-Việc giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học sớm giúp trẻ có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm bảo phát triển lành mạnh trong tương lai. Nếu e ngại và phớt lờ câu hỏi của trẻ về giới tính sẽ khiến con ngại chia sẻ với bố mẹ về vấn đề này. Sau đó, trẻ sẽ tự tìm hiểu từ nhiều nơi khác nhau.
-- Trao đổi với Phụ huynh tại buổi họp đầu năm: tôi có những yêu cầu cụ thể đối với học sinh lớp 5 và phổ biến tới 100% phụ huynh của lớp. Đó là: Chú trọng rèn luyện kĩ năng sống để chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì.
Tư vấn cho phụ huynh một số cách tiếp cận, trở thành người bạn của con như:
+ Bố mẹ không nên đem chuyện ngày xưa ra để so sánh vì với trẻ bây giờ ăn không sợ thiếu mà sợ béo, mặc không chỉ ấm mà phải đẹp, tuổi dậy thì đến sớm hơn, nên nhu cầu tìm hiểu về giới tính là rất lớn.
+ Bố mẹ nên quan tâm đến con hơn, mỗi tối giành thời gian trò chuyện với con qua những câu hỏi : hôm nay con đến lớp có chuyện gì vui không ? con thấy lớp học hôm nay như thế nào ? con có điều gì muốn chia sẻ… ?
+ Bố mẹ cần dạy cho các em những gì nên và không nên làm. Sử dụng những tài liệu giáo dục giới tính như sách báo phù hợp với độ tuổi để giải thích cho con như cuốn : Cẩm nang tuổi dậy thì cho bạn gái/ bạn trai ; Cẩm nang con gái… Hay nhiều trang web giáo dục giới tính dành cho trẻ từ 10-12 tuổi, cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về độ tuổi dậy thì, tình dục… Phụ huynh có thể cùng con vào những trang web này để giúp trẻ trang bị thêm kiến thức (tuy nhiên hãy nhớ tìm hiểu những trang web ấy trước để tránh những tình huống khó xử). Hơn ai hết, cha mẹ chính là người phải sát cánh bên cạnh con để giúp trẻ hiểu được quyền và trách nhiệm của bản thân trước những vấn đề về giới tính. Nội dung giáo dục con cái cần hướng vào việc phát triển những phẩm chất ngay từ nhỏ để hình thành hành vi lành mạnh ở tuổi vị thành niên sau này.
- Tư vấn cách cách nói chuyện giáo dục giới tính với con:
+ Bố mẹ phải tôn trọng, chân thành, cởi mở, biết lắng nghe. Không trấn ép hù dọa trẻ.
- Quan tâm đến quan điểm của trẻ Cần hỏi xem trẻ đã biết gì, biết đến đâu. Từ đó có thể điều chỉnh các sai lầm và cung cấp các kiến thức khoa học gắn liền với giá trị văn hóa cho trẻ.
- Đồng cảm với nỗi băn khoăn của trẻ, cho trẻ biết “ngày trước bố mẹ cũng có những lo lắng như con”
- Sử dụng các nguồn sách vở tin cậy hoặc tham vấn bác sĩ, nhà tâm lí.
Với những nội dung trao đổi nói trên, tôi nhận thấy phụ huynh trong lớp đã có sự đồng cảm với cô giáo và tích cực hơn khi hướng dẫn con những kĩ năng cá nhân. Có phụ huynh đã gửi lời cảm ơn cô giáo vì đã thành công trong việc cho con ra ngủ riêng, không chung phòng với bố mẹ nữa điều mà 3 năm qua các anh chị muốn làm nhưng chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, các con cũng tự tin nói rằng: “ Con đã lớn rồi và con muốn tôn trọng không gian riêng tư của bố mẹ.”