Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lấy ví dụ về động đất và núi lửa

Lấy ví dụ về động đất và núi lửa? Giúp mk hứa cho 5đ cộng 15 xu
3 trả lời
Hỏi chi tiết
866
2
0
Hiển
09/01/2022 21:02:48
+5đ tặng
a) Núi lửa.

– Núi lửa Ɩà hình thức phun trào Mắc ma dưới sâu lên mặt đất.

+ Núi lửa đang phun hoặc mới phun Ɩà những núi lửa hoạt động.

+ Núi lửa ngừng phun đã lâu Ɩà nững núi lửa đã tắt.

– Dung nham núi lửa bị phân huỷ tạo thành lớp đất đá phì nhiêu rấт thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở những nơi này dân cư tập trung đông.

– Cấu tạo núi lửa: măcma, ống phun, miệng khói bụi, dung nham, miệng phụ

b) Động đất.

Hậu quả

*Núi lửa

– Để hạn chế thiệt hại do động đất:

+ Xây nhà chịu chấn động lớn

+ Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân.

–    Tác động lớn tới việc giao thông, nhất Ɩà giao thông hàng không vì tro bụi c̠ủa̠ núi lửa sẽ Ɩàm cản trở tầm nhìn, không an toàn cho việc tham gia giao thông.

–    Núi lửa phun sẽ Ɩàm cháy các khu rừng, gián tiếp gây ra xói mòn đất, lở đất…

–    Đối với các vùng dân cư sinh sống gần núi lửa, khi phun trào sẽ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng.

–    Ngoài ra, nó còn tác động nghiêm trọng đến các thời tiết như tạo ra mưa axit

*Động đất

– Xảy ra bất ngờ trong thời gian ngắn.

– Làm phần vỏ Trái Đất biên đổi.

– Gây thiệt hại nghiêm trọng về người ѵà c̠ủa̠.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
hải nam lê
09/01/2022 21:06:30
+4đ tặng

Ngày 28/3/1964, một trận động đất mạnh tới 9,2 độ Richter xảy ra tại phía tây nam thành phố Anchorage, thành phố lớn nhất bang Alaska, đã gần như phá hủy toàn bộ nơi này. Với tâm chấn ở độ sâu 124,8 km, trận động đất đã cướp đi sinh mạng của 131 người, trong đó có 128 người thiệt mạng vì sóng thần xuất hiện kèm theo.


Đường nứt làm đôi do tác động của cơn địa chấn mạnh 9,2 độ Richter. (Ảnh: Thewatchers)

Không chỉ gây thiệt hại về người mà nó còn gây thiệt hại tới nhà cửa và đường sá lên tới 311 triệu USD. Trận động đất này không gây thiệt hại về người lớn nhất lịch sử nhưng là trận động đất có cường độ mạnh nhất từng được ghi nhận.

4. Động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008

Ngày 12/5/2008, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã xảy một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter, cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người và khiến 10 triệu người mất nhà cửa. Thảm họa động đất đã phá hủy hàng triệu công trình và nhà cửa, gây ra thiệt hại ước tính 86 tỷ USD. Đến nay thạm họa này vẫn là nỗi ám ảnh bởi sức hủy diệt kinh hoàng của nó.


Trận động đất kinh hoàng đã phá hủy nhiều công trình kiên cố tại Tứ Xuyên. (Ảnh: Reuters)
3. Thảm họa kép động đất, sóng thần tại Ấn Độ Dương năm 2004

Ngày 26/12/2004, động đất 9,2 độ Richter tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia. Mặc dù chỉ diễn ra trong 10 giây nhưng nó đã kịp cướp sinh mạng của hơn 225.000 người.

Sóng cao tới 30 m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác. Indonesia là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Cho đến nay, trận thiên tai này vẫn là một trong những thảm họa thiên nhiên gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại vì sức hủy diệt kinh hoàng mà nó gây ra cho con người.

 

2. Thảm họa động đất Haiti năm 2010

Trận động đất kinh hoàng mạnh 7 độ Richter ngày 12/1/2010 đã tàn phá thủ đô Haiti và các thành phố lân cận, cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 người. Thậm chí có nhiều số liệu thống kê rằng, số người chết thực tế rơi vào khoảng 500.000 người. Hội Chữ thập Đỏ Quốc tế cho biết, có khoảng 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất.

 

 

 
1. Thảm họa kép động đất, sóng thần tại Tohuko, Nhật Bản năm 2011

Đã 6 năm trôi qua nhưng thảm họa kép động đất, sóng thần tại Nhật Bản vẫn là nỗi kinh hoàng của người dân đất nước mặt trời mọc. Không ai có thể quên được những mất mát đau thương ấy.

Vào ngày 11/3/2011, một động đất mạnh 9 độ Richter kéo theo sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản. Sóng cao tới 40,5 m tàn phá một vùng rộng lớn ở bờ biển đông bắc Nhật Bản và khiến hàng trăm nghìn người chết và mất tích.

Không những thế, thảm họa động đất này còn gây ra hỏa hoạn, lở đất cho nhiều tỉnh dọc bờ biển, đã làm cháy và nổ 4 lò phản ứng hạt nhân trong số 6 lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, gây rò rỉ phóng xạ khiến nước Nhật phải đối mặt với thảm họa hạt nhân chưa từng có.

 

Theo số liệu của Cơ quan xử lý thảm họa và cứu hỏa Nhật Bản ngày 5/3/2017, thảm hoạ kép động đất và sóng thần này đã cướp đi sinh mạng của gần 20.000 người và khoảng 2.500 người mất tích. Ngoài ra còn có hơn 6.000 nghìn người bị thương và hơn 127.000 ngôi nhà bị tàn phá.

 

Trước những nỗi đau mất mát vô cùng lớn, người dân Nhật Bản hàng năm đều tưởng niệm ngày xảy ra thảm họa kinh hoàng này. Trận động đất, sóng thần này được coi là động đất tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.
Núi lửa:
 

Hơn 74.000 người dân sinh sống gần khu vực núi Mayon đã phải sơ tán tới hàng chục nơi trú ẩn khẩn cấp sau khi ngọn núi lửa này thức giấc. Các quan chức Philippines lo ngại vụ phun trào này có thể kéo dài vài tháng, làm gián đoạn cuộc sống và sinh kế của người dân.


Núi lửa phun trào khiến đời sống người dân bị gián đoạn và chịu nhiều thiệt hại. Ảnh: REUTERS

Viện nghiên cứu núi lửa và địa chấn Philippines cho biết mức báo động hiện tại của núi lửa Mayon ở mức 4 và có khả năng sẽ xảy ra một vụ phun trào dữ dội. Một số thông tin cho biết núi lửa Mayon đã phun trào khoảng 50 lần trong vòng 500 năm qua.


Núi lửa Mayon đã phun trào khoảng 50 lần trong vòng 500 năm qua. Ảnh: REUTERS

Philippines có khoảng 22 ngọn núi lửa đang hoạt động. Lần phun trào của núi lửa Pinatubo vào năm 1991 là một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất thế kỷ 20 và giết chết hàng trăm người.


Tro bụi từ núi lửa phun ra bám trên lá cây. Ảnh: REUTERS

Khói bụi mù mịt xung quanh khu vực trước khi núi lửa phun trào. Ảnh: REUTERS

Quân đội Philippines hỗ trợ sơ tán người dân. Ảnh: REUTERS

Núi lửa Mayon phun ra nhiều khói bụi kèm dung nham. Ảnh: REUTERS

Quân đội Philippines hỗ trợ sơ tán người dân. Ảnh: REUTERS

Cột khói cao bốc lên từ núi lửa Mayon nhìn từ xa. Ảnh: REUTERS

Dung nham phun trào từ núi lửa. Ảnh: REUTERS

Một người lính vận động người dân sơ tán. Ảnh: REUTERS


Hàng chục ngàn người dân đang phải sống tại nơi trú ẩn khẩn cấp. Ảnh: REUTERS

Dung nham bắt đầu phun trào. Ảnh: REUTERS

Các quan chức lo ngại lần phun trào này có thể sẽ kéo dài vài tháng. Ảnh: REUTERS

Núi lửa Mayon nhìn từ xa. Ảnh: REUTERS

0
0
meyy
09/01/2022 21:07:07
+3đ tặng
NÚI LỬA:Núi lửa Tambora, đảo Sumbawa, Indonesia, VEI 7 phun trào (năm 1815)
ĐỘNG ĐẤT:núi ở Nepal phun trào (năm 2015).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo