1. Vòng tuần hoàn nước
1.1. Các giai đoạn tuần hoàn
Vòng tuần hoàn nước bắt nguồn chủ yếu từ nước trong các biển và đại dương
1.1.1. Bốc thoát hơi
- Dưới tác dụng của bức xạ Mặt trời, nước bốc hơi từ bề mặt đại dương, hồ đầm, sông ngòi, … và cả từ bề mặt đất ẩm. Ngoài ra, sinh vật, đặc biệt là rừng cây cũng thoát ra một lượng hơi nước lớn để điều hòa môi trường sống.
- Hơi nước tồn tại trong khí quyển không nhiều lắm và tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, có thể ở các dạng hơi, mây, sương mù,…
1.1.2. Nước rơi.
- Khi nhiệt độ của không khí hạ thấp, hơi nước sẽ ngưng tụ thành hạt lớn và dưới tác dụng của trọng lực sẽ rơi xuống mặt đất tạo thành nước rơi. Nước rơi có thể ở dạng lỏng là mưa hay ở dạng xốp là tuyết và thậm chí cả ở dạng rắn : mưa đá
1.1.3. Dòng chảy
- Khi nước rơi tới bề mặt đất, đại bộ phận sẽ tham gia vào các quá trình bốc hơi. Phần nhỏ còn lại sẽ tập trung tại các dải trũng và chảy thành dòng, đó là các dòng chảy.
- Phần lớn các dòng chảy tồn tại ở dạng lỏng : đó là dòng sông, suối; một phần khác sẽ ở dạng rắn : đó là băng hà. Hầu hết các dòng chảy đều đổ ra biển và đại dương.
1.1.4. Ngấm
- Trên mặt đất ngoài một số ít nước chảy trên mặt, phần còn lại ngấm xuống đất thành nước dưới đất. Đó là nước ngầm
- Nước ngầm chảy theo đất dốc và cuối cùng lộ ra bề mặt để cung cấp nước cho ngòi, dưới dạng suối
1.2. Các vòng tuần hoàn
Tùy theo số lượng các giai đoạn mà nước đã tham gia người ta chia ra
1.2.1. Vòng tuần hoàn nhỏ
- Số lượng nước tham gia vòng tuần hoàn chiếm 92% tổng lượng nước tuần hoàn, song chỉ trải qua hai giai đoạn : bốc hơi và nước rơi. Quảng đường đi rất ngắn
- Vòng tuần hoàn thể hiện như sau : nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gây mưa tại chỗ, rồi lại bốc hơi…
1.2.2. Vòng tuần hoàn lớn
- Khối lượng nước tham gia vòng tuần hoàn chỉ chiếm 8% lượng nước, song lại nhiều tới 3 giai đoạn nếu nước chảy ngay vào sông ngòi và đến 4 giai đoạn nếu nước thấm xuống đất, sau đó lại cung cấp cho sông ngòi.
- Vòng tuần hoàn thể hiện như sau : nước biển, đại dương bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gió thổi mây gây mưa vào lục địa, gây mưa, nước mưa rơi xuống đất theo sông suối hoặc thấm xuống đất theo dòng chảy ngầm về lại biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi,…
- Tuần hoàn lớn có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi vật chất và năng lượng và góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất.