Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn quy nạp về đạo lí Uống nước nhớ nguồn

viết đoạn văn quy nạp về đạo lí uốn nước nhớ nguồn
2 trả lời
Hỏi chi tiết
113
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đạo lí uốn nước nhớ nguồn là một nguyên tắc quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta nên tuân thủ. Ý nghĩa của câu nói này là khi chúng ta thành công, chúng ta không nên quên nguồn gốc, người đã giúp đỡ và ủng hộ chúng ta trên con đường phát triển.

Nguồn gốc có thể là gia đình, người thầy, bạn bè hay bất kỳ ai đã đóng góp vào thành công của chúng ta. Việc nhớ đến nguồn gốc giúp chúng ta biết ơn và trân trọng những điều tốt đẹp đã đến với mình. Đồng thời, điều này cũng giúp chúng ta không tự mãn và tự cao, mà luôn khiêm tốn và biết ơn.

Khi uốn nước nhớ nguồn, chúng ta cũng tự nhắc mình không quên điều quan trọng nhất là tôn trọng và đối xử tốt với người khác. Bởi chỉ khi chúng ta biết trân trọng nguồn gốc, chúng ta mới có thể trở thành người tốt và thành công trong cuộc sống.

Vì vậy, hãy luôn nhớ đến đạo lí uốn nước nhớ nguồn và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày của mình. Chỉ khi chúng ta biết trân trọng và nhớ đến nguồn gốc, chúng ta mới có thể đi xa hơn trên con đường thành công và hạnh phúc.
16
9
+5đ tặng

Tục ngữ có câu "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" để nhắc nhở chúng ta về sự ân tình, biết ơn đối với người khác. Trong cuộc sống, quả thực lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Như chúng ta đã biết, lòng biết ơn là luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn những người đã giúp đỡ mình. Để thể hiện lòng biết ơn chúng ta cần trân trọng, gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cha ông ta đã để lại. Đó còn là sự trân trọng, ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình và chúng ta cần biết trả ơn họ. Nhờ có lòng biết ơn mà cuộc sống trở nên tốt đẹo hơn. Con người trở nên ân tình, ân nghĩa, yêu thương, sẻ chia với nhau nhiều hơn. Nhưng bên cạnh những người hiểu rõ truyền thống này thì có những người sống ích kỉ "ăn cháo đá bát", quay lưng lại với những người đã giúp đỡ mình. Những người như thế cần đáng lên án và phê phán. Một lần nữa ta có thể khẳng định, lòng biết ơn là một truyền thống đạo lí quý báu của cha ông mà chúng ta cần kế thừa và phát huy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phuong
31/03 10:14:11
+4đ tặng
Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.      

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư