Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:
1. Tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
* Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (tr72 Thái Lan ).
* Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do :
+ Chính sách khai thác bóc lột của các nước đế quốc sau chiến tranh .
+ Anh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
* Nhận xét về phong trào độc lập ở Đông Nam Á:
+ Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo hướng dân chủ tư sản.
+ Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Các Đảng Cộng sản thành lập như In đô nê xia ( 1920) ;Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi líp pin 1930 …đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc …(Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 )
+ Phong trào dân chủ tư sản đã xuất hiện chính đảng hay phong trào có tổ chức và có ảnh hưởng rộng lớn .
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á
Diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức:
+ Tại Đông Dương:
- Lào: khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901-1936).
- Cam pu chia: 1918-1920-1926 -phong trào hướng dân chủ tư sản của A -cha –Hem- chiêu 1930-1935
- Việt Nam: phát triển mạnh nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931)
+ Tại In đô nê xia: chống lại Hà Lan:
Khởi nghĩa bùng nổ ở Gia va, Xu ma tra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản , sau khi bị đàn áp, quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu –các- nô.
+ Năm 1940: kháng chiến chống Nhật .
+ Kết quả: chưa giành thắng lợi nhưng có ý nghĩa quyết định.