1. Tư liệu hiện vật
Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,… của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. Tuy đây chỉ là những hiện vật, nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.
ví dụ: các cổ vật, công trình cổ, phế tích, di tích lịch sử.
2. Tư liệu chữ viết
Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết. Nguồn tư liệu này ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
ví dụ: các nguồn sử liệu như sử ký đại việt toàn thư, các chữ viết khác trên bia đá, công trình,...
3. Tư liệu truyền miệng
Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác gọi là tư liệu truyền miệng. Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.
ví dụ: các truyền thuyết, chuyện kể nhân gian, cổ tích...
4. Tư liệu gốc
Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
vú dụ: kinh thành huế đây là công trình lịch sử cũng là nguồn tư liệu lớn về kiến trúc lịch sử nước ta,