Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các giá trị nổi bật tại Thăng Long - Hà Nội

Nêu các giá trị nổi bật tại Thăng Long - Hà Nội (mình đang cần gấp, càng nhiều càng tốt nha=))
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
65
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Có nhiều giá trị nổi bật tại Thăng Long - Hà Nội, bao gồm:

1. Di sản văn hóa: Thăng Long - Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa quan trọng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Hồ Gươm, Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà thờ Lớn Hà Nội, Cầu Long Biên, và nhiều ngôi đền, chùa, nhà thờ khác.

2. Kiến trúc cổ: Hà Nội có nhiều kiến trúc cổ độc đáo và đẹp mắt, như phố cổ Hàng Bạc, Hàng Mã, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Đường, và Hàng Bông. Các ngôi đền, chùa, nhà thờ cổ cũng là những điểm đến hấp dẫn cho du khách.

3. Văn hóa và ẩm thực: Hà Nội là trung tâm văn hóa của Việt Nam, với nhiều sự kiện văn hóa, triển lãm, và festival diễn ra hàng năm. Nơi đây cũng nổi tiếng với ẩm thực đa dạng và phong phú, như phở, bún chả, bánh cuốn, nem rán, chả cá Lã Vọng, và cà phê trứng.

4. Đời sống đêm: Hà Nội có một đời sống đêm sôi động, với nhiều quán bar, nhà hàng, và quán cà phê mở cửa đến khuya. Khu phố Tây Hồ, khu vực quanh Hồ Tây, và phố cổ là những điểm đến phổ biến cho những ai muốn trải nghiệm đêm Hà Nội.

5. Thiên nhiên và công viên: Hà Nội có nhiều công viên và khu vực xanh, như Công viên Thống Nhất, Công viên Hoàn Kiếm, Công viên Nghĩa Đô, và Hồ Tây. Đây là những nơi lý tưởng để thư giãn, tập thể dục, và tận hưởng không gian tự nhiên trong lòng thành phố.

6. Mua sắm: Hà Nội có nhiều trung tâm mua sắm và chợ địa phương, như Tràng Tiền Plaza, Vincom Center, Lotte Center, Chợ Đồng Xuân, và Chợ Hôm. Du khách có thể tìm thấy nhiều sản phẩm thời trang, đồ điện tử, đồ thủ công mỹ nghệ, và đặc sản địa phương tại đây.

Đây chỉ là một số giá trị nổi bật tại Thăng Long - Hà Nội, và còn rất nhiều điểm đến và trải nghiệm khác mà bạn có thể khám phá.
1
0
Ngoc Trinh
13/10/2023 20:07:35
+5đ tặng
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là nơi ghi dấu những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản chính là 3 đặc điểm nổi bật như: Chiều dài lịch sử; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; các tầng di tích di vật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tiến Dũng
13/10/2023 20:09:59
+4đ tặng

 Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu. Liên tục trong hơn một thiên niên kỷ, đây là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo.

Đây là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của một nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á.


Du khách Hàn Quốc tham quan điện Kính Thiên trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Do nhiều nguyên nhân như di chuyển kinh đô, chiến tranh, hỏa hoạn, xây dựng mới ở các giai đoạn sau, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hóa, đã làm thay đổi hoặc mất đi các công trình kiến trúc cổ xưa. Do đó, ngày nay, người ta chỉ có thể tìm thấy những phần nền móng của các công trình thời xưa. Khu vực Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và thành cổ Hà Nội, tạo thành một di sản thống nhất của vùng trung tâm, cần được bảo tồn tốt nhất, thận trọng nhằm giữ gìn lại khu vực cấm thành Thăng Long - trục trung tâm của thành Hà Nội.

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là nơi ghi dấu những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản chính là 3 đặc điểm nổi bật như: Chiều dài lịch sử; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; các tầng di tích di vật.

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là minh chứng không thể phủ nhận về một quần thể nền móng của các công trình kiến trúc phong phú, đa dạng thuộc nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau bắt đầu từ thế kỷ VII - XIX, hiện diện bởi các di tích nền móng kiến trúc, giếng nước, cống nước và dấu vết của các ao hồ, sông đào.

Thành cổ Hà Nội còn bảo tồn trên mặt đất một số di tích của cấm thành Thăng Long thế kỷ XV như nền chính điện Kính Thiên với bậc thềm đá có lan can trạm đôi rồng 5 móng tạc năm 1467, cửa Đoan Môn và di tích của thành Hà Nội thế kỷ XIX như cửa Bắc, Kỳ Đài, cửa Hành cung. Trong thành cổ còn một số kiến trúc mang chức năng quân sự của quân Pháp cuối thế kỷ XIX và đại bản doanh của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước giai đoạn 1954-1975.

Việc xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long dựa theo 5 nguyên tắc, đó là: Bảo tồn và phát huy giá trị đã được UNESCO công nhận theo các tiêu chí II, III, IV; bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc cấu thành khu di sản theo Luật Di sản văn hóa; bảo tồn tính đa dạng do quá trình chồng lớp di tích xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển; dựa trên các nguyên tắc, các hiến chương quốc tế về bảo tồn di sản. Đảm bảo tính thống nhất và hài hòa các vấn đề giữa bảo tồn và phát triển. Bảo tồn trên nguyên tắc tiếp cận đa ngành, phát huy đồng thời các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Không làm thay đổi nhiều so với hồ sơ đã trình UNESCO, tuân thủ theo các khuyến nghị của tổ chức này. Hài hòa trong tổng thể cảnh quan chung của khu Trung tâm chính trị Ba Đình.

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia (VIUP) lập Đồ án khá công phu, được làm theo đúng tinh thần trong đó lồng ghép bảo tồn, xây dựng, khai thác tiềm năng du lịch, cân nhắc ý kiến các ngành và giải trình cụ thể. Đặc biệt, giá trị của di tích được chuyên gia cân nhắc tư vấn kỹ lưỡng.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc cho rằng, để khôi phục giá trị lịch sử của Hoàng thành thì cần thiết phải kết nối không gian Kỳ Đài và Đoan Môn. Nhiều ý kiến khác cho rằng, chúng ta cần phục dựng điện Kính Thiên để tôn vinh giá trị di tích.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng nên phá dỡ một số công trình kiến trúc Pháp ngay trong khu tâm linh của Hoàng thành. PGS. TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam nhận định, Đề án Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là dự án “mở” nên khi nhấn phần trung tâm của điện Kính Thiên thì không nên để công trình Pháp ở trước mặt điện.

PGS. Nguyễn Quốc Thông - Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, chúng ta cần làm rõ ý nghĩa giá trị lịch sử của Hoàng thành, cần phục dựng điện Kính Thiên - quyền lực tối cao. Hoàng thành Thăng Long là trung tâm quyền lực của Nhà nước ta trải dài 13 thế kỷ và có giá trị về tinh thần, có thể khai thác giáo dục ý thức của nhân dân về dân tộc mình. Những công trình nào thể hiện quyền lực và giá trị lịch sử thì cần coi đó là công trình quan trọng nhất. Khi khẳng định được di tích nào quan trọng nhất thì mình phải tập trung khôi phục.

Thời gian gần đây, chúng ta đã quan tâm, tôn trọng di sản, nhưng còn thiếu kiến thức, chưa hiểu hết giá trị của Hoàng thành, nên cần tiếp tục khai quật, khảo cổ nhằm có thêm những kết luận xác đáng về giá trị di tích.

Hoàng thành có không gian rất linh thiêng, không gian chấp nhận đời sống như kể câu chuyện lịch sử và không gian cuộc sống thường nhật (có không gian giải trí). Quy hoạch cần định vị ra từng khu vực để bảo tồn, cho di sản sống cùng với chúng ta. Tùy không gian mà giữ công trình pháp cổ nhất là nơi linh thiêng thì không nên giữ công trình kiến trúc Pháp.






hay cái này
 

Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long của Việt nam  đã được Tổ chức khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là một dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long nói riêng và đối với Việt Nam nói chung.

Để được ghi danh vào danh sách Di sản thế giới của Unesco, một tài sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn về văn hóa hoặc thiên nhiên theo Công ước Di sản thế giới đã được Ủy ban về Di sản thế giới của Unesco phê duyệt. Có 6 tiêu chí được đưa ra đối với Di sản văn hóa, bao gồm:

(I) – Là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người

(II) – Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hóa của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.

(III) – Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.

(IV) – Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.

(V) – Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.

(VI) – Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác)

Trở thành Di sản văn hóa thế giới là do Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội đã đáp ứngđược  các tiêu chí ii, iii và iv được quy định tại Bản Hướng dẫn thực hiện công ước Di sản thế giới.

Tiêu chí số II về chiều dài lịch sử văn hóa: Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa,  Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.

Tiêu chí số III về các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Tiêu chí số VI về tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực: Với các chức năng chính trị và vai trò mang tính biểu tượng của mình, Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội có liên quan trực tiếp tới rất nhiều sự kiện văn hóa và lịch sử quan trọng, những biểu đạt nghệ thuật cũng như các tư tưởng luân lý, triết học, và tôn giáo. Các sự kiện diễn ra tiếp nối nhau này đã đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia độc lập trong suốt hơn một ngàn năm, bao gồm cả thời kỳ thuộc địa và hai cuộc Chiến tranh giành độc lập thời hiện đại và thống nhất Việt Nam.

0
0
Đạt hiếu
13/10/2023 20:15:36
+3đ tặng
Càng nhiều càng tốt nha

Hoàng thành Thăng Long và những giá trị trường tồn
 21:19 | 08/10/2014

(Xây dựng) - Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu. Liên tục trong hơn một thiên niên kỷ, đây là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo.

Đây là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của một nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á.


Du khách Hàn Quốc tham quan điện Kính Thiên trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Do nhiều nguyên nhân như di chuyển kinh đô, chiến tranh, hỏa hoạn, xây dựng mới ở các giai đoạn sau, đặc biệt là thời kỳ công nghiệp hóa, đã làm thay đổi hoặc mất đi các công trình kiến trúc cổ xưa. Do đó, ngày nay, người ta chỉ có thể tìm thấy những phần nền móng của các công trình thời xưa. Khu vực Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và thành cổ Hà Nội, tạo thành một di sản thống nhất của vùng trung tâm, cần được bảo tồn tốt nhất, thận trọng nhằm giữ gìn lại khu vực cấm thành Thăng Long - trục trung tâm của thành Hà Nội.

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là nơi ghi dấu những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản chính là 3 đặc điểm nổi bật như: Chiều dài lịch sử; tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực; các tầng di tích di vật.

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu là minh chứng không thể phủ nhận về một quần thể nền móng của các công trình kiến trúc phong phú, đa dạng thuộc nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau bắt đầu từ thế kỷ VII - XIX, hiện diện bởi các di tích nền móng kiến trúc, giếng nước, cống nước và dấu vết của các ao hồ, sông đào.

Thành cổ Hà Nội còn bảo tồn trên mặt đất một số di tích của cấm thành Thăng Long thế kỷ XV như nền chính điện Kính Thiên với bậc thềm đá có lan can trạm đôi rồng 5 móng tạc năm 1467, cửa Đoan Môn và di tích của thành Hà Nội thế kỷ XIX như cửa Bắc, Kỳ Đài, cửa Hành cung. Trong thành cổ còn một số kiến trúc mang chức năng quân sự của quân Pháp cuối thế kỷ XIX và đại bản doanh của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất đất nước giai đoạn 1954-1975.

Việc xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long dựa theo 5 nguyên tắc, đó là: Bảo tồn và phát huy giá trị đã được UNESCO công nhận theo các tiêu chí II, III, IV; bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc cấu thành khu di sản theo Luật Di sản văn hóa; bảo tồn tính đa dạng do quá trình chồng lớp di tích xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển; dựa trên các nguyên tắc, các hiến chương quốc tế về bảo tồn di sản. Đảm bảo tính thống nhất và hài hòa các vấn đề giữa bảo tồn và phát triển. Bảo tồn trên nguyên tắc tiếp cận đa ngành, phát huy đồng thời các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Không làm thay đổi nhiều so với hồ sơ đã trình UNESCO, tuân thủ theo các khuyến nghị của tổ chức này. Hài hòa trong tổng thể cảnh quan chung của khu Trung tâm chính trị Ba Đình.

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia (VIUP) lập Đồ án khá công phu, được làm theo đúng tinh thần trong đó lồng ghép bảo tồn, xây dựng, khai thác tiềm năng du lịch, cân nhắc ý kiến các ngành và giải trình cụ thể. Đặc biệt, giá trị của di tích được chuyên gia cân nhắc tư vấn kỹ lưỡng.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc cho rằng, để khôi phục giá trị lịch sử của Hoàng thành thì cần thiết phải kết nối không gian Kỳ Đài và Đoan Môn. Nhiều ý kiến khác cho rằng, chúng ta cần phục dựng điện Kính Thiên để tôn vinh giá trị di tích.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng nên phá dỡ một số công trình kiến trúc Pháp ngay trong khu tâm linh của Hoàng thành. PGS. TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam nhận định, Đề án Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là dự án “mở” nên khi nhấn phần trung tâm của điện Kính Thiên thì không nên để công trình Pháp ở trước mặt điện.

PGS. Nguyễn Quốc Thông - Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, chúng ta cần làm rõ ý nghĩa giá trị lịch sử của Hoàng thành, cần phục dựng điện Kính Thiên - quyền lực tối cao. Hoàng thành Thăng Long là trung tâm quyền lực của Nhà nước ta trải dài 13 thế kỷ và có giá trị về tinh thần, có thể khai thác giáo dục ý thức của nhân dân về dân tộc mình. Những công trình nào thể hiện quyền lực và giá trị lịch sử thì cần coi đó là công trình quan trọng nhất. Khi khẳng định được di tích nào quan trọng nhất thì mình phải tập trung khôi phục.

Thời gian gần đây, chúng ta đã quan tâm, tôn trọng di sản, nhưng còn thiếu kiến thức, chưa hiểu hết giá trị của Hoàng thành, nên cần tiếp tục khai quật, khảo cổ nhằm có thêm những kết luận xác đáng về giá trị di tích.

Hoàng thành có không gian rất linh thiêng, không gian chấp nhận đời sống như kể câu chuyện lịch sử và không gian cuộc sống thường nhật (có không gian giải trí). Quy hoạch cần định vị ra từng khu vực để bảo tồn, cho di sản sống cùng với chúng ta. Tùy không gian mà giữ công trình pháp cổ nhất là nơi linh thiêng thì không nên giữ công trình kiến trúc Pháp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×