Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

Tấc đất thành cổ- Phạm Đình Lân
"Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời cũng tự trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào
Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?
Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn
Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn
Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông
Thắp một nén nhang và khóc ít thôi
Tôi thầm nhủ lòng mình như vậy
Để một phút lắng lòng nghe bạn gọi
Bạn nằm lại nơi nào bạn ơi?
Bạn nằm lại nơi đồng đất quê hương
Nơi chiến tuyến lằn ranh sông Bến Hải
Súng trong tay và đôi mắt rực lửa
Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Ru mãi bài ca Bẩt tử đến vô cùng."
                                                                          Tháng 7-2002
Chú thích
1.Nhà thơ Phạm Đình Lân đồng thời là cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu gìn giữ thành cổ Quảng Trị .
2. Bài thơ “Tấc đất thành cổ” ra đời trong một chuyến đi tình nghĩa. Hằng năm, vào tháng 7, những người lính sinh viên năm xưa quay lại chiến trường xưa để thăm viếng các đồng đội, các bạn học đã anh dũng hi sinh. Dưới mỗi bước chân của các anh, mỗi tấc đất nơi đây đều có xương máu và là nơi đồng đội đang yên nghỉ. Các anh thầm nhắc nhở nhau đi nhè nhẹ bước chân và nói thật khẽ để đồng đội, bạn học được yên nghỉ dưới bầu trời cao xanh và lời ru của Tổ quốc mẹ hiền.
3. Dòng sông Thạch Hãn, cách thành cổ khoảng 500 mét, trong cuộc chiến 81 ngày đêm của mùa hè năm 1972, có hàng nghìn chiến sỹ giải phóng quân của chúng ta đã mãi yên nghỉ ở dòng sông Thạch Hãn.
Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ “Tấc đất thành cổ” của Phạm Đình Lân.
Câu 2. Chỉ ra nhữnghình ảnh thể hiện cuộc sống hòa bình và những câu thơ thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh.
Câu 3. Các dòng thơ sau đây giúp anh/ chị hiểu gì về sự hi sinh của những chiến sĩ anh hùng:
Súng trong tay và đôi mắt rực lửa
Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên
Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ cường điệu trong các câu thơ sau:
   Bạn nằm lại nơi này, nơi nao?
  Phía đông thành, tây thành hay dưới dòng Thạch Hãn
 Tám mươi mốt ngày đêm đất trời ken dày bom đạn
 Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông
Câu 5. Anh/ chị hãynhận xét về giọng điệu của bài thơ.
 
 
 
 
 
 
0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.087
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhà thơ Phạm Đình Lân, người đã từng tham gia chiến đấu và có tình cảm sâu sắc với đồng đội, bạn bè đã hy sinh.

Câu 2: Hình ảnh thể hiện cuộc sống hòa bình là "Trời cũng tự trong xanh và lộng gió", còn hình ảnh thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh là "Cát trắng rang vàng, nghiêng lệch cả dòng sông".

Câu 3: Dòng thơ "Súng trong tay và đôi mắt rực lửa, Trút hận xuống đầu thù rồi ngã xuống bình yên" thể hiện sự hy sinh, dũng cảm và sự bình yên sau cuộc chiến.

Câu 4: Biện pháp tu từ cường điệu trong các câu thơ giúp tạo ra sự chân thực, sâu sắc và cảm xúc mạnh mẽ, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình cảm và cảm xúc của nhà thơ.

Câu 5: Giọng điệu của bài thơ là trữ tình, cảm động và sâu lắng, thể hiện sự tôn trọng và tưởng nhớ đến những người anh hùng đã hy sinh trong chiến tranh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×