Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 8
07/05/2023 14:23:59

Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Hắc-măng (Hiệp ước Quý Mùi ) năm 1883?

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 1. Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Hắc-măng (Hiệp ước Quý Mùi )
năm 1883?
Câu 2. Tại sao nói từ năm 1858đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu
hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược.
Câu 3.Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào
nào?Lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?Vì sao nói: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê
là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh đó?
Câu 4Trình bày những nét chính về chương trình khai thác lần I của TD Pháp (kinh
tế, chính trị, văn hóa, XH).
Câu 5 Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thực dân pháp thi hành những chính
sách gì về chính trị, kinh tế văn hóa giáo dục ở Việt nam?
Câu 6 Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần I đối với nền kinh tế và XH
VN.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
100
0
0
Thanhh Thảoo
11/05/2023 20:29:29
Câu 1 :

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883):

- Về chính trị: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

+ Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.

+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.

- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

- Về kinh tế: Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

=> Với bản hiệp ước này, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 2 : 

Việc triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp (1858 - 1884). Cụ thể là:

Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
Câu 3 :
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
-
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là : Phan Đình Phùng 

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

Thời gian tồn tại dài nhất, 11 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
Câu 5 : 

* Chính trị: 

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Về thương nghiệp:

+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Văn hóa - giáo dục:

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”

Câu 6 : 
 * Với kinh tế:

   - Tích cực:

      + Làm xuất hiện những nghành công nghiệp mới.

      + Xuất hiện nhiều thành thị hiện đại.

      + Bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp.

      + Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

   - Tiêu cực: Vơ vét sức người, sức của nhân dân.

      + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt.

      + Nông nghiệp không chú trọng phát triển.

      + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

   → Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

   * Về xã hội:

      + Giai cấp cũ phân hóa.

      + Xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới: tư sản, tiểu tư sản thành thị và giai cấp công nhân.

      + Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Câu 4 thì mình không biết ạ . Đây là đáp án của mình nếu sai phần nào thì cho mình xinloi ạ 


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Lịch sử mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo