Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu một số thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước ta trong năm 2022

nêu một số thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước ta trong năm 2022
2 trả lời
Hỏi chi tiết
88
1
1
thảo
10/05/2023 13:18:21
+5đ tặng

Vào năm 2022 vừa qua là một năm đầy sóng gió do đại dịch covid 19 thế nhưng ngoại giao Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nổi bật

-Chủ trì cuộc họp cấp ASEAN 36.Đây là một hội nghị cấp cao trực tuyến đầu tiên trong lịch sử 53 năm của khối

- Ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sau 8 năm đàm phán - hình thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới (khu vực RCEP gồm 15 quốc gia, có 2,2 tỉ dân, chiếm 30% dân số thế giới và gần 30% GDP toàn cầu)

- Thông qua Tuyên bố chung, nhấn mạnh đoàn kết nội khối và một lần nữa khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Giang
10/05/2023 13:20:48
+4đ tặng

Ngoại giao kinh tế luôn là một trụ cột quan trọng trong công tác của Bộ Ngoại giao. Trong năm 2022, dưới sự chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngoại giao đã thể hiện sự chủ động, nhạy bén trong việc nhanh chóng chuyển trọng tâm từ ngoại giao vaccine sang ngoại giao kinh tế phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế đất nước.

 

Công tác ngoại giao kinh tế luôn đồng hành với cả nước, tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên của toàn ngành cũng như của tất cả 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đóng góp vào thành tích tăng trưởng GDP 8% năm nay, thể hiện ở một số mặt như sau:

 

Trước hết, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục cụ thể hóa chủ trương của Đại hội XIII về xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Bộ Ngoại giao đã tham mưu, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 15-CT/TW về ngoại giao kinh tế. Đây là định hướng quan trọng, đưa ngoại giao kinh tế thực sự trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của cả hệ thống chính trị, tạo xung lực mới để triển khai hiệu quả hơn công tác ngoại giao kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

 

Thứ hai, ngành Ngoại giao tiếp tục đóng góp làm sâu sắc quan hệ với các nước, đặc biệt quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư. Hợp tác kinh tế trở thành nội dung trung tâm trong tất cả các hoạt động đối ngoại Cấp cao và các cấp. Trong tất cả 62 hoạt động đối ngoại cấp cao, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đều chỉ đạo và trực tiếp thúc đẩy hết sức mình các nội dung kinh tế. Các hoạt động đối ngoại cấp cao đều đạt những kết quả, thỏa thuận  quan trọng, thiết thực về kinh tế với khoảng 150 văn kiện, thoả thuận hợp tác kinh tế được ký kết.

 

Thứ ba, ngành Ngoại giao tiếp tục đóng góp đẩy mạnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế. Chúng ta đã kịp thời, nhanh nhạy tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển, nhất là các nguồn tài chính xanh, đầu tư cho chuyển đổi năng lượng và các ngành công nghệ cao… (Điển hình là Nhóm G7, châu Âu và Việt Nam đã có tuyên bố chính trị về quan hệ “Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng” (JETP), huy động nguồn đầu tư ban đầu trị giá 15,5 tỷ USD; LEGO đã khởi công nhà máy trung hòa carbon đầu tiên có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, Samsung khánh thành Trung tâm R&D tại Hà Nội trị giá 220 triệu USD). Ngành Ngoại giao cũng hỗ trợ, thúc đẩy triển khai hiệu quả 15 FTA đã ký kết; tham mưu, kiến nghị để Việt Nam kịp thời tham gia các sáng kiến liên kết kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực cho phát triển.

 

Thứ tư, bước đầu triển khai hiệu quả chủ trương lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực đồng hành, kết nối, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản,  thu hút đầu tư và mở rộng hợp tác kinh tế. Năm 2022, Bộ Ngoại giao đã tổ chức khoảng hơn 50 đoàn làm việc với hơn 25 địa phương, tổ chức 70 hoạt động kết nối các đối tác cho địa phương, hỗ trợ ký kết hơn 40 văn bản hợp tác quốc tế; được các địa phương đánh giá cao.

 

Thứ năm, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện tiếp tục chủ động, nhạy bén trong công tác nghiên cứu, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế – xã hội của Chính phủ, trên cơ sở bám sát nhu cầu trong nước và các trọng tâm của Chính phủ. Đã có nhiều báo cáo có chất lượng về tình hình kinh tế thế giới và các vấn đề đang nổi lên tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế đất nước, từ đó tham mưu, kiến nghị chính sách phù hợp của ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo