Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại?
A. Vật rơi từ trên cao xuống.
B. Vật được ném lên rồi rơi xuống.
C. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.
D. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
Câu 2: Có Một khối đồng và một viên gạch. Cả hai được đặt ở độ cao 100m so với mặt đất. Vật nào có thế năng lớn hơn?
A. Như nhau
B. Khối đồng
C. Viên gạch
D. Chưa so sánh được
Câu 3: Kéo một vật có khối lượng 200kg lên cao 2m bằng mặt phẳng nghiêng dài 5m thì cần một công có độ lớn là 5kJ. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:
A. 80%
B. 100%
C. 20%
D. 90%
Câu 4: Một viên đạn được bắn từ mặt đất lên trên không trung. Bỏ qua ma sát và các hao phí, kết luận nào sau đây là sai?
A. Khi động năng của viên đạn giảm, thì thế năng của nó tăng
B. Khi lên đến độ cao lớn nhất, thì viên đạn có động năng lớn nhất
C. Tại mọi thời điểm, cơ năng của viên đạn là như nhau
D. Động năng của viên đạn chuyển thành thế năng và ngược lại
Câu 5: Trong các ý sau, ý nào là không chính xác?
A. Hiện tượng bức xạ nhiệt xảy ra ngay cả trong không khí
B. Trong quá trình dẫn nhiệt, nhiệt độ vật nóng hạ xuống, nhiệt độ vật lạnh tăng lên
C. Hiện tượng đối lưu xảy ra được ngay cả trong chân không
D. Khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau được tiếp xúc với nhau, thì không xảy ra quá trình truyền nhiệt
Câu 6: Không khí có khối lượng nhưng không có hình dạng xác định như chất rắn. Lý do là vì:
A. Lực liên kết giữa các phân tử không khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía.
B. Khoảng cách giữa các phân tử không khí lớn, nên khi nhìn vào, ta sẽ không nhận ra được hình dạng của không khí.
C. Các phân tử không khí không có hình dạng.
D. Tất cả các phương án đưa ra đều đúng
Câu 7: Vì sao xoong, nồi trong gia đình thường được làm bằng kim loại, mà không được làm từ sành, sứ như bát đĩa?
A. Vì kim loại nhẹ hơn sành sứ
B. Vì kim loại không ngấm nước
C. Vì kim loại dẫn điện, còn sành sứ thì không
D. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, sành sứ dẫn nhiệt kém
Câu 8: Vì sao khi xây dựng đường ray tàu hỏa, người ta phải để một khe hở giữa hai thanh ray bằng sắt?
A. Để việc lắp thanh ray được dễ dàng
B. Tiết kiệm sắt làm thanh ray
C. Vì khi nhiệt độ tăng, các thanh ray có thể dài ra
D. Để tăng ma sát giữa thanh ray và bánh xe tàu hỏa
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 9: Cho hai vật A, B tiếp xúc với nhau. Khi đó có một phần nhiệt lượng truyền từ A sang B. Có kết luận gì về nhiệt độ của hai vật A, B? giải thích? Nếu cứ để hai vật tiếp xúc, thì đến khi nào vật A thôi không truyền nhiệt cho vật B nữa? (2 điểm)
Câu 10: Người ta dùng một máy bơm có công suất 1kW và hiệu suất 85% để bơm nước từ độ sâu 5m so với mặt đất lên bể chứa cao 20m so với mặt đất. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 (4 điểm)
a) Tính lượng nước mà máy đã bơm lên được trong 1 giờ?
b) Để bơm được 6,12m3 nước thì cần thời gian là bao lâu?
c) Bể chứa có kích thước là 6m, 4m và cao 1m. Để bơm đầy bể chứa thì cần thời gian ít nhất là bao lâu?
Đáp án và thang điểm
A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | D | A | B | C | A | D | C |
Câu 2
Thế năng phụ thuộc độ cao và khối lượng của vật.
Câu 3
Công có ích là: 2000 . 2 = 4000 (J)
Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là (4000 : 5000).100% =80%
Câu 8
Khi tàu hỏa chạy qua thanh ray, ma sát giữa bánh xe và thanh ray sẽ làm thanh ray nóng lên. Thanh ray sẽ dài ra.
B. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 9
- Khi 2 vật tiếp xúc nhau nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp ⇒ vật A có nhiệt độ cao hơn vật B. (1 điểm)
- Nếu cứ để hai vật tiếp xúc nhau thì nhiệt lượng từ vật A sẽ truyền sang cho vật B đến khi vật A và vật B có nhiệt độ bằng nhau thì mới ngừng lại. (1 điểm)
Câu 10
a) 1 giờ = 3600 giây; 85% = 0,85; 1kW = 1000W (0.25 điểm)
Công mà máy bơm sinh ra trong thời gian 1 giờ là:
1000 . 3600 = 3600000 (J) (0.25 điểm)
Công có ích của máy bơm trong thời gian 1 giờ là:
3600000 . 0,85 = 3060000 (J) (0.5 điểm)
Độ cao cần phải bơm nước lên là: 10 + 12 = 22 (m)
Trọng lượng nước mà máy bơm đưa lên bể chứa trong 1 giờ là: 3060000 : 25 = 122400 (N) (0.5 điểm)
Khối lượng nước máy bơm bơm được trong 1 giờ là:
122400 : 10 = 12240 (kg)
Thể tích nước máy bơm bơm được trong 1 giờ là: 12240 kg nước = 12240 lít nước = 12,24 m3 nước (0.5 điểm)
b) Thời gian để máy bơm bơm được 6,12m3 là:
6,12: 12,24 = 0,5 (giờ) = 30 (phút) (1 điểm)
c) Thể tích của bể chứa là: 6.4.1 = 24 (m3) (0.5 điểm)
Thời gian tối thiểu để bơm nước đầy bể là:
24 : 12,24 = 1,96 (h) (0.5 điểm)
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |