Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
3 trả lời
Hỏi chi tiết
50
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Một kỉ niệm sâu sắc của tôi về tình cảm gia đình là khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi thường tổ chức các chuyến đi du lịch vào mỗi dịp hè. Một năm, chúng tôi quyết định đi đến một khu nghỉ dưỡng ven biển ở miền Trung.

Khi đến đó, tôi và em trai tôi đã rất vui vẻ khi được chơi đùa trên bãi biển và tắm trong biển. Nhưng điều đặc biệt là khi tối về, gia đình tôi lại tổ chức một buổi picnic trên bãi biển. Chúng tôi đã mang theo đồ ăn, đồ uống và đèn lồng để tạo ra không khí ấm áp và thân mật.

Trong khi ăn uống và trò chuyện, tôi nhìn quanh và cảm thấy rất hạnh phúc khi thấy mọi người trong gia đình đều cười đùa và tận hưởng khoảng thời gian này cùng nhau. Tôi cảm thấy rất biết ơn vì có một gia đình đầy tình yêu và sự quan tâm như thế này.

Kỉ niệm đó đã gắn bó với tôi suốt cuộc đời và luôn là một nguồn động lực để tôi giữ gìn và trân trọng tình cảm gia đình.
3
6
Kly
29/05/2023 19:05:58
+5đ tặng

1. Mở bài

- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).

2. Thân bài

(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).

(2) Kể về kỉ niệm.

- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?

- Kể lại nội dung sự việc.

    + Sự việc xảy ra thế nào ?

    + Cách ứng xử của mọi người ra sao ?

Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để "hỏi thăm" sức khoẻ của mẹ tôi…

- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).

3. Kết bài

- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.

- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
4
thảo
29/05/2023 19:06:10
+4đ tặng

Trong cả cuộc đời mình, con người ta đã gặp và kết bạn với hàng trăm người. Những mối quan hệ ấy là sợi dây gắn kết con người trong xã hội lại với nhau. Nhưng dù có hàng trăm, hàng nghìn sợi dây liên kết xã hội như thế, con người ta vẫn không thể từ bỏ gia đình - cái nôi nuôi dưỡng ta và những điều bình dị nhất.

Từ trước đến giờ tôi vẫn luôn là một đứa con ngoan của bố mẹ, một người chị tốt của thằng em trai, là học trò cưng của thầy cô giáo và là hình mẫu được dùng để bố mẹ lũ bạn mang ra dạy dỗ chúng. Nhưng chẳng ai biết, cuộc sống của tôi thật sự chỉ xoay quanh việc đi học và về nhà. Tôi không có bạn thân, không có những buổi tụ tập, hẹn hò lê la phố xá với lũ bạn như học sinh khác. Tan trường tôi sẽ trở về nhà để học bài và chơi với thằng em trai. Có lẽ vì thế mà tôi cũng không được trải nghiệm nhiều thứ. Những kỉ niệm thời cấp hai và cả học trò của tôi chỉ là những giờ lên lớp, những buổi đi học thêm. Chỉ là học và học.

Năm tôi học lớp 9, bài vở nặng hơn rất nhiều. Thời gian tôi đến trường và ở các lớp học thêm còn nhiều hơn thời gian tôi ở nhà. Đầu óc tôi luôn trong tình trạng căng như dây đàn. Tôi đã bắt đầu học với cường độ cao từ hè năm lớp 8. Vì bố mẹ và mọi người đều tin rằng tôi chắc chắn sẽ đỗ vào chuyên Anh của trường chuyên thành phố.

Càng đến ngày thi, tôi lại càng thấy căng thẳng và mệt mỏi. Những con số, những tờ đề cứ thế cuốn lấy tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Tôi sợ mỗi buổi sáng thức dậy tôi sẽ phải tiếp tục quay cuồng với đống bài vở và những lớp học nối tiếp nhau. Tôi sợ phải ngồi lì hàng giờ trong căn phòng kín với tiếng điều hòa ro ro mát lạnh để cắm đầu vào những con số. Tôi sợ những bữa ăn vộ vã trên đường khi đi từ lớp học này đến lớp học khác. Tôi sợ tiếng mở cửa của gia sư mỗi buổi tối. Tôi sợ những câu hỏi quan tâm của cha mẹ, về tình hình học tập của tôi bây giờ. Tất cả những hứng thú của tôi cho việc học đều bị năm học này phá hỏng hết rồi. Tôi không còn học vì thích thú, vì đam vmee và muốn tìm hiểu nữa. Tôi học vì tôi phải học. Tôi học vì bố mẹ tôi muốn thế. Chỉ đơn giản là thế thôi. Tôi thấy mệt mỏi vô cùng.

Một tháng trước ngày thi, tôi khủng hoảng thực sự. Bài vở càng lúc càng nhiều. Thời gian ngủ của tôi cũng không không cón nhiều nữa. Tôi gầy đi trông thấy. Bố mẹ cũng lo lắng, nhìn tôi và bảo:

- Mệt quá thì thôi con ạ. Nghỉ ngơi đi!

Những ngày gần thi, bố mẹ tôi tự nhiên không còn quá áp lực với tôi về việc điểm số, trường thi nữa. Bố mẹ nhẹ nhàng và nhắc nhở tôi nghỉ ngơi nhiều hơn. Có lẽ thấy việc học của tôi vất vả và áp lực quá nên bố mẹ không muốn gây thêm áp lực cho tôi nữa. Những ngày cuối cùng, tôi dồn hết sức để ôn tập và bước vào phòng thi thật tự tin. Thật may mắn, năm tôi thi, trường chuyên của thành phố cho phép học sinh có thể đăng kí thi hai chuyên một lúc. Tức là tôi vừa có thể thi chuyên Anh, vừa thi chuyên Văn như tôi mong muốn.

Hôm tôi đi thi là một ngày trời nắng nóng. Cái nắng hè gay gắt đổ xuống khiến mặt đường bốc lên từng đợt hơi nóng thật khó chịu. Tôi thi môn Văn vào buổi sáng, Toán vào buổi chiểu và hai môn chuyên sẽ thi vào ngày hôm sau. Tôi làm bài các môn đều ổn, kể cả hai môn chuyên. Ra khỏi phòng thi, bố mẹ và em trai tôi đã chờ sẵn. Khuôn mặt mọi người đều lo lắng. Mẹ nhìn thấy tôi, đi nhanh đến hỏi:

- Có mệt không con? Làm bài thế nào?

- Ổn mẹ ạ! - tôi đáp

Mẹ tôi mỉm cười thật tươi, lấy chiếc khăn trong túi lau mồ hôi trên trán cho tôi. Chúng tôi lên xe trở về nhà. Kết thúc những tháng ngày  ôn thi căng thẳng và vất vả. Tôi trở về nhà với tâm lí thật thoải mái. Mẹ đưa cho tôi một tờ kế hoạch. Đó là kế hoạch mẹ đã chuẩn bị từ trước, khi thấy tôi quay cuồng với lịch học, ôn. Tôi nhìn bản kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ của mẹ, thấy mắt mình cay cay. Tôi là một con bé nhút nhát. Mẹ cũng biết cuộc sống của tôi thực đơn giản. Chỉ đi học rồi về nhà. Có lẽ bố mẹ lo lắng tôi không có bạn. Tôi sẽ buồn. Nhưng quả thực, bố mẹ không biết, chỉ cần có mọi người là đủ.

Lúc nhận kết quả thi, tôi đủ điểm đỗ cả hai chuyên, cả lớp chọn của trường. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực suốt một năm qua của tôi. Không cần tôi báo, chắc bố mẹ cũng đã biết rồi. Vì bố mẹ còn hồi hộp hơn tôi nhiều lần. Tôi thấy bố mẹ xem kết quả với một khuôn mặt mãn nguyện. Nụ cười của mẹ lúc này thật hạnh phúc. Tôi còn để ý thấy trong bữa tối, mẹ len lén lau nước mắt. Tôi biết mọi cố gắng của mình lúc này đều xứng đáng. Bữa tối gia đình thật đơn giản. Nhưng ai cũng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Thằng em trai gắp cho tôi một miếng sườn và bảo:

- Cho chị Bống, chị giỏi. Em cũng muốn học giỏi như chị!

- Bin còn giỏi hơn chị cơ - tôi cười, xoa đầu nó.

Gia đình là điều quan trọng nhất đối với tôi. Bởi lẽ, ở đó bố mẹ sẽ yêu tôi vô điều kiện. Mọi người sẽ chăm sóc và lo lắng cho tôi mỗi khi tôi mệt mỏi. Và quan trọng nhất, gia đình sẽ không bao giờ quay lưng và bỏ tôi lại một mình.

ngọc anh
thanks bạn nhf
1
4
Nguyễn Trung Sơn
29/05/2023 19:06:29
+3đ tặng

Đông đến, lại là lúc tôi mang chiếc khăn quàng cổ quý giá của mình ra ngắm nghía, nâng niu. Nó không có giá trị về tiền bạc nhưng đối với tôi lại là một vật báu vô giá mà có bao nhiêu tiền cũng chẳng thể nào mua được. Bởi trên đó, từng sợi len, từng mắt đan đều thấm đượm máu và nước mắt của bố tôi – một người bố vĩ đại đã gieo thân mình trên chiến trường bom đạn vì đất nước tươi đẹp ngày hôm nay.

Khi bố gia nhập vào quân ngũ, tôi mới chỉ là một cái thai bé bỏng còn đang nằm trong bụng mẹ. Ngày mẹ sinh bố không có ở nhà. Mình mẹ xoay sở nuôi nấng tôi qua ngày. Lớn dần lên, tôi nghe mẹ kể nhiều về bố, về một người lính đang cầm súng chiến đấu đánh lại kẻ thù. Tôi thấy thích thú nhiều hơn là nghĩ về một người bố đang phải trải qua biết bao nhiêu gian lao vất vả với nỗi nhớ nhà, nhớ người thân đang cồn cào trong tim. Tuổi thơ tôi cứ thể trôi đi qua lời kể của mẹ về bố. Đi học, thấy một số bạn được bố đón đưa, nhiều lần tôi cũng thắc mắc, nhưng mẹ lại giải thích bố con còn đang đánh giặc ngoài chiến trường, bố cầm súng và anh dũng bắn lại kẻ địch như thế này này. Mẹ cầm chiếc đũa nghiêng người tả lại tư thế của bố. Rồi mẹ lại ôm tôi vỗ về, thủ thỉ “bố sẽ về đưa con đi học, đưa mẹ con mình đi ăn một bữa nhà hàng thật ngon. Nhưng con phải chăm chỉ học hành, phải nghe lời mẹ. Bố đã dặn mẹ bảo con như thế”. Tôi lại ngoan ngoãn nằm im trong lòng mẹ. Ngày qua ngày, tôi cố gắng học, nghe lời mẹ phần vì mong được gặp bố, phần vì tôi cũng hiểu mẹ đã quá vất vả khi phải một mình nuôi tôi suốt từ 

Cả tuổi thanh xuân mẹ dành hết cho tôi. Lẽ ra, mẹ đã có bố ở bên cạnh, cùng đỡ đần cuốc những luống đất trồng rau, tưới nước, gánh gồng… Nhưng một mình mẹ đã lặng lẽ làm tất cả. Và tôi vẫn thấy trong đôi mắt mẹ luôn ánh lên niềm tin yêu, niềm hạnh phúc và có cả sự hãnh diện mỗi khi nhận được thư của bố gửi về. Có những lúc, tôi thấy mẹ ngoảnh mặt đi lấy vạt áo lau vội dòng nước mắt. Lúc ấy tôi chưa đủ khôn lớn để hiểu rằng tâm tư và sự tủi thân của một người thiếu phụ trẻ khi phải sống xa chồng đằng đẵng bao nhiêu năm. Cho đến tận bây giờ, tôi mới dần thấm thía thì khuôn mặt mẹ đã điểm vài nếp nhăn.

Rồi một ngày kia, tiếng gọi quen thuộc của bác đưa thư lại một lần nữa làm tim mẹ rung lên. Thư bố về. Nhưng than ôi! Lần này không phải là những dòng động viên như những bức thư trước nữa. Mà là tờ giấy báo tử! Trời đất như quay cuồng, mọi thứ dường như sụp đổ. Mẹ cầm tờ giấy trên tay, chẳng kịp nói lời gì đã ngã xuống. Tôi chạy vội lại đỡ mẹ rồi kêu mọi người đến cứu giúp. Bố tôi đã ra đi mãi mãi, đã bỏ lại cả thân xác và máu mình trên chiến trường xa xôi. Bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, chờ một người chồng về đoàn tụ, chờ một người cha về chăm nuôi bù đắp cho con, chờ những tháng ngày hòa bình lập lại… Giờ đây tất cả đã chấm dứt. Tôi không thể nào thấu được nỗi đau mà mẹ đang gánh chịu. Chỉ thấy đêm nào mẹ cũng khóc. Mẹ gầy đi trông thấy. Mãi sau này, khi bình tâm lại được rồi, mẹ mới bỏ một chiếc hộp gỗ cũ kỹ ra đưa cho tôi và nói “Quà của bố gửi con, con mở ra đi”. Tôi ngập ngừng “Nhưng bố đã…”. Chưa để tôi nói dứt lời, mẹ đã vội vàng ôm chặt tôi vào lòng. Và hình như nước mắt mẹ lại rơi, nhỏ xuống ướt vai tôi. Tôi ước gì mình lớn thêm chút nữa, để bờ vai vững chắc hơn chút nữa, để gánh lấy cho mẹ bớt những nhọc nhằn, những đau thương. Tôi run run mở chiếc hộp, một chiếc khăn len còn đang đang dở cùng với một cuốn sổ nhỏ. Lật trang đầu tiên, nước mắt tôi đã ngấn lệ làm nhòe đi dòng chữ “Gửi con gái thân yêu của bố!”. Người bố tôi chưa từng được gặp mặt, cũng chưa từng được bàn tay ấm áp yêu thương ấy bế bồng, nhưng sao tim tôi thắt lại. Một sự tủi hờn dâng tràn trên khóe mắt. Tôi lật giở tiếp những trang sau, bố viết: “Bố phải đi xa. Bố xin lỗi vì bố không thể bế bồng con, cũng không thể đưa đón con đi học mỗi ngày. Bố cũng không biết bao giờ mới có thể trở về gặp con nhưng trong lòng bố lúc nào cũng nhớ và yêu con nhiều lắm. Nghe mẹ kể con gái của bố giỏi lắm phải không. Bố thật hạnh phúc vì biết rằng bố có một người con gái đang tồn tại trên đời. Ở nơi này, chỉ có đạn bom và khói lửa, bố không dám hứa khi nào sẽ về với con, nhưng bố hứa dù chỉ còn một hơi thở cuối cùng, bố cũng sẽ quyết chiến đấu đến cùng để con và mọi người được bình yên. Mỗi ngày có thời gian rảnh rỗi, bố sẽ tận dụng để tự tay mình đan cho con gái một chiếc khăn len. Cũng không biết bao giờ mới xong nữa. Nhưng từng sợi len, từng mũi đan sẽ là từng vòng tay mà bố dành cho con, con gái yêu nhận lấy nhé…”. Tôi chìm mình vào từng dòng chữ của bố. Chiếc khăn len còn chưa được hoàn thành mà bố đã ra đi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo