LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích từ nhận ra phiến trát đến vào đây

phân tích nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích từ nhận ra phiến trát đến vào đây
 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
21:14 lên cao
= lazi Q Tìm kiếm
Q
Hỏi +
đã tạo ra một Huấn Cao tài hoa hiếm có.
Zalo
-
Thứ hai, sự tài hoa của Huấn Cao còn được thể
hiện rất rõ và trực tiếp qua cảnh cho chữ xưa nay
chưa từng có. Một cảnh tượng được Nguyễn Tuân
trân trọng dụng công miêu tả tỉ mỉ để xứng tầm với
sự tài hoa của Huấn Cao và cái tâm của quản ngục.
100%
Cái tài của Huấn Cao là cái tài mang tính văn hóa,
nghệ sĩ, chỉ những người trí thức có chí lớn mới tu
dưỡng rèn luyện mà gìn giữ được. Những con chữ ấy
đâu chỉ là vật vô tri. Nó “nói lên hoài bão tung hoành
của một đời con người”. Cũng chính cái tài đó của
Huấn Cao đã có sức cảm hóa, giúp cho viên quản
ngục thay đổi cả hành động, tâm hồn và quan niệm
sống; làm bừng sáng cái quan hệ vốn đối nghịch
thành hòa hợp tri kỉ, tri âm giữa Huấn Cao và thầy trò
quản ngục
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-ve-
dep-hinh-tuong-nhan-vat-huan-cao
Thu gọn (-)
I Shopee Hàng Chính Hãng Công Nghê
Miếng Dán Skin Laptop Xe LTX - 205 NoBrand
28.000₫
Mua sắm ngay bây giờ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
272
1
0
Phonggg
01/01/2023 01:14:35
+5đ tặng

  Huấn Cao – một vị anh hùng lý tưởng đứng hiên ngang bất khuất giữa trang văn đầy nghệ thuật và lãng mạn của nhà văn Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Chữ người tử tù”. Người anh hùng ấy đến giây phút sắp kề dao vào cổ vẫn luôn thể hiện ý chí anh dũng và tấm lòng trong sạch của mình, quyết hy sinh chứ không bao giờ chịu khuất phục dưới chân kẻ thù. Và cũng thật đáng khâm phục cho ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân đã để lại cho đời một nhân vật lý tưởng với những vẻ đẹp kiêu hãnh, tự hào rất đáng để thế hệ sau noi theo.

     Là nhà văn “duy mỹ”, suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết, mang đến cho người đọc bao hình tượng đẹp. Tập truyện “Vang bóng một thời” có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ, đánh thơ… Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí. “Chữ người tử tù” là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy và Huấn Cao là nhân vật được ông miêu tả đặc sắc nhất. Đó là anh hùng thời loạn hội tụ những phẩm chất tài năng: khí phách hiên ngang - thiên lương trong sáng - tài hoa uyên bác. Huấn Cao được xây dựng từ một nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX, là hiện thân của võ tướng – người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, một nhà thơ, nhà thư pháp Cao Bá Quát lừng lẫy một thời. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này đã tự nhiên đi vào trang văn và hiện lên lung linh sáng tỏa trên từng con chữ.

      Là người chọc trời khuấy nước, không chịu được triều đình phong kiến ngày càng suy thoái, mục nát, Huấn Cao chống lại triều đình ấy. Bị gọi là giặc nhưng là vì nghĩa lớn, vì lí tưởng lớn nên điều đó có hề gì. Đến khi bị bắt giam, sắp lên đoạn đầu đài Huấn Cao vẫn hiên ngang, bất khuất "đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là...". Trong những ngày ở nhà giam tỉnh Sơn, Huấn Cao vẫn giữ phong thái ung dung, tự do, tự tại, không quan tâm đến bất kì ẩn ý nào trong cách cư xử đặc biệt của quản ngục. Ông thản nhiên nhận rượu thịt của quản ngục và coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.

      Dưới con mắt Huấn Cao, bọn cầm quyền chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng. Ông không thèm chấp lời dọa dẫm của tên lính áp giảI khi cùng các bạn tù thực hiện động tác " dỗ gông" trước cửa nhà lao. Khi viên quản ngục đến tận phòng giam, khép nép hỏi ông có cần gì nữa không, ông trả lời như hắt nước vào mặt quản ngục: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Phân biệt đãi mà vẫn tỏ ra khinh bạc với quản ngục. Đó là khí phách của một trang anh hùng đầy dũng khí, vẫn bình tĩnh sống những ngày cuối đời một cách oanh liệt.

      Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, không sợ bạo lực, cường quyền nhưng Huấn Cao lại coi trọng bản chất tốt đẹp của con người. Trong phần người sâu thẳm mà đôi khi vì hoàn cảnh, người ta phải giấu kín, việc ông cho chữ và lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của Huấn Cao. Lời ấy là tiếng lòng, là tâm huyết của ông: "Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Ông yêu cái đẹp và trân trọng người biết yêu cái đẹp. Huấn Cao hiểu được tấm lòng quản ngục thì sẵn sàng cho chữ, bởi ông cảm là cảm cái bản chất thiên lương.

     Cảnh cho chữ là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” đã làm cho bức chân dung nhân vật Huấn Cao, ngục quan, thầy thơ lại trong cảnh tượng ấy, vô hình trung đã trở thành tương tri, tương thân, tâm đắc trong việc sáng tạo cái đẹp. Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, mùi mực thơm, màu trắng của tấm lụa bạch như xua tan đi bóng tối ngục thất đầy mạng nhện, tổ rệp, phân gián, phân chuột. Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc hay ánh sáng thiên lương làm cho hình ảnh tử tù Huấn Cao thêm ngạo nghễ, uy nghi. Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tử tù vung bút viết “những nét chữ vuông vắn rõ ràng”. Thật là đĩnh đạc, đường hoàng, sau khi “đề xong lạc khoản”, Huấn Cao khen mùi mực thơm, “thở dài” đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy, nói: “… Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Hình ảnh quản ngục “nước mắt rỉ vào kẽ miệng” vái tử tù một vái, nghẹn ngào nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” đã làm cho hình ảnh Huấn Cao trở nên kì vĩ. Sắp bước lên đoạn đầu đài vẫn quyết giữ vững thiên lương. Kẻ “làm giặc” không thể có cái tâm thế ấy.

     Quả thật “Văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức” (Vũ Ngọc Phan). Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao rất đặc sắc. Hầu như không có chi tiết nghệ thuật nào thừa. Tiếng đồn đại, lai lịch, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật được tác giả lựa chọn rất “đắt” làm hiện lên một Huấn Cao hiên ngang bất khuất, tài tử tài hoa, quý trọng bằng hữu và trân trọng những tấm lòng biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ. Từ một nhân vật lịch sử trong thế kỉ XIX gắn liền với những giai thoại, những câu đối: “Một chiếc cùm lim chân có đế – Ba vòng xích sắt bước thì vương”…, Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên một hình tượng văn học Huấn Cao cho chữ trước lúc ra pháp trường. Văn học lãng mạn Việt Nam thời tiền chiến chỉ có một hình tượng Huấn Cao đẹp bi tráng như vậy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư