LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vì sao thành Cổ Loa được xem là một công trình độc đáo, biểu tượng đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ? Hãy nêu các công trình văn hóa tiêu biểu thời Văn Lang - Âu Lạc? Theo em, thời kỳ Văn Lang - Âu lạc đã để lại cho các thế hệ con cháu đời sau những gì?

1. Vì sao thành Cổ Loa được xem là một công trình độc đáo, biểu tượng đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ?
2.​ Hãy nêu các công trình văn hóa tiêu biểu thời Văn Lang - Âu Lạc?
3. Theo em, thời kỳ Văn Lang - Âu lạc đã để lại cho các thế hệ con cháu đời sau những gì?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
8.230
46
8
Trinh Le
19/12/2016 07:49:40
1. Vì sao thành Cổ Loa được xem là một công trình độc đáo, biểu tượng đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ?
- Quy mô: Có quy mô lớn, kiên cố vừa là kinh đô vừa là 1 khu thành quân sự, phục vụ cho chiến đấu.
- Trình độ Cách đây hơn 2000 năm - khi mà trình dộ kĩ thuật chung còn thấp kém thì thành Cổ Loa Là công trình kiến trúc độc đáo =>Thể hiện sự sáng tạo của nhân dân Âu Lạc
- Sự đầu tư :Dân số Âu Lạc chỉ có khoảng 1 triệu người mà đắp được 3 vòng thành, thì có thể thấy sự đầu tư về sức người, sức của rất lớn
2.​ Hãy nêu các công trình văn hóa tiêu biểu thời Văn Lang - Âu Lạc?
- Trống đồng: kĩ thuật luyện kim cao, văn hoa thể hiện sự nghệ thuật cao.
- Thành Cổ Loa
3. Theo em, thời kỳ Văn Lang - Âu lạc đã để lại cho các thế hệ con cháu đời sau những gì?
- Các công trình nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc.
- Tinh thần chiến đấu, giữ nước, quật cường.
- Bài học vì sự chủ quan, khinh địch trong công cuộc giữ nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
22
NoName.6554
28/12/2016 11:22:44
hay
16
8
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
16/02/2017 16:55:33
Hiện tại, trên bản đồ hành chính, khu thành cũ của An Dương Vương nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành phía Bắc Hà Nội. Cổ Loa nằm giữa một vùng sông ngòi chằng chịt, phía Bắc có sông Cà Lồ, phía Nam có sông Đuống, còn sông Hoàng Giang (xưa là một chi lưu của sông Hồng) len lỏi quanh chân thành. 

Thời Hùng Vương, Cổ Loa là đất thuộc bộ lạc Tây Vu. Sau khi An Dương lên trị vì nước Âu Lạc, Cổ Loa trở thành kinh đô của Nhà nước Âu Lạc.

Công trình phòng thủ vĩ đại, đồng thời cũng là kinh đô của Nhà nước Âu Lạc được xây dựng trên vùng đất Cổ Loa, không chỉ tồn tại trong niềm tự hào của nhân dân Cổ Loa, trong truyền thuyết mà còn được ghi lại trong rất nhiều bộ sử của cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc như Hậu Hán thư, Nam Việt chíThủy kinh chú, Tùy thưAn Nam chí lượcViệt kiệu thưAn Nam chí nguyên. Ở Việt Nam, các bộ sách Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thưLĩnh Nam chích quáiDư địa chí, Việt sử thông giám cương mụcĐại Nam nhất thống chí... đều nói tới tòa thành do An Dương Vương xây dựng ở Cổ Loa.

Theo truyền thuyết cũng như các thư tịch cổ mô tả, “thành cổ (Cổ Loa) rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, cho nên gọi là Loa Thành. Thư tịch cổ Trung Hoa chép, thành Cổ Loa có 9 vòng, hình con ốc. Nhưng hiện tại, cấu trúc của thành Cổ Loa chỉ còn ba vòng: thành Nội, thành Trung và thành Ngoại theo cách gọi của người Cổ Loa. 

Các vòng tường thành Cổ Loa có các cửa khác nhau. Thành Nội chỉ mở một cửa quay về hướng nam, trông ra đình Cổ Loa. Thành Trung mở bốn cửa: cửa Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc và cửa Tây Nam. Mỗi cửa có một miếu xây trên mặt tường thành-thờ quan coi cổng thành. Riêng cửa Nam, nơi hai vòng thành gặp nhau và có lẽ cũng là cửa chính được xây hai miếu ở hai bên. Thành Ngoại tuy dài và rộng nhưng cũng chỉ mở ba cửa: cửa Nam, cửa Bắc và cửa Tây Nam.

Ngoài tám cửa thành trên, còn có hai cửa ra bằng đường thủy gọi là “cửa nước”. Cửa thứ nhất mở ra hướng đông, nơi nối các dòng chảy trong thành qua cống Cửa Song ra sông Hoàng. Cửa thứ hai dưới chân gò Cột Cờ.

Rải rác trong thành còn có một số địa danh khác có liên quan tới chức năng quân sự của thành như: dọc Đống Bắn-tương truyền là nơi luyện cung nỏ của quân đội, Ngự Xạ Đài-nơi An Dương Vương ngồi xem quân lính tập bắn cung nỏ, Vườn Thuyền-là nơi thuyền bè neo đậu chuẩn bị tập luyện thủy chiến, gò Cột Cờ là nơi treo lá cờ đại của Nhà nước Âu Lạc...

Dưới chân các lũy thành đều có hào nước để ngăn cản quân địch, đồng thời là đường giao thông thủy quan trọng nối liền các khu vực trong thành và cũng là con đường thoát ra khỏi thành khi có nguy hiểm. Có thể coi hệ thống thành hào của thành Cổ Loa như những chi lưu của sông Hoàng. Vào mùa nước, khi mực nước sông Hoàng dâng cao, các lòng hào đều đầy ắp nước. Với chiều rộng từ 20-30m, thuyền bè từ sông Hoàng có thể vào, ra thành một cách dễ dàng. 

Rải rác trên các cánh đồng quanh thành Cổ Loa có khá nhiều lũy và gò đống. Những lũy đất và gò đống ấy là bộ phận không thể thiếu được trong cấu trúc phòng vệ của thành Cổ Loa. 

Công trình quân sự kiên cố và độc đáo

Không chỉ vĩ đại về mặt quy mô, Loa Thành còn thể hiện tri thức quân sự hết sức độc đáo của cha ông ta buổi đầu dựng nước và giữ nước. 

Cuốn Lịch sử kỹ thuật quân sự Việt Nam có ghi lại, Cổ Loa là một công trình phòng vệ kiên cố trong điều kiện chưa có hỏa khí bắn xa. Nếu như kẻ địch tấn công từ bên ngoài vào, chúng sẽ gặp phải đòn đánh phủ đầu từ những lũy tiền vệ bên ngoài. Qua lũy tiền vệ này, để tiến vào tới đường thành còn phải vượt qua một khoảng trống lớn. Với tầm bắn của cung nỏ cứng, quân đứng trên tường thành Ngoại có thể ngăn chặn được bước tiến của kẻ thù. Một khi vượt qua được khoảng trống đó, trước mặt kẻ tấn công là hệ thống ngoại hào rộng từ 20-30m. Không thể dễ dàng vượt qua được hào nước này, một khi quân trên mặt tường thành bắn xuống, thủy quân với những thuyền nhỏ phục sẵn sẽ lao ra sẵn sàng phối hợp tác chiến. 

Nếu vượt qua được ngoại hào thì trước mặt chúng là tường thành Ngoại kiên cố, cao từ 8-10m. Vượt qua được thành Ngoại để vào được nơi vua và hoàng tộc ở, kẻ địch còn phải vượt qua hai lớp hào và thành nữa. Đó là chưa kể đến những trận địa được bố trí ở giữa hai lớp thành. 

Không chỉ là một căn cứ bộ binh hiểm yếu, Cổ Loa còn là một căn cứ thủy quân lợi hại. Sông Hoàng-ngoại hào thiên nhiên của Cổ Loa, đầu trên nối với sông Hồng, đoạn dưới nối với sông Cầu, qua cửa Lục Đầu ở Phả Lại, có thể đi thẳng ra biển. Nước của hai con sông lớn nhất trên châu thổ đã qua sông Hoàng, đổ vào hệ thống rồi chảy ra Đầm Cả mênh mông ở góc đông bắc thành. Diện tích mặt đầm có thể chứa hàng trăm thuyền bè. Với một hệ thống đường thủy được thiết kế tài tình như vậy, thuyền chiến có thể đi lại khắp nơi trong thành và khi cần, những đạo quân trong thành có thể dễ dàng ra khỏi thành bằng tiếp cứu cho thành nếu bị vây hãm. 

Cổ Loa là một công trình phòng vệ kiên cố.

Một trong những sáng tạo tuyệt vời khác người của thiết kế thành là, tác giả đã biết tận dụng triệt để các gò đất cao tự nhiên đắp nối liền chúng lại với nhau tạo nên những vòng thành khép kín, nhờ vậy đã tiết kiệm được rất nhiều sức lao động của con người và tiền của. Cũng chính vì vậy, mà thành Trung và thành Ngoại uốn lượn tự do không có hình dáng cân xứng và chặt chẽ. Yêu cầu về cái đẹp đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu, mối quan tâm hàng đầu là tính chất kiên cố của một công trình quân sự. 

Kho tàng truyền thuyết về Cổ Loa cho thấy công cuộc xây dựng thành vô cùng gian khó. Nguyên nhân là do thành xây trên vùng đất nhiều ao hồ lầy thụt và thời điểm đó những cuộc xung đột bộ lạc vẫn chưa chấm dứt. Tuy vậy, nhờ kinh nghiệm và sức mạnh của các bộ lạc vùng thấp, An Dương Vương đã chinh phục được các lực lượng chống đối và áp dụng kinh nghiệm chống lầy thụt của họ mới có thể thành công trong việc xây thành. 

Kỹ thuật xây thành theo khảo sát, nghiên cứu của các nhà khảo cổ là: đầu tiên rải một lớp đá tảng hoặc cuội sỏi trên nền đất lầy thụt, bên trên lớp đá này là một lớp gốm cứng sau đó dùng đất sét có pha đất đồi feralitic đắp thành tường thành. Với kỹ thuật chống lầy lún như vậy, những bức tường thành đồ sộ của Cổ Loa đã đứng vững gần 2.000 năm qua.

Kỹ thuật xây dựng này còn được áp dụng cho một số lũy đất bên ngoài thành. Sự có mặt của kỹ thuật rải gốm dưới chân các lũy khẳng định nó được đắp cùng thời với các tường thành. Có thể nói, đây là một thành tựu kỹ thuật đặc biệt nhất trong xây dựng thành quách quân sự trong lịch sử dân tộc ta. 

