Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 10
01/04 17:27:33

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của nhân cách và phẩm chất của con người

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của nhân cách và phẩm chất của con người
 

3 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
97
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nhân cách và phẩm chất của con người là hai yếu tố quan trọng quyết định đến giá trị của một người. Đối với tôi, nhân cách và phẩm chất không chỉ là những đặc điểm cá nhân mà còn là tiêu chí để đánh giá một con người.

Nhân cách của một người đồng nghĩa với cách hành xử, cách ứng xử và cách nghĩ suy của họ. Một người có nhân cách tốt thường là người lịch sự, tôn trọng người khác, biết lắng nghe và chia sẻ. Họ không chỉ biết cách đối xử với người khác mà còn biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. Nhân cách tốt giúp một người dễ gần, dễ hòa đồng và dễ tạo được mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.

Phẩm chất của con người là những đức tính, phẩm hạnh mà họ thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Một người có phẩm chất tốt thường là người trung thực, tử tế, nhân hậu và có trách nhiệm. Họ luôn giữ lời hứa, không lừa dối người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần. Phẩm chất tốt giúp một người được tôn trọng và đánh giá cao trong xã hội.

Nhân cách và phẩm chất của con người đồng hành và tác động lẫn nhau. Một người có nhân cách tốt thường cũng có phẩm chất tốt và ngược lại. Đối với tôi, giá trị của một người không chỉ đo lường bằng thành công hay tài năng mà còn bằng nhân cách và phẩm chất của họ. Một người có nhân cách và phẩm chất tốt sẽ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý.

Trong cuộc sống, chúng ta nên luôn chú trọng đến việc phát triển và nâng cao nhân cách và phẩm chất của bản thân. Đó không chỉ là cách để chúng ta trở nên tốt hơn mà còn là cách để chúng ta tạo được ấn tượng tốt với người khác. Hãy luôn giữ vững nhân cách và phẩm chất của mình, bởi đó chính là điều quý giá nhất mà chúng ta có thể mang lại cho bản thân và xã hội.
1
2
+5đ tặng

Trong cuộc sống, giá trị của nhân cách và phẩm chất của con người đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và thành công trong công việc. Đối với tôi, nhân cách và phẩm chất là những yếu tố quyết định cho sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Đầu tiên, nhân cách của một người thể hiện qua cách hành xử và quan điểm sống của họ. Một nhân cách mạnh mẽ, đạo đức và đáng tin cậy là nền tảng của sự tôn trọng và sự giao tiếp tốt trong mọi mối quan hệ. Nhân cách tốt giúp con người thu hút và giữ chân được sự tín nhiệm và tình cảm của người khác, tạo ra một môi trường xã hội tích cực và hòa thuận.

Thứ hai, phẩm chất của con người phản ánh độ trưởng thành và đạo đức của họ. Phẩm chất bao gồm lòng nhân ái, trung thực, kiên nhẫn, kiên định và sự tự kiểm soát. Những phẩm chất này không chỉ giúp con người vượt qua những thách thức trong cuộc sống mà còn giúp họ phát triển và trưởng thành tinh thần. Một người có phẩm chất tốt thường được xem là một nguồn cảm hứng và một mẫu mực đáng ngưỡng mộ cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, có lúc giá trị của nhân cách và phẩm chất bị lãng quên hoặc bị đặt sau vấn đề vật chất và danh vọng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực như mất lòng tin, giao tiếp không hiệu quả và mối quan hệ xã hội căng thẳng. Do đó, việc xây dựng và phát triển nhân cách và phẩm chất là rất quan trọng trong quá trình trưởng thành và thành công trong cuộc sống.

Tóm lại, giá trị của nhân cách và phẩm chất của con người không thể phủ nhận trong xã hội. Chúng không chỉ là tiêu chuẩn đo lường cho sự thành công mà còn là nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa. Do đó, tôi tin rằng việc đầu tư vào việc phát triển và nuôi dưỡng nhân cách và phẩm chất là một trong những điều quan trọng nhất mà mỗi người nên làm.






 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
+4đ tặng

Nhân cách, phẩm giá là vô cùng quý báu, không có ngọc lụa, vàng bạc nào mua được. Nếu chúng ta tự hủy hoại nhân cách, phẩm giá của mình, đánh mất bản thân mình thì có khác gì coi mình là đồ vật, là thương phẩm mang ra chợ bày bán.

Phần đông trong chúng ta, dù vị thế xã hội có khác nhau, nhưng đều có lòng tự trọng, luôn luôn rèn luyện đạo đức, giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, biết vươn lên trong cuộc sống, ngẩng cao đầu trước đồng loại. “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “mài sắt nên kim”, “Ngọc kia có giũa có mài/Mới thành hữu dụng, kẻo hoài ngọc đi” - là những bài học mà chúng ta đã khắc sâu trong lòng để rèn luyện nhân cách, nâng cao phẩm giá của mình. Càng khôn lớn lên, càng trưởng thành, mỗi người trong chúng ta càng cảm thấy được sống bình đẳng với mọi người bằng lòng tự trọng, bằng nhân cách, phẩm giá trong sạch của mình và coi đó là điều hạnh phúc nhất của đời mình.

“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” là tâm thế cao đẹp của các bậc sĩ quân tử xưa nay. Tô Hiến Thành đời Lý, không vì ngọc lụa mà thay đổi di chiếu của Tiên đế, một gương sáng để lại cho muôn người và muôn đời mai sau.

Trần Bình Trọng vẫn hiên ngang trước lưỡi gươm và lời đường mật của lũ giặc Mông Nguyên, một lòng một dạ nêu cao lòng trung nghĩa sắt son: “Ta thà làm quỷ nước Nam quyết không thèm làm vương đất Bắc”. Sử sách đã ghi lại và ngợi ca bao tấm gương sáng của các bậc danh sĩ suốt đời giữ trọn phẩm giá, thanh danh của mình.

Mỗi lần nghĩ đến phẩm giá, nhân cách, tôi lại nhớ đến những vần thơ “tự khuyên mình’’ của Bác Hồ trong tập Nhật kí trong tù:

Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân,
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần

Qua đó, ta càng thấm thía bài học tự rèn luyện nhân cách, phẩm giá để “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".

Tôi thường tự hỏi: Tại sao. người ta không lấy tên những kẻ như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Lê Hoan, Phạm Quỳnh,... mà đặt tên trường, tên đường phố? Tại sao Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... lại được nhân dân ta ngưỡng mộ, ngợi ca?

Lao động cần cù để ấm no. Đem tài trí đua tranh với đời, để phục vụ nhân dân, góp phần làm cho đất nước phồn thịnh, hùng cường. Kinh doanh làm giàu, để phát triển kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của quê hương... Đó là những việc làm tốt đẹp, những gương sáng được xã hội tôn vinh.

Trái lại, những kẻ vì tham vọng vật chất mà đánh mất bản tính của mình, mà làm điều phi nghĩa, sa chân vào vòng lao lý, gông cùm. Cái bả lợi danh đã làm cho không ít người bị choáng, đúng là “máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”. Những quan lại tham nhũng, những cán bộ, đảng viên tham ô bị tố cáo, bị tù tội, những kẻ cướp của giết người mà đài, báo từng vạch mặt, chỉ tên... càng cho ta thấy việc giữ gìn nhân cách, phẩm giá là việc quan trọng.

Phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình như bảo vệ con ngươi đôi mắt của mình. Chữ hiếu, chữ trung, chữ cần kiệm, trung thực, lương thiện - là những điều mà mỗi chúng ta nên biết, nên tu dưỡng.

Ông nội tôi trước lúc qua đời chỉ có một mảnh vườn, một căn nhà cấp bốn để lại, nhưng đã nhắc đi nhắc lại, thiết tha căn dặn cha mẹ tôi, anh chị em tôi là phải biết học lấy điều hay, tốt đẹp của thiên hạ, mà giữ lấy nếp nhà, giữ lấy nhân cách, phẩm giá, để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Cho đến nay, cha mẹ tôi, anh chị em tôi vẫn khắc cốt ghi tâm lời ông tôi dạy bảo. Và tôi càng đinh ninh: Nhân cách, phẩm giá là cao quý, người nào có nhân cách cao thượng, có phẩm giá sáng trong, ắt người đó được đồng loại yêu mến, quý trọng, được xã hội tôn vinh.

1
1
Quang Cường
01/04 17:31:49
+3đ tặng

Mỗi chúng ta là một bản thể sống, sinh ra trong cuộc đời là điều vô cùng may mắn và cuộc đời mình có giá trị hay không là ở chính chúng ta. Giá trị con người trở thành một “khái niệm” mà nhiều người ao ước và khao khát có được, nhưng có lẽ mỗi người nên biết rằng tự bản thân chúng ta đã mang một giá trị riêng, một nét riêng biệt và độc đáo không thể nhầm lẫn, cái chính là chúng ta có phát huy nó hay không? Hay theo thời gian để nó tự mất đi, rồi không thể tồn tại.

Cuộc sống, đôi khi có những gian nan thách thức, những khổ đau, chán nản, có những thời điểm mà ngay chính chúng ta bị mất phương hướng, không biết mình là ai, bản thân muốn gì, mình có còn giá trị không, hay giá trị của mình là đâu? Có những lúc cuộc đời vùi dập đến tơi tả, khiến ta thấy mình vô giá trị ở thế giới này, thấy mình vô dụng rồi tự dày vò bản thân. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không có giá trị, một tờ tiền 500 nghìn dù có vò nhàu nát, có dính mực hay bị vấy bẩn thì nó cũng có giá trị như khi còn mới. Chúng ta, xét trên một phương diện nào đó, trong một hoàn cảnh đều có giá trị riêng. Cái chính là ta có nhận ra nó để phát triển hay cất nó trong gương kín để trưng bày mà chẳng ai thấy được.

Theo tôi, giá trị của mỗi con người không nói lên qua chức vụ, tài sản, nghề nghiệp mà nó nằm ở nhân cách, thể hiện qua hành động. Giá trị còn người được tỏa sáng bằng sự thiện lương trong tâm hồn. Bạn quen biết ai không quan trọng, dù bạn xuất thân ra sao hay có địa vị như thế nào trong xã hội, nếu không có nhân cách thì giá trị của bạn cũng sẽ không tồn tại. Giá trị của con người nằm ở việc chúng ta làm được gì cho bản thân mình để ngày một trở nên hoàn thiện hơn, ta làm được gì để giúp ích cho xã hội? Một tên địa chủ giàu có bằng bóc lột sức lao động của nhân dân, một nhà chức trách, một cán bộ nhũng nhiễu, tham ô... thì chính ta tự mất đi giá trị. Một bác đạp xích lô ngày ngày kiếm sống vẫn sẵn lòng dang tay giúp đỡ những kiếp người khốn khổ hơn mình. Một cậu bé nhặt ve chai không quản mưa nắng vẫn miệt mài trên từng ngõ phố để có tiền mua từng suất cơm nhỏ mỗi tuần, mang tặng những bệnh nhân nghèo đang phải nằm trong bệnh viện. Hành động, nhân cách đã nâng giá trị con người.

Giá trị mỗi người cũng không phải nằm ở ngoại hình. Dù đẹp hay xấu, dù sinh ra may mắn có một cơ thể khoẻ mạnh hay bị khiếm khuyết một bộ phận nào đó thì cũng không làm mất đi giá trị của con người. Cái quan trọng là người đó nỗ lực đến đâu, phấn đấu như thế nào và sống cuộc sống ra sao. Một cậu bé sinh ra bị liệt cả tay lẫn chân quyết tâm trở thành một nhà diễn thuyết tràn đầy năng lượng, truyền nhiệt huyết sống cho mọi người. Một em bé khuyết tật vẫn không ngừng nỗ lực thực hiện ước mơ của mình để trở thành cô giáo, một cô bé bị khiếm thị vẫn miệt mài bên những trang sách chữ dẫu biết rất khó khăn. Trong khi một người may mắn lành lặn, được học tập tử tế lại lầm đường lạc lối thành một kẻ phạm tội truy nã, một ca sĩ xinh đẹp hát hay lại lâm vào đường dây ma túy, mại dâm. Một hoa hậu khiến người người trầm trồ đại diện cho quốc gia lại trở thành kẻ bán dâm quốc tế. Bởi vậy, giá trị còn người là ở ý chí, ở nghị lực và tinh thần hướng thiện, hướng đến những điều tốt đẹp cho chính bản thân họ và cho cuộc sống xung quanh.

Mỗi người sinh ra vốn đã mang giá trị, là một phần quan trọng của gia đình và người thân. Bạn mất đi họ sẽ đau khổ, xót thương, bạn thành công họ sẽ vui mừng, hạnh phúc cùng bạn. Chúng ta cần phải phát huy giá trị đó để thấy được mình quan trọng như thế nào trong đời sống, để bản lĩnh hơn trong việc làm chủ cuộc sống của chính mình. Bạn phải tự tin vào những gì bạn làm, tự mình ghi dấu ấn cho cuộc đời mình, cho quá khứ vẻ vang, hiện tại đủ đầy và tương lai trọn vẹn. Nghĩa là ta phải phấn đấu mỗi ngày, mỗi ngày phải không ngừng nỗ lực để khẳng định mình, nâng cao giá trị chính mình, sống có ích cho bản thân gia đình và xã hội.

Hiện nay, nhiều bạn trẻ nông nổi dại dột mà dễ sa cơ, dễ đánh mất mình, rồi tự dằn vặt rằng bản thân vô dụng, luôn thấy mình kém cỏi, không làm được trò trống gì, tự ti vào bản thân. Điều đó sẽ khiến chúng ta ngày một làm mất đi giá trị chính mình, không ai là hoàn hảo cả, người này giỏi cái này, bạn sẽ giỏi cái khác, cái quan trọng là bản thân phải hiểu chính mình, phát huy những mặt tích cực, hành chế tiêu cực, đừng quá mặc cảm hay tự thấy mình kém cỏi rồi chỉ biết đứng nhìn mà trầm trồ, ca ngợi thành công của người khác. Bản thân phải bước qua những vỏ bọc để vươn mình ra biển lớn, tìm lấy giá trị sống hữu ích cho bản thân.

Giá trị con người cũng cần được tôn trọng. Mỗi người phải tự nắm bắt lấy những có hội để phát triển mình, từng bước khẳng định giá trị mình, không cần là một bông hoa kiêu sa lộng lẫy chỉ cần là một bông hoa dại ngát hương điểm tô cho đời rực rỡ xanh tươi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo