Cứ đến mỗi sinh nhật hay dịp lễ Nô-en, tôi lại được mọi người tặng không biết bao nhiêu là thứ đồ chơi đẹp, lạ mắt. Cái gì tôi cũng thấy thích, thấy yêu: cái cặp sách, chiếc thắt lưng, quần bò… Nhưng tôi yêu nhất là chiếc khăn len mà mẹ đã tặng tôi vào dịp Nô-en bốn năm trước.
Năm đó, khoảng ba tuần trước ngày Giáng sinh, tôi cảm thấy mẹ đang giấu tôi một việc gì đó, một việc rất lạ. Lúc nào mẹ rảnh, tôi cũng thấy mẹ lôi mấy cuộn len ra và ngồi ngoài vườn nhà chăm chú đan khăn. Bàn tay mẹ mềm mại, dẻo dai, cẩn thận đến từng mũi. Chiếc khăn mà mẹ dan rất đẹp, tôi rất thích! Nhiều lần tôi hỏi mẹ là mẹ đan cho ai nhưng mẹ chỉ nói rằng:
– Mẹ đan tặng một em bé rất ngoan mà mẹ yêu quý.
Tôi thấy lạ lắm! Những lần tặng quà sinh nhật cho ai, mẹ đều mua những món quà khác chứ không bao giờ mẹ đan khăn cả. Tôi nghĩ chắc là mẹ muốn tạo một thứ khác biệt với mọi người. Rồi đêm Giáng sinh cũng đến, gia đình bên ngoại tôi tụ họp đông đủ ở nhà bà ngoại. Cây thông Nô-en được đặt ở giữa nhà, bên dưới là rất nhiều gói quà đủ màu sắc gối đầu lên nhau trông rất đẹp mắt. Nhưng có một món quà được bọc trong một chiếc hộp nhỏ bọc giấy màu lạ mắt mà tôi không thể đoán được đó là món quà của ai và đó là gì. Đến giờ phút quan trọng nhất, lúc 12 giờ, tất cả mọi người cùng nhau hát bài: “Chúc mừng Giáng sinh”, sau đó chúng tôi tự lấy một món quà có tên mình trên hộp quà.
Thật tình cờ là món quà dặc biệt đó lại chính là quà dành cho tôi và khi tôi bóc ra, tôi thấy ngạc nhiên khi trong đó là một chiếc khăn len màu hồng xen trắng giống chiếc khăn tuần trước mẹ đã đan. Trên đó có ghi dòng chữ: “Dành tặng con gái mẹ. Mẹ mong con mẹ sẽ cảm thấy ấm áp và sẽ không bị ho giữa mùa đông lạnh giá với chiếc khăn này. Con hãy học thật giỏi và thật ngoan nhé! Mẹ luôn tin rằng con gái mẹ sau này sẽ thành đạt”.
Tôi thấy hạnh phúc và cảm động làm sao trước sự yêu thương của mẹ dành cho tôi. Thế là từ nay, tôi luôn có chiếc khăn len mà có lẽ không phải ai cũng có được, vì nó mang một ý nghĩa sâu sắc. Tôi chợt nhớ lại khi đó mẹ tranh thủ thời gian quý báu để hoàn thành chiếc khăn đúng vào dịp lễ Giáng sinh. Mẹ đã muốn làm tôi bất ngờ và sẽ cảm thấy vui khi nhận được chiếc khăn và mẹ đã làm được điều đó.
Chiếc khăn rất mềm. Nó dài khoảng 120cm, có mấy cái dây tua ở đầu khăn và cuối khăn. Nó có nhiều họa tiết trang trí độc đáo. Hai chú chim bồ câu màu trắng ở hai bên tượng trưng cho bầu trời hòa bình. Còn có cả những họa tiết bằng nét thẳng của người miền núi xen lẫn với nét cong của người dân đồng bằng. Tôi hiểu được rằng, mẹ muốn nói với tôi: tất cả mọi người đều phải yêu thương nhau, gắn bó với nhau, không phân biệt giàu nghèo hay đằng trong, đằng ngoài.
Trên khăn, mẹ còn viết lên đó một số kí hiệu mà tôi không hiểu. Đó chính là một mảng màu vàng nhạt, rồi đến màu trắng và cuốĩ cùng là màu đen. Tôi đã hỏi mẹ nhưng mẹ bảo tôi nên tự tìm hiểu thì sẽ cảm thấy lí thú hơn. Tôi suy nghĩ mãi rồi đến một ngày, tôi học được bài học về người da màu trên thế giới. Lúc đó, tôi mới biết mẹ muốn nói cho tôi rằng mẹ không muôn trên Trái Đất có sự phân biệt tộc người. Tôi biết mẹ là một con người nhạy cảm, mẹ nghĩ gì cũng rất sâu sắc. Những họa tiết mà mẹ đã đan trên chiếc khăn cũng là những vấn đề chính trên thế giởi. Mẹ đã muốn nói cho tôi rất nhiều điều có ý nghĩa. Tôi cảm thấy thật sung sướng khi có một người người mẹ như vậy!
Chiếc khăn đã gắn bó với tôi suốt hai năm nay. Bao giờ tôi cũng đặt nó vào trong một chiếc hộp rất đẹp ở tủ quần áo. Những lúc tôi quàng khăn vào cổ, tôi thấy thật ấm áp, cảm giác như tôi đang được mẹ ôm vào lòng, được sưởi ấm trong vòng tay thân thương của mẹ. Chiếc khăn đã gắn với tôi “một trời kỉ niệm”.
Chiếc khăn như một người bạn trung thành luôn ở bên tôi. Tôi cảm thấy càng ngày mẹ con tôi càng gần gũi nhau hơn, tình cảm giữa hai mẹ con ngày càng thắm thiết. Chiếc khăn đã chỉ cho tôi biết điều mà mẹ hi vọng ở tôi bấy lâu nay. Tôi tự hứa sẽ cố gắng học thật tốt để mẹ vui lòng.
Tôi cảm thấy chiếc khăn giống như một người bạn tâm tình luôn sát cánh cùng tôi xua tan đi nỗi buồn và vượt qua những lúc tôi gặp khó khăn. Dù mai sau, tôi có nhiều chiếc khăn đẹp hơn, trang trọng hơn đi chăng nữa thì chiếc khăn len này vẫn luôn là chiếc khăn mà tôi yêu nhất, ý nghĩa nhất với tôi.
Văn Biểu Cảm Về Đồ Vật Lớp 7 Sinh Động – Bài 14
Bài văn biểu cảm về đồ vật lớp 7 sinh động sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong đồ dùng học tập của học sinh, là một trong những phát minh độc đáo của con người nhằm phục vụ cho việc lưu giữ, ghi chép lại những sự vật, hiện tượng trong đời sống. Đó chính là cây bút bi – Một vật dụng nhỏ bé nhưng vô cùng hữu ích trong cuộc sống, đặc biệt là trong hoạt động học tập của học sinh.
Bút bi là tên gọi của một loại bút mực. Vì loại bút này có đặc điểm sử dụng đó là nhờ sự linh hoạt của viên bi nhỏ đầu bút. Viên bi này có thể lăn qua lăn lại trơn tru, dễ dàng để tạo ra mực mà người ta gọi với cái tên bút bi.
Về mặt cấu tạo thì bút bi có những bộ phận chính sau: Vỏ bút – đây là nơi người viết sẽ cầm để di chuyển bút, tạo ra các đường nét, nó cũng là bộ phận có vai trò bảo vệ ruột bút. Thông thường, vỏ bút thường được thiết kế với kích cỡ vừa tay người cầm, kích cỡ thường thấy của một cây bút bi là khoảng bằng ngón tay trỏ. Đặc biệt là phần chân bút, ở đó có những đường viền nổi, những hoa văn để tạo độ ma sát với tay người sử dụng. Nhờ đó mà cây bút sẽ không bị trơn, bị tuột khỏi tay của người viết.
Bộ phận thứ hai của cây bút bi, đó là phần ruột bút. Đây là nơi chứa mực, là bộ phận quan trọng nhất của cây bút. Phần ruột bút rất nhỏ, trong đó có chứa mực, trong quá trình sử dụng, mực bút sẽ được bơm xuống thân bút, giúp cho bút có thể viết ra mực. Tuy nhiên, để viết được thì cây bút không thể thiếu một bộ phận quan trọng đó chính là đầu bút. Đầu bút được làm bằng kin loại, gắn với ống đựng mực. Trên đỉnh của ngòi bút là một viên bi nhỏ có thể di chuyển, viên bi này có thể lăn ra mực, điều tiết được lượng mực không ra nhiều quá, không ra ít quá. Vì kích cỡ viên bi rất nhỏ nên nếu không để ý sẽ khó có thể thấy được.
Một bộ phận nữa của cây bút đó chính là lò xo và đầu nhấn của bút. Lò xo làm cho cây bút có độ đàn hồi mà khi người sử dụng nhấn đầu bút thì cây bút có thể bật lên, bật xuống phục vụ mục đích sử dụng và bảo vệ bút. Những bộ phận của cây bút được lắp ráp lại với nhau để tạo ra một cây bút hoàn chỉnh.Thao tác lắp ráp này rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể tháo ra, lắp vào một cách dễ dàng.
Bút bi là một phát minh độc đáo, sáng tạo ở thế kỉ hai mươi. Trước đó, loại bút mà ông cha ta sử dụng đó chính là bút lông, loại bút này rất dễ bị lem mực, nếu kĩ thuật viết không tốt thì các chữ sẽ không rõ ràng vì đầu bút rất lớn, khi viết sẽ bị tõe ra các bên. Tuy nhiên, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người, đề cao sự tiện ích cho người sử dụng thì cây bút bi đã được ra đời. Khi mới được phát minh, cây bút không được gọn nhẹ và sử dụng dễ dàng như ngày nay, nhưng trong quá trình sử dụng con người đã cải tiến cây bút bi để từ đó có được sự tiện ích như cây bút bi ngày nay.
Bút bi là vật dụng vô cùng hữu ích đối với cuộc sống con người, nó giúp những em học sinh ghi chép lại bài học, ghi chép lại những kiến thức đã được học. Giúp cho người sử dụng ghi chép, lưu giữ từ số liệu, sự kiện và cả những kỉ niệm đáng nhớ trong đời. Vì vậy mà cây bút tuy nhỏ bé, giá cả phải chăng nhưng vai trò của nó đối với cuộc sống của con người thì không nhỏ bé, tầm thường một chút nào.