Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày điều kiện kết hôn

Trình bày điều kiện kết hôn. Thế nào là hôn nhân trái pháp luật và việc sử lí hôn nhân trái pháp luật
1 trả lời
Hỏi chi tiết
52
0
0
Minseokie_
13/02/2023 11:13:19

Cụ thể các điều kiện bao gồm:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”
 

- Những trường hợp cấm kết hôn.

+ Quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời không có tính khả thi khi áp dụng tại các vùng dân tộc thiểu số. (Ví dụ như đồng bào dân tộc Xinh Mun trên địa bàn huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La còn có hôn nhân cận huyết nhiều)

+ Kết hôn trái pháp luật được hiểu: “ Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”. Như vậy trong Điều 8 có dẫn chiếu đến các điểm a,b,c,d khoản 2 Điều 5 của Luật quy định các hành vi bị cấm. Trong đó tại điểm c quy định cấm “ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Những trường hợp người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác trên thực tế xãy ra khá nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ nói riêng, phá vỡ hạnh phúc gia đình vốn đang tốt đẹp, nhưng rất khó giải quyết. Muốn xác định chung sống như vợ chồng với nhau phải đáp ứng nhiều khía cạnh pháp lý, do vậy đường lối giải quyết của địa phương đa phần là vận động, giải thích pháp luật để các bên chấm dứt quan hệ sai trái.

+ Về việc xác định thế nào là người đang có vợ, có chồng. Trên thực tế việc xác định tình trạng hôn nhân của các bên không phải lúc nào cũng đơn giản. Tuy nhiên rất khó xác định họ chung sống với nhau từ thời điểm nào, thế nào là chung sống với như vợ chồng, đặc biệt đối với những cặp không sống chung thường xuyên tại một địa phương. Vì vậy dẫn đến tình trạng người đang có vợ hoặc có chồng vẫn được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận yêu cầu đăng kí kết hôn.

+ Về quy định cấm người mất năng lực hành vi dân sự. Người mất năng lực dân sự được hiểu là người bị mắc căn bệnh làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Trên thực tế có rất ít người là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,em.... yêu cầu tòa án tuyên bố người thân của mình bị mất năng lực hành vi dân sự nên vẫn có nhiều trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự được đăng kí kết hôn. Nhiều cơ quan đăng kí kết hôn còn lúng túng trong việc xác minh người này có thuộc diện cấm kết hôn không. Thực tiễn giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình liên quan vấn đề này đã phát sinh vấn đề: Có nhiều trường hợp vì một số lý do mà kết hôn với người thực tế không thể nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, khi nhận ra hoặc không thể chung sống với người này được nữa, người vợ/ chồng có nhu cầu muốn ly hôn được hướng dẫn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định. Tòa án thụ lý yêu cầu giải quyết hủy hôn nhân trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền (cụ thể là Hội liên hiệp phụ nữ,…) thì gặp phải ý kiến phản đối của phía gia đình người vợ/chồng và Ủy ban nhân dân nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Ủy ban nhân dân nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho rằng: Họ đã tiến hành làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật (vì người vợ/chồng chưa bị Toà án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. Do đó người vợ/chồng tuy không thể nhận thức, không làm chủ hành vi nhưng chưa có quyết định của Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn coi là người bình thường). Một số trường hợp kết hôn và đã gây hậu quả xấu cho xã hội.

+ Quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đặc biệt đối với trường hợp chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987. Theo quy định tại Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì những trường hợp này xem như đã có đăng ký kết hôn, trong mọi giao dịch của họ được xem là vợ chồng hợp pháp. Nhưng trên thực tế đối với trường hợp này khi tham gia giao dịch ở một số lĩnh vực khác như cư trú, đất đai chẳng hạn thì cơ quan tiếp nhận yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh quan hệ vợ chồng hợp pháp. Từ đó, đã lộ ra những hạn chế nhất định.

Để góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật về điều kiện kết hôn, cần một số Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn như sau:

Thứ nhất, Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền: Cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền hợp lý để nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật của người dân. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của việc thẩm định sự tự nguyện kết hôn và nâng cao trình độ của các cán bộ trong các cơ quan nhà nước như tình trạng người thuộc trường hợp cấm kết hôn vẫn kết hôn.

Thứ hai, Cần sửa đổi khoản 3 điều 8 luật Hôn nhân và gia đình theo hướng giống như điểm b điều 7 Luật HN & GĐ năm 1986 chỉ quy định người mất năng lực hành vi dân sự là người không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, khi có yêu cầu đăng kí kết hôn sẽ được cơ quan giám định tư pháp xác định xem có đủ điều kiện sức khỏe không. Để hạn chế tình trạng nhiều người thực tế đã rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự nhưng chưa bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự vẫn được cho đăng ký kết hôn, dẫn đến những hậu quả xấu cho xã hội, Luật Hôn nhân và gia đình cần quy định chi tiết hơn về trường hợp này theo hướng: trong trường hợp có dấu hiệu bị mất năng lực hành vi dân sự… thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét trước khi cho đăng ký kết hôn.

 Thứ ba, Cần có quy định thủ tục rõ ràng xác minh quan hệ nhân thân của các bên kết hôn. Công tác đăng kí và quản lý hộ tịch cần quy định rõ thủ tục xác minh quan hệ nhân thân của người kết hôn, kết quả phải được thể hiện bằng văn bản.

Thứ tư, Phát huy một cách tối ưu đối với những quy định trong pháp luật chuyên ngành. Bởi vì pháp luật chuyên nganh đã được các chuyên gia có kiến thức pháp luật về chuyên môn rất cao và được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn. Tránh trường hợp luật chuyên ngành đã quy định khá cụ thể, nhưng khi áp dụng lại bị ràng buộc bởi văn bản pháp luật khác có liên quan. Từ đó tạo ra khe hở, dẫn đến sự tùy tiện cho người thực hiện. Cần có quy định của pháp luật thể hiện trong văn bản một cách cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh việc quá nhiều văn bản cùng quy định cho một nội dung hoặc nhiều Điều, Khoản của văn bản quy định cho một vấn đề, làm cho người thực hiện xác định dẫn chiếu pháp luật sai.

Thứ năm, Xây dựng hệ thống danh mục các tập quán tốt đẹp trong hôn nhân và gia đình để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo