Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của anh chi về nhân vật Chi Phèo trích trong truyện Chi Phèo của Nam Cao

Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh chi về nhân vật Chi Phèo trích trong truyện Chi Phèo của Nam Cao
Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì
lần này là lần thứ nhất hẳn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên
cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hẳn nhìn
bát chảo bốc khỏi mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hẳn rồi lại toe toét cười. Trông
thị thể mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì
nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không
đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hẳn ăn nóng. Hẳn cầm lấy bát chảo đưa lên mồm. Trời ơi cháo
mới thơm làm sao! Chi khỏi xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một hip và
nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng chảo hành ăn rất
ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hẳn mỏi nếm mùi vị chảo?
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời. Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!
Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Hẳn nhớ đến “bà ba”, cải con
quỹ cái hay bắt hẳn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa. Nó chỉ nghĩ đến sao cho
thoả nó chỉ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng
cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Và lại bị một con đàn
bà gọi đến mà bóp chân? Hắn thấy nhục hơn là thích huống hồ lại sợ.....
(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 150)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
143
1
0
Sayyy hiiii
02/01/2023 10:06:30
+5đ tặng

Chí Phèo là tên nhân vật trong một truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Các tác phẩm của Nam Cao thường xuyên đi sâu vào khai thác diễn biến tâm lí, nội tâm của nhân vật một cách sâu sắc. Chí Phèo chính là một tấn bi kịch của người nông dân bị tha hóa trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công. Thông qua tác phẩm Chí Phèo, tác giả đã mang đến cho người đọc những thông điệp về giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Nhân vật Chí Phèo vốn là một thanh niên hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào bước đường cùng. Là một đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, Chí được một bác phó cối không con đem về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà khác. Hoàn cảnh éo le không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi, Chí lớn lên như cây cỏ, chẳng được ai ban cho chút tình thương. Trong khoảng thời gian làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí được tiếng là hiền như đất. Dù nghèo khổ, không được giáo dục nhưng Chí vẫn biết đâu là phải trái, đúng sai, đâu là tình yêu và đâu là sự dâm đãng đáng khinh bỉ. Mỗi lần bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Và cũng như biết bao nông dân nghèo khác, Chí đã từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm: Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Nếu làm ăn khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Một con người rất lành rồi cái mầm thiện trong con người Chí sớm bị quật ngã tả tơi và không sao gượng dậy được nữa.

Có ai ngờ đâu một anh canh điền chất phác đến thật thà ấy đã thực sự bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày, để rồi biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông vô lối, lí Kiến đã nhẫn tâm đẩy anh Chí vào tù và nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí thành một con người khác hẳn. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương và bi kịch trong cuộc đời Chí. Nhưng có thể nói nguyên nhân sâu xa chính là xã hội đương thời với những thế lực bạo tàn luôn tìm cách vùi dập những người nông dân thấp cổ bé họng như Chí. Chí bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.

Khi ra tù, Chí như đã biến thành một con người hoàn toàn khác trước, với một cái tên sặc mùi giang hồ là Chí Phèo.

Khi mà Chí Phèo trở về làng Vũ Đại, cái mảnh đất quần ngư tranh thực, cá lớn nuốt cá bé ấy, Chí Phèo không thể hiền lành, nhẫn nhục như trước nữa. Hắn đã nắm rõ được quy luật khắt khe của sự sinh tồn: những kẻ cùng đinh càng hiền lành càng bị ức hiếp đến không thể ngóc đầu lên được. Hắn dường như đã hiểu và biết rằng phải dữ dằn, lì lợm, tàn ác mới mong tồn tại. Hắn đã mượn men rượu để tạo ra những cái đó. Hắn chìm ngập trong những cơn say triền miên và làm những việc như rạch mặt ăn vạ, đâm chém người cũng trong cơn say. Chí Phèo đã bị bá Kiến – kẻ thù của hắn biến thành con dao trong tay cường hào, thâm độc.

Và với nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã phản ánh chân thực và sinh động bi kịch bị hủy diệt tâm hồn và nhân phẩm của những người nông dân nghèo khổ. Chí Phèo đã bị sa lầy trong vũng bùn của sự tha hóa mà không thể nào gượng đứng lên được, càng lúc càng lún sâu xuống đáy. Cũng có lẽ rằng hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp của mọi người, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Và vô tình hắn cũng đã đập nát tất cả những gì thuộc về tư cách của một con người trong hắn. Tất cả dân làng Vũ Đại đều quay lung lại với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Người ta rất sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc gần giống như mặt của một con thú dữ, sợ con quỷ trong tâm hồn hắn.

Có thể nói để giành lại sự sống cho tâm hồn, thì Chí Phèo buộc phải từ bỏ thể xác. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống của một người lương thiện. Cái chết vật vã, đau đớn và câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện ? còn làm day dứt và ám ảnh lương tâm người đọc cho đến tận ngày nay. Đó cũng là câu hỏi lớn của Nam Cao: Làm thế nào để con người được sống đích thực là con người trong cái xã hội tàn bạo ấy?

Với truyện ngắn đặc sắc “Chí Phèo’, Nam Cao đã thực sự đạt tới tầm cao của tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng. Nhà văn không dừng ở hiện tượng bên ngoài mà đi sâu vào thể hiện bản chất bên trong của con người. Nam Cao cũng đã chứng tỏ bút lực già dặn của mình qua tài nghệ xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ý nghĩa xã hội của hình tượng Chí Phèo rất lớn và sức sống của nó cũng thật lâu dài. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã tôn vinh tên tuổi Nam Cao trong lịch sử văn chương của nước ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo