Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc thơ sau và hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về trải nghiệm của người mẹ?

Đọc thơ sau
hạt gạo làng ta
có bão tháng bẩy
có mưa tháng ba
Dọt mồ hôi sa
những trưa tháng sáu
chết cả cá cờ
cua ngoi lên bờ
mẹ em xuống cấy.
Câu 1: hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về trải nghiệm của người mẹ( viết văn từ 5 đến 7 câu)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
221
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Người mẹ trong đoạn thơ gợi lên hình ảnh một người phụ nữ lao động vất vả trong nông trại. Bằng đôi bàn tay chân chất, người mẹ đã cày cấy, gieo trồng và chăm sóc những hạt gạo cho làng quê. Hình ảnh này cho thấy sự kiên nhẫn và sự hy sinh của người mẹ, người đã dốc hết tâm huyết và mồ hôi để nuôi sống gia đình. Trải qua những tháng ngày khắc nghiệt, người mẹ đã trải qua cả bão, mưa và nắng nóng để đảm bảo rằng mỗi hạt gạo trong làng đều được trồng và thu hoạch thành công. Trải nghiệm của người mẹ là một hình ảnh đáng ngưỡng mộ, cho thấy sự kiên trì và tình yêu thương vô điều kiện của một người mẹ.
1
0
tranphivu
10/10/2023 19:25:15
+5đ tặng
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần. 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k