Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến tuần hoàn

giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến tuần hoàn
1 trả lời
Hỏi chi tiết
77
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tần suất và cường độ của tuần hoàn trong một hệ thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

1. Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tần suất và cường độ của tuần hoàn bởi vì nó ảnh hưởng đến sự co giãn và co lại của chất lỏng hoặc khí trong hệ thống.

2. Áp suất: Áp suất cũng có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn bởi vì nó có thể tác động lên sự chuyển động của chất lỏng hoặc khí trong hệ thống.

3. Độ dẫn nhiệt: Độ dẫn nhiệt của chất lỏng hoặc khí cũng có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn bởi vì nó ảnh hưởng đến khả năng truyền nhiệt trong hệ thống.

4. Độ nhớt: Độ nhớt của chất lỏng cũng có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn bởi vì nó ảnh hưởng đến sự trượt giữa các lớp chất lỏng trong hệ thống.

5. Hình dạng và kích thước của hệ thống: Hình dạng và kích thước của hệ thống cũng có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn bởi vì chúng có thể tạo ra các điều kiện khác nhau cho sự chuyển động của chất lỏng hoặc khí.

Những yếu tố trên đều có thể tác động đến tuần hoàn trong một hệ thống và cần được xem xét khi thiết kế và vận hành hệ thống.
1
0
muadong nắng nhờ
03/03 20:13:29
+5đ tặng

 

2. Yếu tố đảm bảo chức năng hệ tuần hoàn

Để đảm sự hoạt động và đảm bảo được những chức năng của hệ tuần hoàn cần có sự hoàn chỉnh của 3 yếu tố gồm tim, hệ mạch và thể tích tuần hoàn.

2.1 Thể tích tuần hoàn

 

Thể tích tuần hoàn còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào, mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết như đường hô hấp, qua thận.

Khi có một nguyên nhân nào đó dẫn tới giảm thể tích tuần hoàn sẽ gây ra tình trạng sốc giảm khối lượng tuần hoàn. Sốc giảm tuần hoàn là một tình trạng đe dọa tính mạng do suy tuần hoàn, khiến cho việc cung cấp oxy không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của tế bào gây ra tình trạng thiếu oxy tế bào và mô.

Thể tích tuần hoàn có thể giảm khi bị mất nước, mất máu, tiêu chảy, sốt...

Nếu tình trạng mất dịch trong cơ thể diễn ra nhanh hoặc kéo dài thì sẽ dẫn tới sốc, cần được bù dịch khi mất bằng đường uống hoặc tiêm truyền để đảm bảo chức năng tuần hoàn.

2.2 Tim

 

Tim nằm trong lồng ngực, có trục lệch trái, là một khối cơ rỗng, trọng lượng tim khoảng 300gram, được chia thành 4 buồng gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất:

  • Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống tâm thất.
  • Tâm thất phải và tâm thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Thành tâm thất trái dày gấp hai lần so với thành thất phải, do áp lực đưa máu vào động mạch chủ lớn.
  • Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách liên thất.
  • Giữa tâm thất và tâm nhĩ được ngăn cản bởi các van nhĩ thất. Bên trái có van hai lá ngăn cách tâm nhĩ trái và tâm thất trái, bên phải có van ba lá ngăn cách tâm thất phải và nhĩ phải. Nó giúp máu chảy theo một chiều từ nhĩ xuống thất.

Chức năng chính của tim là khi tim co bóp thì tạo áp lực đẩy máu vào trong động mạch, từ đó đi nuôi dưỡng cơ thể. Tim được hoạt động theo cơ chế tự động, điều hòa nhờ hệ thống thần kinh thực vật và được nuôi dưỡng bởi hệ thống động mạch vành.


Chức năng chính của tim là khi tim co bóp thì tạo áp lực đẩy máu vào trong động mạch, từ đó đi nuôi dưỡng cơ thể
2.3 Hệ mạch

 

Hệ mạch máu có chức năng vận chuyển máu tới cơ quan và từ cơ quan về tim. Hệ mạch gồm có động mạch, tiểu động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch.

  • Động mạch có chức năng đưa máu từ tim tới các cơ quan, chức năng vận chuyển máu dưới áp suất lớn, do đó cấu tạo thành động mạch gồm 3 lớp cơ rất chắc khỏe và có khả năng chun giãn để tạo áp lực co bóp đẩy máu lưu thông. Khi xa dần tim động mạch chia thành các nhánh nhỏ mang chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi dưỡng mô cơ quan. Huyết áp động mạch là áp suất máu trong động mạch, máu chảy được trong động mạch là kết quả của hai lực đối lập, lực đẩy máu của tim và lực cản của thành động mạch. Huyết áp động mạch duy trì ổn định thì máu từ động mạch có thể đến nuôi dưỡng các cơ quan, ngược lại nếu huyết áp thấp dẫn tới máu không nuôi dưỡng được cơ quan có thể dẫn tới tử vong. Còn nếu huyết áp động mạch quá cao gây ra áp lực lớn lên thành mạch, có nguy cơ vỡ thành mạch, nếu vỡ thành mạch tại não gây xuất huyết não...
  • Tiểu động mạch: Là các nhánh nhỏ cuối cùng của hệ động mạch, hoạt động như các van điều hòa lượng máu tới mao mạch tùy theo nhu cầu máu của cơ quan đó. Thành mạch có thể đóng tịt dòng máu hoặc mở rộng để máu qua nhiều nhờ sức mạnh của thành tiểu động mạch.
  • Mao mạch: Mao mạch có đặc tính là thành mỏng và có thể thấm được các phân tử nhỏ. Tại mao mạch các chất dinh dưỡng, khi, hormon...trao đổi chất với mô.
  • Tiểu tĩnh mạch: Từ mao mạch, máu đổ vào những mạch máu với thành mỏng gọi là tiểu tĩnh mạch.
  • Tĩnh mạch: Tiểu tĩnh mạch tập trung thành những tĩnh mạch lớn. Thành tĩnh mạch có 3 lớp giống như động mạch nhưng mỏng và dễ giãn rộng hơn. Các lớp của thành tĩnh mạch gồm:
  • Lớp trong cùng là lớp tế bào nội mạc với từng đoạn nhô ra tạo thành những nếp gấp hình bán nguyệt đối diện nhau tạo thành van tĩnh mạch, mục đích để hướng cho máu chảy một chiều về tim. Các van tĩnh mạch thì có ở các tĩnh mạch chi và không có van ở các tĩnh mạch nhỏ, tĩnh mạch từ não hoặc tĩnh mạch từ các tạng.
  • Lớp giữa gồm những sợi liên kết và sợi cơ.
  • Lớp ngoài mỏng gồm những sợi liên kết chun giãn. Có khả năng chun giãn tốt.

Như vậy để đảm bảo được chức năng tuần hoàn thì cần 3 yếu tố quan trọng là tim, hệ mạch và thể tích tuần hoàn. Một sự thay đổi bất thường ở một trong 3 yếu tố đều gây ra sự suy giảm chức năng của hệ tuần hoàn, có thể nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Đại học mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư