Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày hoàn cảnh diễn biến kết quả ý nghĩa chiến dịch điện biên phủ

trình bày hoàn cảnh diễn biến kết quả ý nghĩa chiến dịch điện biên phủ
4 trả lời
Hỏi chi tiết
179
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 năm 1954 tại thị trấn Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Chiến dịch này là một trong những trận đánh quyết định cuối cùng trong cuộc chiến tranh Đông Dương giữa quân Pháp và quân Việt Minh.

Hoàn cảnh trước khi chiến dịch bắt đầu, quân Pháp đã triển khai một lực lượng lớn tại Điện Biên Phủ với hy vọng ngăn chặn sự tiến công của quân Việt Minh. Tuy nhiên, quân Việt Minh đã tổ chức một chiến dịch quyết liệt, sử dụng chiến thuật vây hãm và tấn công từ nhiều hướng, khiến quân Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì vị trí.

Kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ đã có ý nghĩa lớn đối với cuộc chiến tranh. Quân Việt Minh đã chiến thắng quyết định, đánh tan lực lượng quân Pháp và buộc họ phải ký Hiệp định Geneva vào tháng 7 năm 1954, chấm dứt chiến tranh và chia cắt Việt Nam thành hai miền Bắc và Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng minh sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống lại thực dân Pháp, đồng thời mở ra cơ hội cho Việt Nam thống nhất sau đó. Ý nghĩa của chiến dịch này đã được thế giới công nhận và ghi nhận là một trong những trận đánh quyết định lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.
1
0
Chou
23/04 15:35:51
+5đ tặng
1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến dịch Điện Biên Phủ:
Âm mưu của thực dân Pháp:

Trong những năm 1947 đến 1953, quân và dân ta liên tiếp giành nhiều thắng lợi quan trọng trong các chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông (năm 1947), chiến dịch Biên giới (năm 1950)… làm cho cục diện chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương ngày càng chuyển biến có lợi cho ta, tạo ra thế bất lợi đối với thực dân Pháp.

Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng – Điện Biên Phủ là một thung lung lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng núi Tây Bắc, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Thực dân Pháp tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu hút, làm tiêu hao quân chủ lực của ta, đồng thời khống chế toàn bộ vùng Tây Bắc nước ta và Thượng Lào.

Thực dân Pháp được sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ cả về mặt kinh tế, quân sự và các chuyên gia về quân sự. Dựa vào viện trợ của Mĩ, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành trung tâm của kế hoạch Na-va, thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương gồm 49 cứ điểm, 16200 quân lính, 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội vận tải, 1 đại đội tăng M24, có cả sân bay với một phi đội 12 máy bay thường trực. Để bảo vệ phía Tây Bắc – Thượng Lào và nhằm phá vỡ cuộc tiền công Đông Xuân của quân ta.

Pháp huênh hoang và khẳng định cho rằng Điện Biên Phủ là “pháo đài khổng lồ không thể công phá” và “bất khả xâm phạm”

Chủ trương của Đảng:

Cuối tháng 9/1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra chủ trương chiến lược cho hoạt động quân sự Đông Xuân 1953 – 1954:

– Sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng mà địch tương đối yếu, có nhiều sơ hở, và cùng lúc đó tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta. Đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch, tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho bộ phận chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ.

– Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến chiến lược là: tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc.

Tổng quân số huy động 55.000 quân chủ lực, hơn 10 vạn người, 260.000 lực lượng dân công, thanh niên xung phong, và các lực lượng khác đã tham gia Chiến dịch, trên tinh thần tất cả tập trung cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Quân và dân các địa phương đã huy động 22.000 lượt xe đạp thồ, 11.800 thuyền bè, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ, xe trâu, một đội ô tô 628 chiếc… đã vận chuyển 30.759 tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí, quân dụng… để phục vụ Chiến dịch.

Đầu tháng 3/1954 công tác chuẩn bị của ta đã hoàn tất, đến ngày 13/3/1954 quân ta nổ súng tấn công.

Cùng tìm hiểu chi tiết về Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954

2. Diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:
Ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị đã họp và ra quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến, thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch.

Ngày 25/01/1954, các đơn vị bộ đội của ta đã ở vị trí tập kết và sẵn sàng nổ súng theo phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh”. Trong quá trình đó, do đã nhận thấy địch đã tăng cường lực lượng phòng ngự vững chắc, Bộ Chỉ huy và Đảng ủy chiến dịch đã đưa ra quyết định đúng đắn: giữ vững quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra 3 đợt:

Đợt 1: Từ ngày 13 đến 17/3/1954: Quân ta đã dũng cảm, mưu trí tiêu diệt gọn cụm cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; tiêu diệt và bắt sống trên 2.000 quân địch, xóa sổ 01 trung đoàn, phá hủy 25 máy bay, uy hiếp sân bay Mường Thanh; tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ – đại tá Pirốt bất lực trước pháo binh của ta nên đã dùng lựu đạn để tự sát.

Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954: Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho các tập đoàn cứ điểm. Để muốn kéo dài thời gian nên quân địch hết sức ngoan cố. Tướng Nava hy vọng đến mùa mưa ta phải cởi vòng vây. Đây là đợt tấn công dai dẳng, quyết liệt nhất, dài ngày nhất, cam go nhất, ta và địch giành giật nhau từng đoạn giao thông hào và từng tấc đất. Đặc biệt, tại đồi C1 quân ta và quân Pháp đã giằng co nhau tới 20 ngày, tại đồi A1 đã giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn của các nình súng bên quân ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động và tinh thần chiến đấu giảm xuống rõ dệt.

Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954: Quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và mở đợt tổng tiến công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đêm ngày 06/5/1954, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa quân ta và quân địch diễn ra rất quyết liệt, quân ta ào ạt xông lên đã tiêu diệt các lô cốt và dùng thuốc nổ để phá các hầm ngầm. Tên chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã phải xin đầu hàng. Vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954, quân ta đã chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải xin đầu hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của quân địch. Và ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh cho địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ thì tất cả toàn bộ quân của địch đã bị quân ta bắt.

3. Kết quả của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:
Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm…”, thông qua phương châm tác chiến phù hợp, đầy thông minh, sáng tạo, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, sự tập trung lãnh đạo, chỉ huy của Đảng ủy, Bộ chỉ huy Chiến dịch, bằng quyết tâm cao độ; với 3 đợt tấn công bất ngờ, sấm sét; thực hiện phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, một pháo đài mà thực dân Pháp khẳng định là “pháo đài khổng lồ không thể công phá” và “bất khả xâm phạm”.

Kết quả, bắt sống tướng De Castries, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và tịch thu toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch. Giải phóng được nhiều vùng rộng lớn. Đã giáng một đòn mạnh, quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp.

Cùng xem về cuộc đời, lịch sử của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại: Tổng tư lệnh là gì? Tìm hiểu Bộ Tổng Tư Lệnh QĐND Việt Nam?

4. Nguyên nhân thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:
– Sự lãnh đạo sáng suốt tài tình và đường lối sáng tạo đúng đắn của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Tinh thần yêu nước nồng nàn và nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam được kế thừa và phát triển lên tầm cao mới dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Sự đoàn kết của tình anh em và liên minh chiến đấu chống giặc giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương là Việt Nam – Lào – Campuchia.

– Sự giúp đỡ quan trọng của các nước Xã hội chủ nghĩa mà đại diện là Trung Quốc và Liên Xô cùng với sự đồng tình, ủng hộ từ bè bạn quốc tế, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp.

– Quan trọng nhất chính là từ tình yêu quê hương đất nước, là khát vọng độc lập, tự do đến cháy bỏng của mỗi con dân đất Việt.

5. Ý nghĩa lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:
– Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn mạnh, quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp. Cuộc kháng chiến đã chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương.

– Bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra một giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

– Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

– Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trận đánh “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trực tiếp đưa Pháp ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lại hoà bình ở Việt Nam, tạo điều kiện để nhân dân ta giải phóng một nửa đất nước, đưa miền Bắc tiếp tục đi lên xã hội chủ nghĩa.

– Khẳng định sự giúp đỡ to lớn về cả vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế, các nước xã hội chủ nghĩa mà đại diện là Liên Xô và Trung Quốc.

– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
lyi
23/04 15:37:00
+4đ tặng

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong bối cảnh chiến tranh Đông Dương, nơi quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh) đối đầu với quân đội Pháp. Chiến dịch này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1954 tại Điện Biên Phủ, Lai Châu, Việt Nam. Kết quả của chiến dịch này là chiến thắng quyết định của Việt Minh, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Đông Dương và buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh và rút quân khỏi Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Nó chứng minh sức mạnh và quyết tâm của quân và dân Việt Nam trong cuộc chiến chống lại sự thực dân của Pháp. Chiến thắng tại Điện Biên Phủ đã mở ra cánh cửa cho Việt Nam độc lập và thống nhất sau đó. Nó cũng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy các cuộc đàm phán Geneva và đặt nền móng cho một Việt Nam tự do và độc lập.

Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng có tầm ảnh hưởng to lớn đối với quốc tế, đặc biệt là trong việc thúc đẩy các phong trào độc lập dân tộc trên thế giới. Nó đã trở thành biểu tượng của sự kiên trì, quyết tâm và sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại ách đô hộ của các cường quốc.

2
0
Nguyễn Ngọc linh
23/04 15:37:02
 Y nghia Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với chiến thắng trên các chiến trường phối hợp trong Đông - Xuân 1953 - 1954, đã đưa đến thành công của hội nghị Giơnevơ lập lại hòa bình của 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước
0
0
Diễm Bích
23/04 16:09:14
+2đ tặng
Câu 7: Trình bày diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
*diễn biến :
- Tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. - Tháng 3/1954, quân ta đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc Tổng tiến công tập đoàn cứ Điểm ở Điện Biên Phủ.
-Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1 (từ ngày 13 đến 17/3/1954): tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Việt Bắc.
 
+ Đợt 2 (từ ngày 30/3 đến 26/4/1954): đồng loạt tiến công các phân khu Trung tâm, chiếm hầu hết các cứ điểm của Pháp, tạo điều kiện không chế, chia cắt lực lượng của Pháp.
+ Đợt 3 (từ ngày 1/5 đến 7/5/1954):
đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Pháp. - Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kim chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
* Ý nghĩa
-Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.
- Giảng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
- Trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, tạo điều kiện giải phóng một nửa đất nước.
- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Khẳng định sự giúp đỡ to lớn về cả vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế
- Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu  tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K