Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nội dung và nghệ thuật của Độc tiểu thanh ký

phân tích nội dung và nghệ thuật của độc tiểu thanh ký
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
73
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Độc tiểu thanh ký là một tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc, được viết bởi tác giả Thanh Ký vào thế kỷ 17. Tác phẩm này là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học Trung Quốc, nói về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Độc Tiểu.

Nội dung của Độc tiểu thanh ký xoay quanh cuộc đời của nhà thơ Độc Tiểu, một người có tài năng và uyên bác trong việc viết thơ. Tuy nhiên, ông đã phải trải qua nhiều khó khăn và thử thách trong cuộc sống, từ việc bị phản bội đến sự cô đơn và tuyệt vọng. Tác phẩm cũng đề cập đến những mối quan hệ phức tạp giữa Độc Tiểu và những người xung quanh, từ người yêu đến bạn bè và kẻ thù.

Nghệ thuật của Độc tiểu thanh ký nằm ở cách tác giả xây dựng nhân vật và tình tiết, tạo nên một câu chuyện hấp dẫn và sâu sắc. Tác phẩm cũng sử dụng ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh sinh động để mô tả cảnh vật và tâm trạng của nhân vật, tạo nên một bức tranh đa chiều về cuộc sống và tình cảm.

Tóm lại, Độc tiểu thanh ký không chỉ là một tác phẩm văn học hay mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, thể hiện sự tài năng và tâm hồn sâu sắc của tác giả.
2
0
Nguyễn Hải Huy
21/02/2024 10:37:54
+5đ tặng

Giá trị nội dung:

    + Bài thơ có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện "xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh" mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình. Bởi ông cũng nhìn thấy được tương lai của mình - một con người tài hoa nhưng cuộc đời chông chênh, gập ghềnh, vất vả.

   Giá trị nghệ thuật:

    + Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.

    + Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
muadonglanh
21/02/2024 11:32:07
+4đ tặng
a. Hai câu đề:

"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư"

- “Tây Hồ hoa uyển” - “thành khư” Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại.

- “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết.

=> Nguyễn Du mượn sự thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống: Hồ Tây là một cảnh đẹp xưa kia thì giờ đây trở thành một bãi gò hoang.

=> Đau xót, ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng.

"Độc điếu song tiền nhất chỉ thư"

- "độc điếu": một mình viếng - "thổn thức": trạng thái thương xót, đồng cảm.

- "nhất chỉ thư": một tập sách - "mảnh giấy tàn": bài viếng nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du.

=> Một mình nhà thơ ngậm ngùi đọc một tập sách (di cảo của Tiểu Thanh).

=> Nhấn mạnh sự cô đơn lắng sâu trầm tư, sự xót thương với người xưa.

b. Hai câu thực:

"Chi phấn hữu thần liên tử hậu"

- "Chi phấn": Vật trang điểm, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ.

- “liên tử hậu”: Sự ghen ghét, đố kị của người đời dành cho nàng.

"Văn chương vô mệnh lụy phần dư"

- "Văn chương vô mệnh": Tài năng văn chương không có tội tình gì.

- “lụy phần dư”: Sự vùi dập phũ phàng mà nàng Tiểu Thanh phải hứng chịu, kể cả chết rồi cũng không tha.

=> Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.

c. Hai câu luận:

"Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kỳ oan ngã tự cư"

- “Cổ kim hận sự”: Mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời của những người tài hoa mà bạc mệnh.

- "Thiên nan vấn": Khó mà hỏi trời được.

- "Kỳ oan": nỗi oan lạ lùng

- "Ngã": ta (chỉ bản thể cá nhân)

=> Câu thơ cho thấy nỗi oan khiên lạ lùng vì nết phong nhã và số phận cay đắng của những con người tài hoa trong xã hội xưa.

d. Hai câu kết:

"Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hà hà nhân khấp Tố Như"

- "Tam bách dư niên": Con số mang tính ước lệ, ý chỉ thời gian dài.

- "Tố Như": Tên chữ của Nguyễn Du

Tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh nay đã có tác giả thấu hiểu và giải oan cho nàng, ông băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông.

=> Ý thơ chuyển đột ngột từ “thương người” sang “thương mình” với khát vọng tìm được sự đồng cảm nơi hậu thế.

- Câu hỏi tu từ “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”: Sự cô độc của chính tác giả trong hiện tại và mong muốn tìm được tấm lòng tri kỉ giữa cuộc đời.

=> Tấm lòng nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×