Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu tính chất hóa học cơ bản của oxit, axit, bazơ, muối. Mỗi tính chất viết 1 phương trình

11 trả lời
Hỏi chi tiết
3.522
7
6
....^_^....
09/08/2018 15:21:59
Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Thí dụ:
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là:
Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
b) Tác dụng với axit:
Oxit bazơ + axit → muối + nước
Thí dụ: BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Thí dụ: CaO + CO2 → CaCO3

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
6
Camsamita
09/08/2018 15:23:34
Oxit axit: oxit axit có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Thí dụ: SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ:
Oxit axit + dd bazơ → muối + nước.
Thí dụ: CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
Những oxit khác như SO2, P2O5,…. Cũng có phản ứng tương tự.
c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.
Thí dụ: CO2 + BaO → BaCO3
3
5
Camsamita
09/08/2018 15:24:13
Tính chất hóa học của axit
1.Axit làm đổi màu giấy quì tím:
- Ở điều kiện bình thường, giấy quỳ tím là giấy có màu tím, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Do đó dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
- Dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.
2. Axit tác dụng với kim loại:
- Nguyên tắc:  Axit + kim loại -> muối + H2
- Điều kiện phản ứng:
  • Axit:  thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)
  • Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K    ... Na .....Ca ....Mg ....Al ...Zn ... Fe ... Ni... Sn ... Pb ... H ... Cu ... Hg... Ag... Pt.... Au
Khi ... nào ..cần...may... áo... Záp ...sắt. ..nên...sang... phố ... hỏi.. cửa ...hàng... á.. phi.... âu
- Ví dụ:
2Na + 2HCl  = 2NaCl + H2
Mg + H2SO4(loãng) = MgSO4 + H2
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2
- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)
3. Tác dụng với bazơ:
- Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước
- Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa
- Ví dụ: 
NaOH + HCl = NaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl = MgCl2+ 2H2O
4. Tác dụng với oxit bazơ:
- Nguyên tắc:  Axit + oxit bazơ -> muối + Nước
- Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.
- Ví dụ: 
Na2O + 2HCl = 2NaCl + H2O
FeO + H2SO4(loãng) = FeSO4 + H2O
CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O
5. Tác dụng với muối:
- Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) -> Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).
- Điều kiện:
  • Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra 
  • Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi 
  • Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh.
- Ví dụ: 
H2SO4 + BaCl2 = BaSO4(r) + 2HCl
K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)
 
7
4
Camsamita
09/08/2018 15:24:31
Tính chất hóa học của bazơ
1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Thí dụ: Cu(OH)2 t0→→t0 CuO + H2O
2Fe(OH)3 t0→→t0 Fe2O3 + 3H2O
4
4
Camsamita
09/08/2018 15:24:53
Tính chất hóa học của muối
1. Tác dụng với kim loại
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
2. Tác dụng với axit
Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muỗi
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
4. Tác dụng với dung dịch bazơ
Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
5. Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
Thí dụ: 2KClO3 t0→→t0 2KCl + 3O2
CaCO3 t0→→t0 CaO + CO2
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch
1. Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Thí dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.
Chú thích: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
Thí dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
4
3
Nguyễn Tấn Hiếu
09/08/2018 15:26:55
....^_^.... ơi không có oxit bazo ở đề bài nhé
Tính chất hóa học của axit
1.Axit làm đổi màu giấy quì tím:
- Ở điều kiện bình thường, giấy quỳ tím là giấy có màu tím, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Do đó dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
- Dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.
2. Axit tác dụng với kim loại:
Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K ... Na .....Ca ....Mg ....Al ...Zn ... Fe ... Ni... Sn ... Pb ... (H) ... Cu ... Hg... Ag... Pt.... Au
Khi ... nào ..cần...may... áo... Záp ...sắt. ..nên...sang... phố ... hỏi.. cửa ...hàng...á.. phi.... âu

- Ví dụ:
2Na + 2HCl = 2NaCl + H2
3. Tác dụng với bazơ:
- Ví dụ:
NaOH + HCl = NaCl + H2O
4. Tác dụng với oxit bazơ:
- Ví dụ:
Na2O + 2HCl = 2NaCl + H2O
5. Tác dụng với muối:
- Ví dụ:
H2SO4 + BaCl2 = BaSO4(r) + 2HCl
2
4
Camsamita
09/08/2018 15:29:45
Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?
a) Tác dụng với nước: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Thí dụ:
K2O + H2O → 2KOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là:
Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
b) Tác dụng với axit:
Oxit bazơ + axit → muối + nước
Thí dụ: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Thí dụ: K2O + CO2 → K2CO3
3
3
Nguyễn Tấn Hiếu
09/08/2018 15:29:59
Tính chất hóa học của bazơ
1, Tác dụng với chất chỉ thị màu :
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2, Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước :
Ví dụ :
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3, Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước :
Ví dụ :
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
4, Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới:
Ví dụ :
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
5, Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước :
Ví dụ : 
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
2
4
Nguyễn Tấn Hiếu
09/08/2018 15:33:59
Tính chất hóa học của muối
1, Tác dụng với kim loại :
Ví dụ :
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
2, Tác dụng với axit :
Ví dụ :
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
3, Tác dụng với dung dịch muối :
Ví dụ :
AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
4, Tác dụng với dung dịch bazơ :
Ví dụ :
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
5, Phản ứng phân hủy muối :
Ví dụ :
2KClO3 → 2KCl + 3O2
II/ Phản ứng trao đổi trong dung dịch :
1, Định nghĩa: Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
2, Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi :
Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Ví dụ :
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
2
3
Nguyễn Tấn Hiếu
09/08/2018 15:40:38
Tính chất hóa học của oxit
Trong oxit thì gồm có oxit bazơ, oxit axit, oxit trung tính và oxit lưỡng tính
1, Oxit bazơ :
a, Tác dụng với nước :
Ví dụ :
Na2O + H2O → 2NaOH
Những oxit bazơ tác dụng với nước và do đó cũng tan được trong nước là :
Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO.
b, Tác dụng với axit :
Ví dụ :
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
c, Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối :
Ví dụ :
CaO + CO2 → CaCO3
2, Oxit axit :
a, Tác dụng với nước :
Ví dụ :
SO3 + H2O → H2SO4
Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.
b, Tác dụng với dung dịch bazơ :
Ví dụ :
CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
c, Tác dụng với oxit bazơ :
Ví dụ :
CO2 + BaO → BaCO3
3, Oxit lưỡng tính : Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịc bazơ, gọi là oxit lưỡng tính. Thí dụ như: Al2O3, ZnO, SnO, Cr2O3,…
Ví dụ :
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
4, Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối) : Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch, bazơ, nước, gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…
1
3
Phúc Anh ™
09/08/2018 15:40:55
Bài làm
Nội dung Text: Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Phân loại oxit - Bài giảng Hóa 9 - GV.Lê H.Đức
  1. BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỌC LỚP 9 BÀI 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT. KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
  2. Mục tiêu HS cần đạt được sau khi học: 1.Kiến thức: - HS biết được những tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, và dẫn ra dược những tính chất hóa học tương ứng với mỗi tính chất. - Học sinh hiểu được cơ sở phân loại các hợp chất oxit axit và oxit bazơ, là dựa vào tính chất hóa học của chúng. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết PTHH. - Rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH. 3.Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích say mê môn học.
  3. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi: Cho các oxit sau: CaO; P2O5; BaO; CO2; Na2O; SO3; CuO; SO2 Hãy phân loại và gọi tên các oxit? Oxit bazơ Oxit axit CaO P2O5 BaO CO2 Na2O SO3 CuO SO3
  4. I. Tính chất hóa học của oxit a. Thí nghiệm
  5. * Thí nghiệm 1 Cách tiến hành Hiện tượng Kết luận (PTHH) Cho vào: -ống nghiệm 1: - ống nghiệm 1: Không có hiện bột CuO màu đen. tượng xảy ra. Chất CuO không phản - ống nghiệm 2: lỏng trong ống ứng với nước. mẩu vôi sống CaO nghiệm không làm - Thêm vào mỗi cho quỳ tím chuyển ống 2->3ml nước, màu. lắc nhẹ - ống nghiệm 2: CaO phản ứng với -Dùng đũa thuỷ vôi sống (CaO) tinh nhỏ vài giọt nhão ra, có hiện nước tạo thành dung chất lỏng có trong 2 tượng toả nhiệt, dịch bazơ ống nghiệm trên dung dịch thu được CaO+H2O Ca(OH)2 vào 2 mẩu giấy quỳ làm quỳ tím chuyển tím và quan sát. sang màu xanh.
  6. * Thí nghiệm 2 Cách tiến Hiện tượng Kết luận hành (PTHH) Cho vào: -ống nghiệm 1: - ống nghiệm 1: Bột CuO màu CuO+2HCl CuCl2+H2O bột CuO màu đen bị hoà tan (màu đen) (dd ) (dd màu xanh) đen. trong dd HCl tạo - ống nghiệm 2: thàng dd màu mẩu vôi sống xanh lam CaO (màu trắng) - ống nghiệm 2: - Dùng ống hút vôi sống CaO CaO + 2HCl CaCl2+H2O nhỏ vào mỗi màu trắng bị (màu trắng) (dd) (không màu) ống 2->3ml dd hoà tan trong dd HCl, lắc nhẹ HCl tạo thành -> quan sát. dd trong suốt.
  7. * Thí nghiệm 3 Cách tiến Hiện tượng Kết luận hành (PTHH) - Cho vào 2 ống nghiệm , mỗi -ống nghiệm ống 2ml dd 1: nước vôi trong Dung dịch Ca(OH)2 trong suốt. -Dùng ống hút thổi (sục) vào -ống nghiệm CO2+Ca(OH)2 CaCO3+H2O dd trong ống 2: (k) (dd) (r) (l) nghiệm 2 Dung dịch bị --> quan sát, so đục sánh với ống nghiệm 1.
  8. b. Tính chất hóa học *Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào? - Tác dụng với nước: CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (dd) Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd kiềm. - Tác dụng với axit: CuO (r) + 2HCl(dd) CuCl2 (dd) + H2O(l) Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. - Tác dụng với oxit axit : CaO(r) + CO2 (k) CaCO3(r) BaO(r) + SO2 (k) BaSO3(r) Một số oxit bazơ ( tương ứng với bazơ tan ) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
  9. *oxit axit có những tính chất húa học nào? - Tác dụng với nước: P2O5 (r) + 3H2O (l) 2 H3PO4 (dd) Một số oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit ( Trừ SiO2) - Tác dụng với bazơ: CO2(k) + Ca(OH)2 (dd) CaCO3(r) +H2O(l) Oxit axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước - Tác dụng với oxit bazơ: SO2 (k) + BaO(r) BaSO3(r)
  10. Bài tập 1 Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Cho các oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3 A Những oxit tác dụng được với SAI nước là: CaO, SO3, Fe2O3 B Những oxit tác dụng với dd HCl là: ĐÚNG CaO, Fe2O3 C Những oxit tác dụng với dd NaOH là: SO3 ĐÚNG
  11. II. Phân loại Dựa vào tính chất hoá học: Oxit bazơ:CaO, Na2O … Oxit axit:P2O5, SO2 … 4 loại: Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO … Oxit trung tính:CO, NO…
  12. Bài tập 2: Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau: 1. Dựa vào tính chất hoá học của oxit, người ta phân oxit bazơ oxit axit oxit thành … loại: ……………..; ………………; 4 oxit lưỡng tính ……………………..; ………………………….. oxit trung tính bazơ 2. Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd ………., muối nước tác dụng với axit tạo thành …………..và …………, tác dụng với oxit axit tạo thành ………………… muối nước 3. Oxit axit tác dụng với ………….tạo thành dd axit, tác dụng với dd ………….tạo thành muối và nước, bazơ oxit bazơ tác dụng với………………….. tạo thành muối.
  13. LUẬT + Chia lớp thành 2CHƠơi trả lời các câu hỏi. Thời đội ch I gian suy nghĩ mỗi câu là 10 giây, nếu không trả lời được sẽ phải nhường quyền trả lời cho đội bạn ( riêng câu 6 suy nghĩ trong 30giây ) + Có 6 câu hỏi; Đúng mỗi câu được 10 điểm. + Khi trò chơi kết thúc, đội nào có điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng. + Phần thưởng cho đội chiến thắng là một (…)
  14. Câu hỏi số 1: Cho 3ml nước cất vào ống nghiệm chứa một ít bột CuO, lắc nhẹ. Dung dịch thu được làm quỳ tím chuyển sang màu: a. xanh b. đỏ c. vàng d. quỳ tím không đổi màu d Hế11 ờ t2 12 10 1 5 3 6 9 8 7 14 4 13 15gi
  15. Câu hỏi số 2: Cho 3ml nước cất vào ống nghiệm chứa một mẩu vôi sống CaO, lắc nhẹ. Dung dịch thu được làm quỳ tím chuyển sang màu: a. xanh a b. đỏ c. vàng d. quỳ tím không đổi màu Hế11 ờ t2 12 10 1 5 3 6 9 8 7 14 4 13 15gi
  16. Câu hỏi số 3: Khi cho P2O5 tác dụng với nước, dung dịch thu được làm quỳ tím chuyển sang màu: a. xanh b. đỏ b c. vàng d. quỳ tím không đổi màu Hế11 ờ t2 12 10 1 5 3 6 9 8 7 14 4 13 15gi
  17. Câu hỏi số 4: Cho 3ml dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa một ít bột CuO, lắc nhẹ có hiện tượng a. tạo thành dung dịch trong suốt, không màu. b. tạo thành dung dịch màu xanh lam. b c. có chất khí thoát ra. d. không có hiện tượng gì. Hế11 ờ t2 12 10 1 5 3 6 9 8 7 14 4 13 15gi
  18. Câu hỏi số 5 Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau: CuO + H2SO4 → A + H2O Chất A trong phản ứng trên là chất nào trong các chất sau đây? a CuSO a. b. Cu c. SO2 d. Cu2SO4 4 Hết giờ 12 10 2 1 5 83 11 6 9 7 14 4 13 15
  19. Câu hỏi số 6 Hoà tan 0,1 mol P2O5 vào nước thu được 100ml dd axit phôtphoric H3PO4 theo phương trình hoá học sau: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Nồng độ mol của dung dịch thu được là: a. 1M b. 2M c. 0,1M d. 0,2M Hế8giờ 30 28 19 18 17 15 14 13 11 10 29 27 25 24 23 21 20 16 12 26 22 9 7 6 5 4 3 2 1 t
  20. PHẦN THƯỞNG CHO ĐỘI CHIẾN THẮNG LÀ : 0 và m 1 Đ iể NG T RÀ ỘT Y M O TA P HÁ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Hóa học Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo