Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Có mấy phưng pháp bảo quản và chế biến thực phẩm? Nêu nội dung của những phương pháp chế biến thực phẩm

có mấy phưng pháp bảo quản và chế biến thực phẩm? Nêu nội dung của những phương pháp chế biến thực phẩm
4 trả lời
Hỏi chi tiết
96
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Có nhiều phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm, dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

1. Đông lạnh: Thực phẩm được đặt trong tủ đông hoặc ngăn đá để giữ lạnh và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

2. Sấy khô: Thực phẩm được làm khô bằng cách loại bỏ nước, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Phương pháp này thường được sử dụng cho trái cây, rau củ, thịt, cá và gia vị.

3. Đóng hũ: Thực phẩm được đóng trong hũ hoặc lon kín để ngăn chặn sự tiếp xúc với không khí và vi khuẩn. Phương pháp này thường được sử dụng cho thực phẩm chế biến như nước mắm, mứt, nước trái cây.

4. Ươm mầm: Phương pháp này sử dụng nước và ánh sáng để kích thích mầm cây phát triển từ hạt giống. Thực phẩm ươm mầm thường là các loại hạt như đậu, lúa mạch, hạt cải.

5. Nướng: Thực phẩm được nấu chín bằng cách sử dụng nhiệt độ cao từ lửa hoặc lò nướng. Phương pháp này thường được sử dụng cho thịt, cá, bánh mì, bánh quy.

6. Hấp: Thực phẩm được nấu chín bằng hơi nước nóng. Phương pháp này giữ được hương vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm. Thường được sử dụng cho rau, cá, hạt.

7. Luộc: Thực phẩm được nấu chín trong nước sôi. Phương pháp này giữ được hương vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm. Thường được sử dụng cho rau, thịt, cá, trứng.

8. Chưng cất: Phương pháp này sử dụng nhiệt độ cao để chưng cất các chất trong thực phẩm, như rượu, dầu, nước mắm.

9. Lên men: Phương pháp này sử dụng vi khuẩn hoặc men để biến đổi thành phần hóa học của thực phẩm, như trong quá trình làm bia, rượu, sữa chua.

10. Phơi khô: Thực phẩm được phơi khô dưới ánh sáng mặt trời hoặc sử dụng máy sấy để loại bỏ nước. Phương pháp này thường được sử dụng cho trái cây, rau củ, thịt, cá.

Những phương pháp trên giúp bảo quản và chế biến thực phẩm để kéo dài thời gian sử dụng, giữ nguyên chất lượng và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
7
1
Lê Thủy
03/12/2023 16:26:22
+5đ tặng
. Làm lạnh và đông lạnh 
 
 - Làm lạnh và đông lạnh là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp ngăn sự phát triển của vi khuẩn 
 
 - Làm lạnh: bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 1-7 độ C, thường được dùng để bảo quản thịt, cá, trái cây, rau củ, … trong thời gian ngắn từ 3-7 ngày 
 
 - Đông lạnh: Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ dưới 0 độ C, thường dùng để bảo quản thịt, cá, … trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng. 
Ướp 
 
 - Ướp là phương pháp trộn một số chất vào thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm. 
 
 - Áp dụng: bảo quản các loại thực phẩm như thịt, cá 
Làm khô 
 
 - Làm khô là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao làm bay hơi nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm 
 
 - Áp dụng: dùng để bảo quản nông và thủy - hải sản 
Ướp 
 
 - Ướp là phương pháp trộn một số chất vào thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm. 
 
 - Áp dụng: bảo quản các loại thực phẩm như thịt, cá 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tạ Nguyên Đức
03/12/2023 16:27:13
+4đ tặng

I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 

 1. Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm 

 - Bảo quản thực phẩm có vai trò làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà thực phẩm vẫn đảm bảo được chất lượng và dinh dưỡng 

 - Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn. 

 2. An toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm 

 - Khái niệm: An toàn vệ sinh thực phẩm là các biện pháp, điều kiện cần thiết để giữ cho thực phẩm không bị biến chất; không bị chất độc, vi khuẩn có hại xâm nhập giúp bảo vệ sức khỏe con người ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn 

 - Biện pháp: 

   + Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy tránh bụi bẩn và các loại côn trùng 

   + Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín  

   + Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm

   + Sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín 

 

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN THỰC PHẨM 

1. Làm lạnh và đông lạnh 

 - Làm lạnh và đông lạnh là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp ngăn sự phát triển của vi khuẩn 

 - Làm lạnh: bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ từ 1-7 độ C, thường được dùng để bảo quản thịt, cá, trái cây, rau củ, … trong thời gian ngắn từ 3-7 ngày 

 - Đông lạnh: Bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ dưới 0 độ C, thường dùng để bảo quản thịt, cá, … trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng. 

2. Làm khô 

 - Làm khô là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao làm bay hơi nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm 

 - Áp dụng: dùng để bảo quản nông và thủy - hải sản 

3. Ướp 

 - Ướp là phương pháp trộn một số chất vào thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm. 

 - Áp dụng: bảo quản các loại thực phẩm như thịt, cá 

III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 

1. Chế biến thực phẩm sử dụng nhiệt  

   a. Luộc 

 - Khái niệm: Luộc là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước, được dùng để chế biến các loại thực phẩm như: thịt, trứng, hải sản, rau củ, … 

 - Ưu điểm: phù hợp chế biến nhiều loại thực phẩm, đơn giản và dễ thực hiện 

 - Hạn chế: một số loại vitamin trong thực phẩm có thể bị hòa tan trong nước 

   b. Kho 

 - Khái niệm: Kho là làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà, được dùng để chế biến các loại thực phẩm: Cá, thịt, rau củ, …

 - Ưu điểm: món ăn mềm, có hương vị đậm đà

 - Hạn chế: thời gian chế biến lâu. 

   c. Nướng

 - Khái niệm: Nướng là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt được dùng để chế biến các loại thực phẩm: cá, thịt, khoai lang, …

 - Ưu điểm: món ăn có hương vị hấp dẫn 

 - Hạn chế: thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất 

   d. Rán (chiên) 

 - Khái niệm: Rán là làm chín thực phẩm trong chất béo ở nhiệt độ cao, được dùng để chế biến các loại thực phẩm như thịt gà, cá, khoai tây, …

 - Ưu điểm: món ăn có độ giòn, độ ngậy 

 - Hạn chế: món ăn nhiều chất béo 

2. Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt 

   a. Trộn hỗn hợp 

 - Khái niệm: Trộn hỗn hợp là phương pháp trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn. Trộn dầu dấm, nộn, ...là những món ăn được chế biến bằng phương pháp này

 - Ưu điểm: dễ làm, thực phẩm giữ nguyên được màu sắc, mùi vị và chất dinh dưỡng

 - Hạn chế: Cầu kì trong việc lựa chọn, bảo quản và chế biến để đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm 

   b. Muối chua

 - Khái niệm: Muối chua là phương pháp làm thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian cần thiết, được dùng để chế biến các loại thực phẩm: rau cải bắp, rau cải bẹ, su hào 

 - Ưu điểm: dễ làm, món ăn có vị chua nên kích thích vị giác khi ăn 

 - Hạn chế: Món ăn có nhiều muối, không tốt cho dạ dày

- Nghề đầu bếp: Đầu bếp là tên gọi dành cho những người chế biến món ăn ở các nhà hàng, quán ăn, khách sạn. Nghề đầu bếp đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo. 

Tạ Nguyên Đức
chấm cho mik điểm cao nhất nha bạn
0
0
phạm anh tài
03/12/2023 16:28:19
+3đ tặng

1.  Lên men

Lên men là phương pháp chế biến thực phẩm trong đó đường trong nguyên liệu chuyển thành acid hoặc cồn nhờ vi sinh vật. Ví dụ: muối chua rau củ, làm sữa chua, làm men chua, ủ rượu vang…    

2. Luộc, hấp

- Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi của nước hoặc hơi nước.

- Khi hấp, thực phẩm chin nhanh và không bị ngâm trong nước nên chất dinh dưỡng ít bị tổn thất hơn so với các phương pháp khác như luộc, hầm,…

3. Đóng hộp 

- Đóng hộp là phương pháp chế biến thực phẩm bằng nhiệt độ cao và đựng trong bao bì kín (lọ thủy tinh, hộp kim loại,..)

4. Chiên (rán)

- Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi (hơn 150°C) của dầu mỡ. Thực phẩm sau khi chiên hoặc rán chứa nhiều chất béo và những chất có hại cho sức khỏe/ nên được khuyến cáo ăn hạn chế.


h như hết rồi
 

0
0
Kim Chii
04/12/2023 19:51:05
+2đ tặng
Dưới đây là một số phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm:
1. Đông lạnh
2. Sấy khô
3. Đóng hũ
4. Lên men

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư