Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau

ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau
Có một mùa hoa cải
Nở vàng bên bến sông
Em đương thì con gái
Đợi tôi chưa lấy chồng
 
Tôi rụt rè không dám
Hái một bông cải ngồng
Sợ làm con bướm trắng
Giật mình bay sang sông
 
Qua bao mùa hoa cải
Chỉ mình tôi biết thôi
Mình tôi không dám hái
Hoa cải bay về trời
Bâng khuâng chiều làng bãi
Không còn hoa cải ngồng
Ai xui tôi trở lại
Ngày em đi lấy chồng
 
Tôi lại gieo hạt cải
Lại âm thầm đợi mong
Có một người con gái
Đợi tôi chưa lấy chồng
 Mùa hoa cải- Nghiêm Thị Hằng
 
 
Chú thích:
Nhà thơ Nghiêm Thị Hằng là gương mặt nổi bật của thơ ca đương đại. Thơ bà nhiều màu sắc đa dạng mà vô cùng sâu sắc ý nhị và tràn đầy xúc cảm vì thế nó đã “bay” vào khuông nhạc của nhiều nhạc sĩ. Sinh thời nhạc sĩ Thanh Phúc đúc rút “Thơ của Nghiêm Thị Hằng bắt nguồn từ cuộc sống của cô ấy…. bởi thế chủ đề làng quê, công việc đồng áng đầy ắp trong thơ cô ấy, rất trữ tình, bài nào cũng có thể phổ nhạc…” Bài thơ “Mùa hoa cải” được nhạc sĩ Lê Vinh phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Trả lời câu hỏi sau
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Căn cứ vào đâu mà em cho là như vậy?
Câu 2. Em có nhận xét gì về nhịp điệu của bài thơ? Nhịp điệu đó được thể hiện qua những yếu tố nào?
Câu 3. Hình tượng chủ đạo trong bài thơ trên là hình tượng nào? Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng đó
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Tôi rụt rè không dám
Hái một bông cải ngồng
Sợ làm con bướm trắng
Giật mình bay sang sông
Câu 5. Em hãy nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên?
Câu 6. Bài thơ đã bồi đắp cho em tình cảm gì?  
Câu 7. Một trong những quy luật muôn đời của văn học là quy luật kế thừa và phát triển. Em hãy chỉ ra sự kế thừa và phát triển đó ở hai câu thơ sau : Mình tôi không dám hái/Hoa cải bay về trời
II. VIẾT (6,0 điểm )
Câu 1. Nghị luận xã hội (2,5 điểm): Từ nội dung bài thơ hãy viết bài luận bày tỏ quan điểm của em về một tình yêu chung thủy?
Câu 2 Nghị luận văn học (3,5 điểm)
Thơ ra đời cốt để nói những điều tinh vi nhất, sâu kín nhất, mong manh nhất, mơ hồ nhất của tâm hồn con người (Nguyễn Đăng Mạnh).Em hiểu ý kiến trên như thế nào và làm sáng tỏ qua việc đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ở phần Đọc hiểu.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.502
3
14
Lam Sí
28/11/2023 21:06:58
+5đ tặng

Câu 1

- Ngôi kể thứ ba

Câu 2:

- Câu văn: “Trong suốt ba ngày ròng rã, ông ngồi trên mui thuyền trước xác vợ” thể hiện tâm trạng của nhân vật ông: thương vợ, đau đớn, xót xa, trăn trở, uất hận.

Câu 3:

- Dân làng trong câu chuyện trên mang một lối sống ích kỉ, chưa có tình thần sẻ chia, trong suy nghĩ và nhận thức của họ còn nhiều định kiến phân biệt. Không những thế họ còn không có thái độ tôn kính với người đã khuất.

Câu 4:

- 02 thông điệp rút ra từ đoạn trích trên:

+ Thương cảm, sẻ chia

+ Tránh lối sống ích kỷ, hẹp hòi, định kiến…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư