Nguyên nhân : Ảnh hưởng của Biển Đông càng về phía Tây càng giảm kết hợp với đặc điểm địa hình (thấp dần theo hướng TB-ĐN và với hướng của các dãy núi). Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liên, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt:
a. Vùng biển và thềm lục địa
– Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Độ nông – sâu, rộng – hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên và có sự thay đổi từng đoạn bờ biển.
– Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa.
b. Vùng đồng bằng ven biển
Thiên nhiên vùng đồng bằng ven biển thay tùy nơi thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.
– Hình thành đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ, mở rộng các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa.
-Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ: Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp, giáp biển sâu, địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẻ nhau, cồn cát, đầm phá khá phổ biến, thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, giàu tiềm năng du lịch, thuận lợi phát triển KT biển
c. Vùng đồi núi
Sự phân hóa thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
– Khi vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới.
– Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 vùng (Đông Trường Sơn nhiệt độ cao hơn vì chịu ảnh hưởng của gió Lào, Tây Nguyên có nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình).