Tính chất vật lí:
- Chì có màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉn nhanh trong không khí tạo ra màu tối. Nó là kim loại màu trắng xanh, rất mềm, dễ uốn và nặng, và có tính dẫn điện kém so với các kim loại khác.
- Chì là kim loại nặng, có khối lượng riêng là 11,34 g/cm3, nóng chảy ở 327,40C và sôi ở 17450C.
2. Nhận biết
- Sử dụng dung dịch kiềm đặc, thấy chì tan dần, sủi bọt khí không màu
Pb + 2NaOH (đặc) + 2H2O → Na2[Pb(OH)4] + H2
III. Tính chất hóa họcChì có tính khử yếu. Pb → Pb2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
Pb + F2 → PbF2
Pb + O2 → PbO
b. Tác dụng với axit
- Chì không tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng do các muối chì không tan bao bọc bên ngoài kim loại.
- Chì tan nhanh trong dung dịch H2SO4 đặc nóng
Pb + 3H2SO4 → Pb(HSO4)2 + SO2 + 2H2O.
- Chì dễ dàng tan trong dung dịch HNO3, tan chậm trong HNO3 đặc.
3Pb + 8HNO3 (loãng, nóng) → 3Pb(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
c. Tác dụng với dung dịch kiềm
- Chì cũng tan chậm trong dung dịch kiềm nóng.
Pb + 2NaOH (đặc) + 2H2O → Na2[Pb(OH)4] + H2
IV. Trạng thái tự nhiên- Chì kim loại có tồn tại trong tự nhiên nhưng ít gặp.
- Khoáng chì chủ yếu là galena (PbS), trong đó chì chiếm 86,6% khối lượng. Các dạng khoáng chứa chì khác như cerussite (PbCO3) và anglesite (PbSO4).
V. Điều chế - Các quặng sulfua của chì được đốt cháy chủ yếu tạo ra chì oxit và một hỗn hợp sulfat và silicat của chì và các kim loại khác có trong quặng.
- Chì oxit tách ra từ quá trình đốt cháy được khử trong lò cao bằng than cốc
PbO + CO → Pb + CO2