Đặc điểm tác phẩm và nhân vật:
- Ngôi kể của tác phẩm là ngôi thứ ba
- Điểm nhìn là: có sự kết hợp giữa người kể chuyện và nhân vật bà lão
- Thái độ người kể chuyện: thương cảm, chua xót cho số phận của bà lão, đồng thời có ý mỉa mai cho thói đời bạc bẽo
- giọng điệu: chua xót, mỉa mai- ngôn ngữ: đa dạng, phong phú
- Tác giả mô tả số phận bà lão cùng cực bi thảm: nghèo đói, thiếu ăn, lúc nào cũng đói khát- Kết quả cuối cùng thì bà lão lại chết vì một bữa ăn no cuối cùng, nếu cứ sống đói thì có khi bà chưa chết, nhưng bà đã ăn một bữa ăn đầy tủi hờn để rồi chết nhục nhã
=> số phận bi thảm
=> phản ánh cuộc sống của người dân việt nam thời điểm đó
Nghệ thuật trần thuật:
- Ngòi bút của Nam Cao rất lạnh lùng mà lại đầy tình thương.
- Ông luôn xây dựng nhân vật của mình ở cái tận cùng của sự nghèo khổ. Họ là những con người lương thiện, lam lũ nhưng bị cái xã hội thực dân nửa phong kiến đè nén, ức hiếp để rồi đều đi đến một kết cục bi thảm: chết.
- Đây cũng là cái kết hạn chế trong các tác phẩm của ông. Từ Lão Hạc, Chí Phèo đến ông giáo Thứ,... họ không chết về thể xác thì cũng chết về tâm hồn.
- Truyện Nam Cao tuy lột tả được hiện thực xã hội lúc bấy giờ nhưng chưa tìm được lối đi, lối thoát cho người nông dân, trí thức nghèo khốn khổ khi chưa có ánh sáng của cách mạng.
Liên hệ trong tác phẩm:
- Bà lão trong Một bữa no cũng vậy. Cuộc đời xô đẩy bà hết biến cố này đến biến cố nọ, khiến bà lão già yếu không còn chỗ dựa. Chồng mất khi con trai mới lọt lòng, còng lưng nuôi con thì nó lại chết trẻ, vợ anh lại bỏ đi lấy chồng khác, để lại đứa cháu gái 5 tuổi thơ dại. Bà lại phải "hết xương hết thịt" nuôi cháu. Đến khi nó 12 tuổi thì đi ở cho nhà giàu, bà lại bơ vơ, già yếu rồi bệnh tật. Bà cũng phải đi ở chăm trẻ, cầm cự được một thời gian bà nảy ra ý định đến nhà bà Thứ nuôi con đi-cháu gái bà. Tại đây bà được một bữa no trước sự khinh bỉ của nhà chủ. Chính vì ăn no quá sau thời gian dài bị đói, về nhà bà hết tả rồi lị. Một tháng sau thì bà chết no. Tác phẩm kết thúc bằng lời răn của bà Thụ với đám con gái, con nuôi, con ở: " Chúng mày xem đấy, người ta đói đến đâu cũng không thể chét nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!..."