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng
    • Về phía ta: Nguyễn Tri Phương kết hợp với nhân dân thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống
  • Kết quả : Làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp . Sau 5 tháng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859
a. Tình hình chiến sự ở Gia Định
  • Nguyên nhân Pháp đánh Gia Định: Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng.
  • Diễn biến :
    • Về phía Pháp :
      • Ngày 9/2/1859 Pháp tập trung quân ở Vũng Tàu .
      • Ngày 17/2/1859 tấn công thành Gia Định .
      • Ngày 25/10/1860 Pháp tập trung lực lương mở rộng việc đánh chiếm Gia Định .
      • Ngày 24/2/1861 Đại đồn Chí Hoà thất thủ
    • Về phía triều đình : Chống Pháp không kiên quyết, không nắm thời cơ để hành động với đường lối “Thủ để hoà”.
  • Kết quả : Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
b. Hiệp ước 5/6/1862
  • Thoả thuận cắt 3 tỉnh miền đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp
  • Bồi thường chiến phí chiến tranh 4 triệu đô la cho Pháp
  • Mở 3 cửa biển đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp –Tây Ban Nha vào buôn bán
  • Pháp trả tỉnh Vĩnh Long khi nhân dân thôi chống Pháp
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
  • Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình đánh giặc.
  • Tại Gia Đình và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.
  • Tiêu biểu:
    • Ngày 10/2/1861 nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét – Pê – răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
    • Khởi nghĩa của Trương Định làm cho địch thất điện bát đảo.
=>Phong trào phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, lan rộng thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc.
2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì
a. Triều đình
  • Tập trung lực lượng đàn áp, cản trở các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
  • Thương lượng với Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền đông Nam kì.
b. Thực dân Pháp
  • Tháng 6/1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kì ( Vĩnh Long , An Giang , Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
c. Nhân dân 6 tỉnh Nam kì.
  • Nhân dân Nam kì nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi.
  • Nhiều trung tâm kháng chiến được lập : Đồng Tháp , Tây Ninh..
  • Dùng thơ ,văn để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phương Như
28/04/2019 19:50:17
Câu 2: Trình bày chính sách văn hóa, kinh tế, giáo dục trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
1
3
Phương Như
28/04/2019 19:51:27
Câu 1: Trình bày nội dung của Hiệp ước Pa-tơ-nốt?
=> Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp
Sau khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế lục đục, các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi trong thời gian ngắn. Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai Patenôtre - Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn
Hầu hết nội dung các điều khoản trong bản hoà ước mới này không khác nhiều so với bản hoà ước Quý Mùi (Harmand) ký năm 1883, tuy nhiên có thêm hai điều khoản mới:
• Chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
• Trả các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ hoàn lại cho Trung kỳ.
1
0
Song Song
06/05/2019 22:03:49
Chính sách kinh tế:
-Nông nghiệp:+ Thực dân pháp đẩy mạnh chiếm đoạt ruộng đất.
+Chúng áp dụng phương pháp bóc lột theo kiểu phát canh thu tô
-Công nghiệp:
+Tập trung vào khai thác than và kim loại
+Ngoài ra, chúng còn sản xuất xi măng, gạch ngói, lúa gạo, rượu, đường...
-Giao thông vận tải được tăng cường để bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
-Thương nghiệp: +các hàng hóa bị đánh thuế rất cao, trong khi hàng hóa của pháp không bị đánh thuế
+Nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện.
-Chính sách văn hóa, giáo dục: Pháp vẫn duy trì giáo dục thời phong kiến. Tuy nhiên, có thêm môn tiếng pháp và mở thêm nhiều trường học, tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư