II. CÁC KIỂU HƯỚNG ĐỘNG
1. Hướng sáng
- Hướng sáng là sự sinh trưởng của thân (cành) cây hướng về phía ánh sáng.
- Tính hướng sáng của thân, cành là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng →→ Hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại →→ Hướng sáng âm.
- Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích.
- Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.
2. Hướng trọng lực (Hướng đất)
- Hướng trọng lực là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực.
- Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm.
3. Hướng hóa
- Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học.
- Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng…
- Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó…
- Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất.
4. Hướng nước
- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước.
- Hướng hóa và hướng nước có vai trò giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất.
5. Hướng tiếp xúc
- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
- Cơ sở của sự uốn cong trong tiếp xúc:
+ Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan.
+ Các tế bào tại phía không được tếp xúc kích thích sinh trưởng nhanh hơn làm cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.