Với kiến trúc độc đáo và kỹ thuật xây dựng thành quách đặc biệt, Cổ Loa xứng đáng là một công trình quân sự đồ sộ, một kỳ công lao động, một sự hội tụ tài trí và thể hiện lòng yêu nước thiết tha của dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Mai Hương
Rảnh he bạn viết được dài vậy mà không cắt chép ở đâu là nể
7
11
nguyen hai
01/10/2017 17:14:53

1. Những nền văn hoá làm nền cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Cách đây nhiều vạn năm, trên đất bắc Việc Nam đã có con người sinh sống. Núi rừng miền Bắc không chỉ xanh tươi quanh năm mà còn có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển. Những dải núi đá vôi với nhiều hàng động, mái đá thuận lợi cho việc cư trú của con người; sườn núi, suối, sông có nhiều loại đá khác nhau có thể làm công cụ lao động; rừng nhiều muông thú, nứa tre gỗ cứng thuận lợi cho săn bắt, làm công cụ, xây dựng sàn, chòi v.v.... Dựa vào những điều kiện đó, những người nguyên thuỷ đã sớm tạo nên các nền văn hoá như Sơn Vĩ, Hoà Bình, Bắc Sơn và từ đó tìm đến vùng châu thổ các con sông lớn để tạo nên những nền văn hoá, phát triển cao hơn như Hoa Lộc, Phùng Nguyên.

Cư dân Phùng Nguyên đã nâng kĩ thuật chế tác đồ đá mài lên trình độ cao với đủ loại dụng cụ, cưa khoan, tiện, mài. Sử dụng những chiếc rìu mài nhẵn, gọn nhẹ , những chiếc rìu mài nhẵn, người Phùng Nguyên phát huy các kinh nghiệm trồng trọt thu được ở các nền văn hoá trước đó để sáng tạo ra nghề nông trên châu thổ trung lưu sông Hống. Những năm gạo cháy, dấu vết phấn hoa của loài lúa nước Oriza stiva, những bình vai lớn có đường kính miệng bình 70 - 80cm v.v.... còn để lại ở các địa chỉ đương thời đã khẳng định điều đó. Nghề nông trồng lúa đã giúp con người định cư lâu dài hơn và từ đó, hình thành các làng xóm. Chăn nuôi cũng phát triển hơn.

Nghề làm gốm phát triển cao với hàng loạt sản phẩm khác nhau như nồi, bình, vò, vại, bát, đĩa. Không những thế, họ còn biết trang trí nhiều đồ án hoa văn khác nhau: hình chữ S, hình những đường cong uốn lượn phức tạp, các giải chữ S nối liền nhau có các hình tam giác xen ở giữa , làm cho các đồ đựng vừa dễ dùng vừa đẹp mắt.

Các rìu vải nhẵn nhỏ nhắn và các hình loại đồ gốm có hoa văn khác nhau đã chứng tỏ sự phát triển của mĩ cảm ở người Phùng Nguyên. óc thẩm mỹ của người Phùng Nguyên còn thể hiện trong việc chế tác đồ trang sức. Những vòng tay, những chuỗi hạt đá nêphit màu xanh ngọc, màu trắng ngà, được khoan tiện tinh vi vừa phản ánh trình độ kĩ thuật làm đá của người Phùng Nguyên, vừa nói lên sự tiến bộ trong cuộc sống tinh thần của họ.

Một thành tựu rất quan trọng của nên văn hoá Phùng Nguyên và cũng là của văn hoá Phùng Nguyên và cũng là của văn Hoa Lộc là sự phát minh ra kĩ thuật thuật chế tạc đá, luyện kim và đặc biệt là nghề làm gốm với hàng loạt đồ án hoa văn tự nhiên, độc đáo, đẹp mắt.

Văn hoá Phùng Nguyên (Phú Thọ) Hoa Lộc (Thanh Hoá) đã tạo nên những tiền đề cho sự ra đời của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

2. Những điều kiện hình thành và phát triển của văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Trên bước đường phát triển, những cư dân nguyên thuỷ Phùng Nguyên, Hoa Lộc ... dựa vào các thành tựu văn hoá đã đạt được để chuyển dần xuống châu thổ hạ lưu các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả (sông Lam) khai thác đất đai, mở rộng nghề trồng lúa nước, xây dựng các xóm làng định cư, phát triển các nghề thủ công như luyện kim, làm gốm, dệt vài lụa, đan lát v.v... và bước đầu tạo nên sự giao lưu giữa các xóm làng. Trải qua nhiều thế kỉ lao động sáng tạo, những cư dân nguyên thuỷ đó là tạo nên được một nền văn minh mà giới khoa học đã gọi là văn minh Văn Lang - Âu Lạc, theo tên gọi những quốc gia đầu tiên đương thời.

2.1 Điều kiện tự nhiên

Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc tồn tại chủ yếu trên châu thổ các con sông lớn: Sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, nó bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn, gần hồ Đại Lí (Văn Nam - Trung Quốc) chảy vào nước ta ở vùng Hà Khẩu(LàoCai).Lưu lượng của sông rất lớn (từ 700m3/giây đến 28.000m3/giây), hàng năm chuyển tải một khối lượng phù sa lớn (130 triệu tấn) lấp dần vịnh Biển Đông để tạo nên một đồng bằng rộng lớn, màu mỡ (hơn 15.000km2) đồng bằng Bắc Bộ này còn được bồi đắp thêm bởi phù sa sông Thái Bình.

Sông Mã bắt nguồn từ Tuần Giáo và Pu Sam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra Biển Đông. Cùng với sông Chu, phù sa của sông Mã đã tạo nên đồng bằng Thanh Hoá.

Sông Cả (hay sông Lam) cũng góp phần tạo nên những đồng bằng nhỏ ở Nghệ An.

Miền Bắc Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ tuyệt đối có khi xuống đến 3 - 50C hoặc lên đến 420C. Mưa nhiều, thường từ 990 - 100 ngày trong một năm với lượng mưa khá lớn, có năm lên đến 2741 mm ở Hà Nội. Cùng với nước lũ sông Hồng những đợt mưa dài thường gây ra lụt lớn.

Thực tế lịch sử đã chứng tỏ điều đó. Bên cạnh lụt lội, bão táp, áp thấp nhiệt đới cũng xảy ra hàng năm gây ra nhiều tai hoạ lớn cho nhân dân và cây cối, ruộng đồng. Tuy nhiên, nhìn chung, thời tiết miền Bắc Việt Nam thuận lợi cho sự sinh trưởng các sinh vật và cuộc sống của con người. Thỉnh thoảng có một vài trận động đất nhưng hầu như không gây thiệt hại đáng kể.

Những điều kiện tự nhiên nói trên thực sự thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cuộc sống định cư lâu dài của con người. Với những thành tựu văn hoá đã đạt được, những đoàn người nguyên thuỷ từ Phùng Nguyên và các khu vực cùng thời đã mở rộng vùng cư trú của mình ra các địa điểm khác nhau của châu thổ các con sông Hồng, sông Mã, sông Cả, vùng ven biển để từ đó phát triển hơn nữa cuộc sống.

2.2 Nested links are illegal

Dựa vào các thành tựu của khảo cổ học, nhân học, chúng ta có thể biết cư dân nguyên thuỷ sống trên các vùng đồng bằng bắc Việt Nam đương thời đều thuộc các chủng tộc Nam á (Việt - Mường, Mông - Khơme), Hán - Thái . Với thời gian, các nhóm tộc người đó ít nhiều hoà lẫn vào nhau, có tiếng nói gần gũi nhau, pha trộn. Những di chỉ được phát hiện chứng tỏ rằng, bây giờ các nhóm cũng sống với nhau hoặc sống gần gũi nhau đã có số lượng khá đông, cùng lấy nghề nông trồng lúa nước làm nền kinh tế chủ yếu và cũng có ít nhiều những phong tục, tập quán giống nhau.

2.3 Điều kiện kinh tế

Do yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng hàng ngày tăng lên cùng với sự gia tăng dân số, do tính phức tạp của một số ngành nghề luyện kim, đúc đồng ngày càng phát triển. Thông qua các di vật tìm được ở các di chỉ sau Phùng Nguyên như Đồng Đậu, Gỗ Mun rồi tiếp đến Thiệu Dương, Đông Sơn, chúng ta hiểu rằng hồi ấy đã có hàng loạt công cụ sản xuất, vũ khí nhạc cụ bằng đồng. Trong số này đáng chú ?ý nhất là hàng loạt lưỡi cày đồng với nhiều hình dáng khác nhau: cánh bướm hình thoi v.v.... Cùng với hình con bò trang trí trên mặt trống đồng, sự xuất hiện của lưỡi cày chứng tỏ rằng, người đương thời đã chuyển từ nghề nông dùng cuốc sang nghề nông dùng cày. Nguồn sử liệu cổ Trung Quốc “Giao Châu ngoại vực kí” thừa nhận "Giao chỉ " (tức là bắc Việt Nam) khi chưa đặt thành quận huyện, đất đai có ruộng gọi là ruộng lạc, theo nước triều lên xuống mà làm, dân khẩn lấy ruống mà ăn " nông nghiệp lúa nước trên vùng châu thổ các con sông lớn (Hồng, Mã, Cả, Chu) đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở cho định cư lâu dài, vừa tạo ra thứ lương thực cần thiết hằng ngày của người dân ở đây. Tất nhiên, để có được những vụ mùa vững chắc, con người phải thích nghi với sông nước và từng bước xây dựng mối quan hệ làng với làng. Cũng từ đây, nảy sinh những sinh hoạt văn hoá phản ánh mối quan hệ giữa các cộng đồng người với tự nhiên, giữa người với người ở các cộng đồng nông nghiệp.

Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, trồng dâu chăn tằm, nuôi gà , lợn, chó trâu bò v.v.... cũng ngày càng phát triển. Lương thực thực phẩm tăng lên và ngày thêm đa dạng. Đời sống của người dân cũng được đảm bảo hơn, vui tươi, ổn định hơn. Như trên đã nói, các nghề thủ công như luyện kim và sau này là rèn sắt, làm đồ gốm, dệt lụa, dan lát ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người. Số lượng đồ đồng tăng lên với nhiều loại dụng cụ như rìu, mũi giáo, mũi tên, liềm, dao; các nhạc cụ bằng đồng như chiêng, trống và tượng đồng .v.v... Số lượng đồ gốm cũng phong phú: bát, đĩa, bình, nồi, vò, chõ v.v..... Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp với sự hỗ trợ đắc lực của nghề luyện kim đồng thau đã tạo nên cái nền cần thiết và cơ bản cho sự chuyển biến của xã hội từ trạng thái nguyên thuỷ sang thời đại văn minh. Tuy nhiên, cũng cần thấy thêm rằng, mặc dầu còn nhiều hạn chế , bây giờ đã có sự giao lưu, trao đổi sản phẩm giữa các vùng, nhất là các công cụ bằng đồng, các bát đĩa, bình gốm. Giao lưu là sợi dây nối liền các làng, các vùng tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức chính trị.

3. Những thành tựu của văn minh văn lang

Dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và các thành tựu kinh tế đạt được, những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả - được gọi chung là cư dân Việt Cổ, đã phát huy sức lao động và óc phát minh sáng tạo của mình để đẩy nhanh sự phát triển của xã hội, vượt qua những hạn chế của thời nguyên thuỷ, đạt đến thời đại văn minh vào các thế kỉ VII – VI TCN Tồn tại trong khoảng hơn 5 thế kỉ, nền văn minh đó được mệnh danh là văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tương ứng với 2 quốc gia nối tiếp nhau tồn tại trên đất bắc Việt Nam đương thời.

3.1 Về chính trị - xã hội

Đại Việt sử lược, bộ sử khuyết danh xưa nhất còn lại cho đến ngày nay viết: "Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 - 681 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang .... Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương"

Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên .... viết " Lạc Long Quân phong con trưởng làm Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang" đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc - Phú Thọ), đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng Vương cả".

Những sử liệu trên, mặc dầu chưa nói nguồn gốc chân thực, chứng tỏ rằng vào khoảng thế kỉ VII - VI TCN, trên đất bắc Việt Nam với trung tâm là vùng Phú Thọ (nơi có đền Vua Hùng) đã hình thành một tổ chức chính trị - một nhà nước, đứng đầu là vị vua, cha truyền con nối. Nói một cách khác, trên cơ sở phát triển của kinh tế nông nghiệp và trao đổi sản phẩm, giao lưu văn hoá đã này sinh một quá trình phân hoá xã hội và hợp nhất các cộng đồng nhỏ. Yêu cầu bảo vệ đi đôi với phát triển sản xuất duy trì an ninh trật tự cho các xóm làng cho sự trao đổi hàng hoá, chống nạn lũ lụt hàng năm cũng như chống lại những cuộc xâm lấn của các bộ tộc phía Bắc - điều mà sau này trở thành một nhân tố rất quan trọng của sự liên kết hợp lực - đòi hỏi phải có một lực lượng, một tổ chức quản lí, chỉ đạo và điều hành chung cho mọi cộng đồng nhỏ có cùng tiếng nói, cùng cơ sở kinh tế và cùng sống trên một lãnh thổ nhất định. Do yêu cầu đó đã hình thành một sự hợp nhất các làng bản với tên gọi Văn Lang và một tổ chức chịu trách nhiệm chung, đó là nhà nước của các Vua Hùng.

Nhà nước của các Vua Hùng và quốc gia Văn Lang đã đưa toàn bộ xã hội của các thị tộc, bộ lạc Việt cổ sang một thời đại mới.

Như sử cũ ghi chép, đứng đầu nhà nước là các Vua Hùng hay đúng hơn là các chức Hùng, cha truyền con nối. Giúp việc Vua Hùng có một số chức viên gọi là Lạc Hầu , Lạc tướng. Sử cũ chép : " Đặc tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng. Con trai Vua gọi là Quan Lang, con gái Vua gọi là Mị Nương".

Bộ máy chính quyền trung ương còn đơn gian nhưng được duy trì cho đến cuối đời An Dương Vương, mặc dầu Âu Lạc là quốc gia hợp nhất, rộng lớn hơn Văn Lang. Dựa vào các phát hiện của khảo cổ học, chúng ta biết rằng các Vua hùng, các Lạc hầu Lạc tướng đều thuộc lớp người giàu có, nhiều của cải. Các Vua Hùng đều có nuôi nô tì phục vụ trong nhà. Chính quyền trung ương phụ trách các công việc chung như bảo vệ quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức các làng bản bảo vệ đồng ruộng mùa màng khi có thiên tai. Những công việc cụ thể có địa phương giao cho các lạc tướng, người đứng đầu bộ gồm nhiều làng bản hay chạ, do chức Bộ chính trông coi. Làng, Chạ là đơn vị hành chính cơ sở, vốn là những cộng đồng thị tộc đã hình thành từ lâu đời, nay tụ hợp lại. Do đó, Làng, Chạ vẫn là những đơn vị kinh tế hầu như độc lập, có những sinh hoạt văn hoá riêng của mình. Già làng vẫn là một lớn người giữa vai trò quan trọng nhất trong Làng, Chạ.

Thời Âu Lạc, đất đai được mở rộng thêm về phía tây Bắc. Vua gọi là An Dương Vương, nhưng tổ chức chính quyền nói chung không có gì thay đổi.

Việc quản lí đất nước chủ yếu theo tục lệ cổ truyền "Dân không có thói gian dối", "buộc nút dây mà làm chính sự" mặc dầu sau này, Mã Viện (giữa thế kỉ I) tâu về triều Hán : "Luật Việt khác luật Hán hơn 10 việc". Trong các Làng, Chạ, gia đình một vợ một chồng đã là đơn vị tế bào, trình độ của lực lượng sản xuất và kinh tế nông nghiệp đương thời cũng như các truyện cổ tích được truyền lại chứng tỏ điều đó. Sách Tiền Hán thư (Trung Quốc) cũng cho biết, vào cuối thế kỉ I TCN, quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 92.440 hộ 746.237 khẩu, quận Cửu Chân (bắc Trung bộ) có 35.743 hộ 166.613 khẩu, có nghĩa là Giao chỉ trung bình mỗi hộ có 8 người, ở Cửa Chân trung bình mỗi hộ có 4 người, tức là những gia đình nhỏ

3.2 Về kinh tế

Cơ sở kinh tế của văn minh Văn Lang - Âu Lạc là nông nghiệp lúa nước. Trên cơ sở phát triển nghề luyện kim đồng thau, lưỡi cày đồng ngày càng được sản xuất nhiều hơn và có nhiều hình dạng hơn. Khảo cổ học đã tìm thấy gần 200 lưỡi cày đồng ở nhiều địa phương khác nhau trên đất Bắc, có hình cánh bướm , hình thoi, hình tam giác .v.v.... Lưỡi cày đồng ra đời đã thúc đẩy nền nông nghiệp dùng cày phát triển. Câu "Ruộng lạc, theo nước thuỷ triều lên xuống mà làm" của Giao Châu ngoại vực kí chứng tỏ rằng người Việt cổ đã có được phương thức làm ruộng nước ở ven sông, ven biển, tránh những ảnh hưởng xấu đến mùa màng. Lịch nông nghiệp đã hình thành.

Ngành luyện kim đồng thau phát triển đến trình độ cao. Người ta không chỉ sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau mà còn dần dần công thức hoá tỉ lệ các chất kim loại trong hợp kim đồng thau tuỳ theo công dụng của sản phẩm. Chẳng hạn tỉ lệ chung của hợp kim đồng thau tuỳ theo công dụng của sản phẩm. Chẳng hạn tỉ lệ chung của hợp kim đồng thau là 80 - 90% đồng, 10 - 20% thiếc, nhưng khi đúc mũi tên, mũi giáo thì người ta tăng tỉ lệ thiếc lên. Về sau, người ta lại biết cho thêm chỉ vào để tăng độ mềm. Kĩ thuật nung cũng tiến bộ, từ 8000C của lò gốm tăng lên 1200 - 12500C ở lò luyện kim.

Trên cơ sở phát triển kĩ thuật kim đồng thau, người Việt cổ đã sáng tạo ra nghề nấu sắt bằng phương pháp hoàn nguyên. Từ việc nung quặng để có được sắt xốp, người ta tiếp tục nung đỏ lên, rèn dập nhiều lần để có được sắt chín cần cho việc làm công cụ. Chiếc rìu sắt đúc tìm được trong một ngôi mộ thuộc di chỉ Đông Sơn (Thanh Hoá) chứng tỏ rằng người Việt cổ đã biết đúc gang. Nuôi tằm, kéo tơ, dệt lua cũng thể hiện một trình độ phát triển kinh tế của người Việt cổ, phục vụ yêu cầu trang phục.

3.3 Vệ sinh hoạt và trang phục

Nhà ở phần lớn là nhà sàn mái cong lợp lá cọ hay rơm rạ, có cầu thang ở cửa . Tường vách tre, nứa, trát đất sét hoặc để nguyên. Trong nhà có chỗ cất giữ thóc lúa. Dưới sàn là chỗ nuôi trâu bò gà lơn.

Sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa giúp cho người Việt cổ ăn mặc ngày càng đẹp hơn. Nữ thường mặc váy, loại ngắn hoặc dài, đôi lúc có thêm một mảnh vải vuông vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng; phụ nữ thường mặc yếm; áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ hội, họ mặc váy xoè, cắm thêm lông chim hoặc cả lá cây . Tóc ít khi để xoã mà thường được búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau. Có lúc họ buộc một tấm khăn nhỏ vào chân cuộn tóc.

Nam thường cởi trần, mặc khố, đầu cạo trọc. Dân sống ven sông thường có tục vẽ mình để tránh "giao long" làm hại. Các lạc hầu, lạc tướng có áo giáo đồng hộ thân đi chiến đấu. Nối tiếp truyền thống làm đẹp của tổ tiên, người Việt cổ thích trang sức các dây chuyền bằng vỏ ốc, hạt đát hoặc đeo hoa tai, vòng tay bằng đá.

3.4 Đạo đức, tín ngưỡng, lễ hội

Nhìn chung xã hội Văn Lang - Âu Lạc đã chuyển sang chế độ phụ quyền. Người cha trong gia đình nắm mọi quyền hành, đặc biệt là ở các gia đình lạc hậu, lạc tướng. Tuy nhiên vai trò của người phụ nữ còn rất quan trọng. Những câu chuyện cổ tích, những nữ tướng của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỉ I đã chứng tỏ điều đó.

Trong làng xóm, người già rất được tôn trọng và đóng vai trò là người dàn xếp các cuộc tranh chấp, quyết định các mối quan hệ trong nội bộ cũng như đối ngoại. Người già cũng là các thầy giáo của thế hệ trẻ và là người gìn giữ những tục lệ của cộng đồng.

Hôn nhân một vợ một chồng dần dần phổ biến, mặc dầu đây đó còn giữ lại chế độ hôn nhân anh em chồng, tục bắt cóc cô dâu v.v......

- Nhuốm răng đen, một hình thức chống sâu răng của người Việt cổ, đã trở thành tục lệ chung. Cùng với nó tục, ăn trầu, cũng phổ biến và được truyền từ đời này sang đời khác.

- Từ sớm, những cư dân trên đất Việt Nam đã có một quan niệm nhất định về linh hồn. Tục chôn người chết sớm hình thành ở người thời Bắc Sơn, Quỳnh Văn. Dưới thời Hùng Vương, việc chôn người chết được tiến hành nghiêm túc kèm theo nghi lễ. Người ta tìm thấy nhiều kiểu áo quan khác nhau từ bình, tháp đến thân cây khoét rỗng (hình thuyền). Việc chôn theo người chết các công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức đã thể hiện một quan niệm nhất định về sở hữu cá nhân về sinh hoạt ở thế giới bên kia. Không những thế, người đương thời đã biết chế tạo một số đồ minh khí ( như trống đồng) chôn theo người chết.

- Ngôi sao 14 tua giữa mặt trống đồng tượng trưng cho Mặt trời, và việc dóng trống đồng vào ngày lễ hội cầu mưa v.v.... chứng tỏ người Việt cổ đã theo tín ngưỡng thờ thần Mặt trời, thần sấm, thần mưa .... những hiện tượng tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp .

Những người hoá trang lông chim trên mặt trống đồng gợi lên ý nghĩ về đạo vật tổ của người thời Hùng Vương, cũng như hình người trai, gái giã cối, hình con cóc, hình những cặp người giao cấu trên tháp đồng... gợi cho ta liên tưởng đến tín ngưỡng phồn thực.

- Lễ Hội là một hoạt động vừa có ý nghĩa tín ngưỡng vừa có ý nghĩa sinh hoạt vui chơi tập thể của người Việt cổ. Những hình khắc trên trống đồng đã phản ánh các lễ hội ngày mùa, cầu mưa, cầu nắng, cầu đánh thắng giặc ..... Trong những buổi đó, người ta đánh trống da, trống đồng, chiêng cồng, hoá trang nhảy múa, ca hát. Hình người cầm giáo đâm vào đầu một người quỳ gối dưới chân trên mặt trống đồng ghi lại một lễ hiến phù. Tóm lại, những tín ngưỡng, lễ hội, tập tục của người Việt cổ thời Hùng Vương đánh dấu một cuộc sống mới vui tươi, tập thể và hoà hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những nét chung trong tín ngưỡng, lễ hội, mỗi làng, chạ vẫn có những sinh hoạt văn hoá riêng của mình

3.5 Nghệ thuật

Thời Văn Lang, Âu Lạc, các làng, chạ nông nghiệp ngự trị trong toàn xã hội. Tuy nhiên, có nhà khảo cổ cho rằng, có thể đã hình thành một đô thị cổ ở vùng Cổ Loa, nơi đóng đô của An Dương Vương, nhưng tư liệu không đủ để khẳng định. Đây là đặc điểm chung của nền văn minh phương Đông nông nghiệp. Đặc điểm này góp phần hạn chế sự phát triển của nghệ thuật.

Từ thời Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Hoa Lộc quan niệm thẩm mĩ của người thời cổ đã nảy sinh và ít nhiều đã có sắc thái riêng. Trí thẩm mĩ đó được nối tiếp và phát triển ở thời Văn Lang - Âu Lạc, phản ánh một trình độ phát triển của nhận thức.

Điều khắc tinh tế và bước đầu đạt đến trình độ mô típ hoá. Những hoa văn trên các lưỡi rìu đồng, những hình người hoá tranng, những con chim, con nai ..... trên mặt trống đồng, hình lưỡi rìu, mũi giáo v.v.... đã nói lên điều đó. Nhiều mô típ hoa văn đã trở thành dấu hiệu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Tuy nhiên hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang Âu Lạc là trống đồng và thành Cổ Loa.

Trống đồng là sản phẩm của nghệ thuật trang trí và kĩ thuật đúc đồng đương thời. Mặc dầu vào đầu công nguyên, các lực lượng xâm lược đã nhiều lần thu vét trống đồng của người Việt cổ đưa về nước hoặc phá đi. Nhưng đến nay các nhà khảo cổ vẫn phát hiện được hơn 170 chiếc ở khắp nơi trên đất bắc Việt Nam. Trống đồng thể hiện một trình độ cao của kĩ thuật luyện kim đương thời.

Kiểu dáng và các hình trang trí trên mặt trống thể hiện một trình độ nghệ thuật cao, tang trống thể hiện một trình độ nghệ thuật cao, óc thẩm mĩ tinh tế, một quan niệm nhất định về quan hệ giữa người và thế giới xung quanh. Cấu tạo của trống hài hoà, cân đối. Chẳng hạn quan sát các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, ta có thể thấy: Mặt trống tròn, giữa có ngôi sao nhiều cánh xung quanh có hàng chục vành, mỗi vành có một loại hoa văn khác nhau: hươu nai, chim cò, người hoá trang lông chim, tháp canh , hoa văn hình chữ S, hình tròn có tiếp tuyến v.v.... Tất cả đều được khắc một cách tinh tế, có cùng kiểu dáng, đều đặn và đẹp. Tang trống in nổi hình những chiếc thuyền có người chèo, người cầm cung tên. Các thuyền này vừa thuộc loại thuyền đua, vừa thuộc loại thuyền chiến.

Mỗi chiếc trống đồng thường có cách trang trí khác nhau, mặc dầu vẫn giữ được những nét đặc sắc chung, nhưng không dừng lại ở một trình độ cách điệu như nhau. Hoa văn trên trống đồng phản ánh cả một bước tiến của quan niệm thẩm mĩ của người thợ thủ công đương thời. Ngoài ra, người thợ đúc còn làm ra những chiếc trống đồng minh khí nhỏ dùng vào việc cúng tế hay chôn theo người chết.

Trống đồng vừa là một nhạc khí vừa là một hiện vật tượng trưng cho quyền uy của người thủ lĩnh.

- Thành Cổ Loa được xây dựng vào thời An Dương Vương, ở trên bờ sông Hoàng (nay đã bị lấp gần hết) thuộc châu thổ sông Hồng. Theo kết qủa nghiên cứu hiện nay, thành có hai vòng hình bầu dục, cao khoảng 12m, chân được kè đá vững chãi. ở mạn đông, giữa thành ngoài và thành trong, có một cái hồ lớn xưa gọi là Đầm Cả. Đầm Cả thông với các hào chạy quanh chân thành, do đó thuyền có thể từ đây mà đi ra các cửa hoặc kiểm soát các mặt thành. Chuvi của thành ngoài khoảng 8km, cửa thành trong (trước đây gọi là thành giữa hay thành trung) là 6,5km. Tất cả đều bằng đất. Việc đắp thành diễn ra rất khó khăn, phức tạp vì đây là một vùng đất khá lầy, trơn. ở giữa thành trong là một vùng đất rộng, nơi đặt dinh thự của An Dương Vương và các lạc tướng, lạc hầu.

ở đây cũng có các trại binh, kho vũ khí. Do vị trí quan trọng của Cổ Loa, sau này, khi xâm lược nước Âu Lạc, Mã Viện đã lấy nó làm trung tâm cho xây thêm một thành mới, hình chữ nhật, gọi là Kiến Thành. Cổ Loa cũng là kinh đô của Ngô Quyền ở thế kỉ X. Chính vì vậy, ngày nay rất khó xác định xác di tích cổ.

Thành Cổ Loa vừa là một đô thành, vừa là một quân thành, một hô hình phổ biến của các hoàng thành thời xưa. Đầm Cả là nơi tập trung bình thuyền của An Dương Vương cũng là nơi tập luyện tập thuỷ chiến. Những ngày thường, An Dương Vương có thể cùng những người bảo vệ, các lạc hầu, lạc tướng theo thuyền từ Cổ Loa ngược sông Hoàng lên sông Cầu hay xuôi ra sông Hồng để quan sát, kiểm tra cuộc sống của nhân dân. Thời chiến, đoàn binh thuyền của An Dương Vương cũng từ Đầm Cả theo các hào ven chân thành tiến ra sông Hoàng ngược lên phía bắc chiến đấu chống quân xâm lược. Các trận đánh thời Triệu Đà xâm lược. Các trận đánh thời Triệu Đà xâm lược đã diễn ra ở vùng Tiên Sơn (Bắc Ninh) rồi sau đó rút về thành Cổ Loa. Âm nhạc, nhảy múa đã trở thành một nhu cầu trong các buổi sinh hoạt lễ hội hay giải trí. Những hình người hoá trang lông chim, tay nắm tay nhau như đang nhảy múa được in trên trống đồng Ngọc Lũ gợi lên một cảnh múa xoẻ của người Thái ngày nay. Tượng hai người cõng nhãu, người dưới dạng chân nhảy, người trên thổi kèn, phản ánh một điệu múa vui. Sự tồn tại của hàng loạt nhạc điệu khí như chiêng, cồng, trống, sênh, phách, khèn v.v.... đã nói lên sự phong phú của âm nhạc đương thời. Những ngày hội thường vang lên tiếng trống, tiếng khèn, tiếng ca kèm theo các điệu nhảy khác nhau vừa nói lên sinh hoạt vui tươi của người Việt cổ vừa nói lên nhu cầu du hí của con người. Không dừng lại ở nhảy múa, hát ca, họ còn tổ chức các cuộc đua tài mà một trong những biểu hiện của nó là hình chiếc thuyền đua trên tang trống đồng. Những người chèo thuyền vui vẻ sau những ngày lao động vất vả. Những cuộc đua thuyền này vừa là sự chuẩn bị cho lao động, vừa là chuẩn bị cho chiến đấu giữ nước, giữ làng. Ý thức về tộc người , về đất nước đã hình thành dù còn chưa vững chắc

4. Tổng kết

Sau một thời kì dài định cư và phát triển nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước trên vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả ở Bắc bộ và bắc Trung bộ, những cư dân Việt cổ (hay Lạc Việt) đã xây dựng được cho mình một quốc gia, một nền văn minh riêng có tính bản địa sâu sắc, được mệnh danh là văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Đây là một nền văn minh có nguồn gốc lâu đời ở những nền văn hoá hình thành trước đó, trong các niên kỉ III - II TCN và là sự hợp nhất, nâng cao của những nền văn hoá đó.

Những thành tựu chính của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được thể hiện ở tất cả các mặt hoặc động của người Việt cổ, từ chính trị, xã hội đến kinh tế, kĩ thuật sản xuất, đạo đức, tín ngưỡng, nghệ thuật. Nó cũng tạo ra được những công trình nghệ thuật mang tính biểu tượng và lưu truyền lâu dài, làm nên cái gốc của các nền văn minh ở giai đoạn sau.

Những thành tựu chính của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc cũng thể hiện khá rõ tính chất bản địa của nó. Mặt khác, các thành tựu đó, dù ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau, vẫn phản ánh khá rõ tính chất nông nghiệp lúa nước và gắn liền với nó là châu thổ của những dòng sông lớn. Thời gian tồn tại, phát triển không dài, hơn nữa, từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nền văn minh đó không những chưa có điều kiện nâng cao và hoàn thiện mà còn bị vùi dập, xoá bỏ bởi những ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh phương Bắc. Mặc dầu vậy, người dân Việt sau này vẫn luôn luôn tìm cách bảo vệ các di sản của tổ tiên, xem nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là cội nguồn của văn hoá dân tộc.

Mai Hương
Tôi không tin là bấm máy

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 3 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư