Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày tình hình Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược? Trình bày các giai đoạn của Phong trào Cần Vương? Trình bày cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam?

Câu 1: Trình bày tình hình Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược.
Câu 2: Trình bày các giai đoạn của Phong Trào Cần Vương.
Câu 3: Trình bày cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Câu 4: Trình bày những biến động của xã hội Việt Nam dưới cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Câu 5: Trình bày buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1917).
5 trả lời
Hỏi chi tiết
819
0
0
Nguyễn Thị Nhung
16/04/2019 12:32:54
Câu 1:
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn , làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833-1835)…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thị Nhung
16/04/2019 12:35:56
Câu 2:
* 1885-1888:
– Lãnh đạo:Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước
– Lực lượng tham gia:Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
– Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ
– Khởi nghĩa tiêu biểu:Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng….
– Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
– Cuối năm 1888,dosự phản bội của Trương Quang Ngọc,vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.
* 1888-1896:
– Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
– Lực lượng tham gia:Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số
– Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh
– Khởi nghĩa tiêu biểu:Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê… Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.
* Mục tiêu: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
* Tính chất:Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước của dân tộc ta, diễn ra theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
1
0
Nguyễn Thị Nhung
16/04/2019 12:38:34
Câu 3:
* Hoàn cảnh
- Sau CTTG lần thứ nhất, Pháp là nước thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng nề.
- Để bù đắp những thiệt hại trong chiến tranh, khôi phục địa vị của Pháp trong thế giới tư bản, chính quyền Pháp đẩy mạnh bóc lột trong nước, tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam .
*Nội dung chương trình khai thác:
Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế với quy mô lớn, tốc độ nhanh (Số vốn đầu tư lên đến 4 tỉ Phơ - răng (trong vòng 6 năm từ 1924 - 1929)
Trong nông nghiệp: Số vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su, diện tích cao su tăng, nhiều công ty cao su mới ra đời .
Trong công nghiệp: Tư bản Pháp coi trọng khai thác mỏ, trước hết là mỏ than , ngoài than còn có thiếc, kẽm, sắt….bên cạnh đó Pháp còn mở một số ngành công nghiệp chế biến : dệt, rượu, muối, xay xát……
Thương nghiệp : Ngoại thương có bước phát triển mới, nội thương được đẩy mạnh .
Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông được phát triển, các đô thi được mở rộng, dân cư đông hơn
Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. Pháp thi hành biện pháp tăng thuế => Kết quả : Ngân sách Đông Dương1930 tăng gấp 3 lần so với 1912 
* Tác động về kinh tế: 
Kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Pháp có đầu tư kỹ thuật và nhân lực song rất hạn chế. 
Nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp .
* Tác động về xã hội : 
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới 
- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa: một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai 
- Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt rưộng đất, bị bần cùng hoá, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, đây là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất .
- Giai cấp tư sản: số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành hai bộ phận : tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ 
- Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai.
- Giai cấp công nhân: giai cấp công nhân ngày càng phát triển ( trước chiến tranh 10 vạn sau chiến tranh tăng lên 22 vạn), bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu CMVS nên đã nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
=> Cuộc KTTĐ lần thứ 2 của Pháp đã tác động lớn tới kinh tế và xã hội VN. Làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
1
0
Nguyễn Thị Nhung
16/04/2019 12:39:47
Câu 4:
* Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:
- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.
- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.
- Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.
* Những chuyển biến xã hội:
- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Cơ cấu xã hội:
+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.
+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
2
0
Nguyễn Thị Nhung
16/04/2019 12:42:04
Câu 5:
- Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày
19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc (đỗ phó bảng, bị ép ra làm qua, sau
bị cắt chứ, chuyển sang làm nghề thầy thuốc), mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm
lo chồng con hết mực.
- Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
- Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh,... nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào
Đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng
khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con
đường giải phóng cho dân tộc. Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường
cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
- Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:
- Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latouche Tréville, rời
bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
- Năm 1912, Người tiếp tục làm thuê cho một chiếc tàu khác để từ Pháp đi Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha, Tuyniđi, Angiêri, Ghinê...Cuối năm 1912, Người đi Mỹ. Cuối năm 1913, từ Mỹ trở về Anh.
+ Năm 1911 – 1917, Người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề, tiếp xúc với nhiều người 
Qua nhiều năm bôn ba nước ngoài, Người đã nhận thức rõ “Giai cấp công nhân và nhân dân các nước đều
là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu đâu cũng là kẻ thù”.
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp
và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường
Cách mạng Tháng Mười Nga  Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1917 vừa nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp
ở Việt Nam, vừa tìm tòi để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc  Những hoạt động đó
của Người mới chỉ là bước đầu nhưng là dấu hiệu quan trọng để Người xác định con đường cứu nước
đúng cho dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 11 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư