Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cuộc kháng chiến đã để lại bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ nền độc lập trong giai đoạn hiện nay

cuộc kháng chiến đã để lại bài học j cho công cuộc xây dựng và bảo vệ nền độc lập trong giai đoạn hiện nay 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
70
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Cuộc kháng chiến đã để lại bài học quan trọng về sự đoàn kết, quyết tâm và hy sinh của toàn dân trong việc bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước. Bài học này cho chúng ta thấy rằng chỉ khi chúng ta đoàn kết và cùng nhau hướng về một mục tiêu chung, chúng ta mới có thể vượt qua mọi khó khăn và thách thức.

Ngoài ra, cuộc kháng chiến cũng đã cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng và nâng cao năng lực quốc phòng, đảm bảo an ninh và bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và phát triển quân đội, cảnh sát, lực lượng dân quân và hệ thống an ninh là vô cùng quan trọng để đảm bảo an ninh quốc gia trước những mối đe dọa từ bên ngoài.

Bài học cuộc kháng chiến còn cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Việc hợp tác với các quốc gia khác không chỉ giúp chúng ta nâng cao năng lực quốc phòng mà còn giúp chúng ta đối phó hiệu quả với những thách thức toàn cầu.

Tóm lại, bài học từ cuộc kháng chiến đã giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc đoàn kết, xây dựng năng lực quốc phòng và hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ và phát triển độc lập, chủ quyền của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
1
0
QCường
26/04/2024 20:41:52
+5đ tặng

– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

– Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

– Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
BF_Kduong
26/04/2024 20:42:16
+4đ tặng

Cuộc kháng chiến đã để lại bài học quan trọng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ nền độc lập trong giai đoạn hiện nay. Dưới đây là một số bài học mà chúng ta có thể rút ra từ cuộc kháng chiến: 1. Đoàn kết và đồng lòng: Cuộc kháng chiến chỉ có thể thành công khi toàn bộ dân tộc đoàn kết, đồng lòng và đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. 2. Sự hy sinh và kiên trì: Cuộc kháng chiến đòi hỏi sự hy sinh, kiên trì và quyết tâm cao độ từ mỗi cá nhân, từng gia đình và cộng đồng. 3. Sự tự chủ và tự lực: Việc tự chủ và tự lực trong việc xây dựng và bảo vệ độc lập là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tự chủ và tự lực của dân tộc. 4. Học hỏi từ quá khứ: Việc học hỏi và lấy bài học từ quá khứ, từ những kinh nghiệm và bài học của cuộc kháng chiến để áp dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ độc lập trong thời đại mới.
0
0
hien do
26/04/2024 20:50:32
+3đ tặng

QPTD -Chủ Nhật, 19/12/2021, 10:24 (GMT+7)
Toàn quốc kháng chiến - bài học về xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời chưa được bao lâu và đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, thì thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Thực hiện mưu đồ xâm lược đó và được sự trợ giúp đắc lực của đế quốc Mỹ và Anh, thực dân Pháp đơn phương xóa bỏ tất cả các hiệp ước hòa bình đã ký với ta (Hiệp định Sơ bộ 06/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946); đồng thời, tăng cường hoạt động quân sự, phá hoại công cuộc xây dựng hòa bình vừa mới được thiết lập của nhân dân ta.

Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ Nhất (19/10/1946), Thường vụ Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải thắng Pháp”1. Tháng 11/1946, quân Pháp gây hấn và khiêu khích ta ở Hải Phòng; đầu tháng 12/1946, gây hấn ở Thủ đô Hà Nội. Trắng trợn hơn, chiều 18/12/1946, chỉ huy quân Pháp gửi “tối hậu thư” đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng trong vòng 48 giờ. Đáp lại hành động đó và với thiện chí, khát vọng hòa bình, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng, kiên trì đàm phán hòa bình với chính quyền Pháp, nhưng chúng ta “càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.

Trước tình hình đó, để bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa mới giành được, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”, nhằm kêu gọi, động viên toàn thể dân tộc Việt Nam “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”2. Lời kêu gọi của Người đã khơi dậy lòng tự hào, tự tôn, truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc, tạo động lực thúc đẩy sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết và trí tuệ Việt Nam; với mọi thứ vũ khí sẵn có và tinh thần quyết chiến, quyết thắng cao độ, “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.


Ban chỉ huy Trung đoàn Thủ đô bàn kế hoạch tác chiến trong những ngày Toàn quốc kháng chiến. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, mặc dù tiềm lực kinh tế, quân sự và thực lực chiến tranh,… nghiêng về phía Pháp, nhưng chúng ta có ưu thế tuyệt đối về nhân tố chính trị - tinh thần. Nhân tố đó lại được thắp sáng bởi đường lối kháng chiến toàn dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; được nhân lên gấp bội từ tinh thần hiệu triệu của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Nhờ đó, chúng ta đã huy động, động viên mọi nguồn lực của đất nước, của dân tộc cho công cuộc kháng chiến. Cũng thông qua đó, lực lượng vũ trang nhân dân không ngừng được rèn luyện trong chiến đấu, từng bước trưởng thành, phát triển và thực sự làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Đây là những vấn đề có tính cốt yếu, tạo cơ sở, nền tảng nhằm chuyển hóa so sánh lực lượng ta - địch trong chiến tranh, thực hiện càng đánh, càng mạnh, làm cho ta từ thế bị động, cầm cự chuyển sang thế chủ động về chiến lược để phản công, tiến công giành thắng lợi. Có thể khẳng định, cùng với đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm quật cường, bất khuất, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần Toàn quốc kháng chiến có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đó cũng được coi là khởi nguồn để dân tộc ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chín năm thần thánh của dân tộc.

Kế thừa và phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại trong hoạch định đường lối chiến tranh nhân dân, thực hiện tốt việc chuẩn bị về lực lượng, về thế trận, cách đánh,… đặc biệt, đã phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần, tư tưởng chiến lược cách mạng tiến công, tạo sức mạnh tổng hợp, lập nên những chiến công oanh liệt, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động, động viên toàn dân và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; kết hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh,… tạo thế và lực to lớn bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh quốc tế, xây dựng đất nước phát triển.

Bảy mươi lăm năm đã trôi qua, nhưng tinh thần quật khởi của những ngày toàn quốc kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị, đã để lại nhiều bài học quý tiếp tục được kế thừa, phát huy trong xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc và vận dụng trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Trong thời gian tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, biến chuyển nhanh chóng, khó dự báo; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhất là tranh chấp chủ quyền biển, đảo,... diễn ra với nhiều hình thức, quy mô, tính chất căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Các yếu tố an ninh truyền thống, phi truyền thống, nhất là an ninh, an toàn không gian mạng, khủng bố, tội phạm, thiên tai, dịch bệnh,… diễn biến phức tạp. Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra với nhiều biến thể mới, tác động tới nhiều quốc gia, trên các mặt đời sống xã hội. Đối với nước ta, qua hơn 35 năm đổi mới, thế và lực ngày càng được tăng cường, vị thế, uy tín trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề quan trọng để phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen và diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị  tăng cường hoạt động chống phá bằng  “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” Quân đội,… với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng công khai, trực diện hơn.

Tình hình đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tập trung xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống; đồng thời, phải giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, những bài học trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhất là bài học phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân cần phải nắm vững và thực hiện nghiêm một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Một làtăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, do sớm hoạch định đường lối kháng chiến, kiến quốc đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc. Tinh thần đó được thể hiện rõ trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”; đó cũng là cơ sở quan trọng để Đảng ta lãnh đạo lực lượng vũ trang và toàn dân thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần vận dụng bài học này vào quá trình xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới. Trước hết, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, triệt để cơ chế Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân và sự nghiệp quốc phòng. Đồng thời, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước thống nhất quản lý, điều hành đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân; kịp thời chuyển hóa thế trận quốc phòng toàn dân thành thế trận chiến tranh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống. Những chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân phải được quán triệt sâu sắc đến mọi cấp, mọi ngành, lĩnh vực, cả hệ thống chính trị và toàn dân. Cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp cần đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời và hiệu quả; phát huy vai trò của cơ quan tham mưu, phụ trách công tác quân sự, quốc phòng ở cơ quan, đơn vị, địa phương, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quan trọng này.

Hiện nay, mục tiêu xuyên suốt, không thay đổi của các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, làm cho Quân đội mất phương hướng chính trị, mục tiêu chiến đấu, xa rời sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, cùng với xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh, toàn quân phải nêu cao tinh thần cảnh giác, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng và toàn dân chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đặc biệt là thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội của các thế lực thù địch. Phải chú trọng công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, làm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt của các thế lực thù địch; từ đó, có biện pháp phòng, chống hiệu quả, đảm bảo giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội.

Hai làtiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc. Đoàn kết vốn là truyền thống quý báu và là sức mạnh vô cùng to lớn của dân tộc. Trong bối cảnh nước ta vừa mới giành được độc lập, tiềm lực kinh tế, quân sự còn nhỏ bé,… nguy cơ thù trong, giặc ngoài đe dọa thì đoàn kết toàn dân, tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong của dân tộc. Vì thế, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc, nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân cho cuộc kháng chiến. Bằng sức mạnh tổng hợp đó, chúng ta đã kìm chân địch trong các đô thị thời gian dài, tạo điều kiện cho các cơ quan của Trung ương, Chính phủ và các tổ chức di chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng bài học quan trọng này trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân; trong đó, tập trung xây dựng và phát huy các tiềm lực: chính trị - tinh thần, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, đối ngoại của nền quốc phòng toàn dân. Vấn đề cốt lõi là, cùng với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, phải tập trung xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trên các khu vực, địa bàn, nhất là trên các địa bàn chiến lược.

Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, việc xây dựng “thế trận lòng dân” phải hết sức coi trọng xây dựng và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, khơi dậy lòng yêu nước, tự tôn, tự hào dân tộc và trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân. Để làm được điều đó, các cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt Quy chế Dân chủ cơ sở; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân; thường xuyên gần dân, trọng dân, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Muốn vậy, các cấp, các ngành phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho toàn dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, làm cho mọi người dân nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động; từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Toàn quân phải thực hiện tốt công tác dân vận, củng cố, nâng cao mối quan hệ đoàn kết quân dân; đồng thời, coi trọng kỷ luật dân vận nhằm giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chế độ và Quân đội. Cùng với đó, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng nhằm giữ vững bản chất giai cấp công nhân, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.


Nguồn: binhphuoc.gov.vn

Ba làxây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân; trong đó, Quân đội nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Vì thế, khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, với khoảng thời gian rất ngắn, chúng ta đã hình thành được 27 trung đoàn ở miền Bắc và 30 đơn vị vũ trang tập trung cấp chi đội và tiểu đoàn ở Nam Bộ với quy mô trên 85 nghìn người. Đây thực sự là cơ sở, tiền đề quý giá để lực lượng vũ trang ta không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; là nhân tố giữ vai trò quyết định thắng lợi ngay từ những ngày đầu và suốt quá trình kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, bài học về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ), trong đó tập trung xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị gắn bó máu thịt với nhân dân, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của toàn quân luôn được giữ vững và phát huy. Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Chú trọng xây dựng Quân đội cả về con người và vũ khí, trang bị; trong đó, xây dựng con người là trung tâm, nhân tố quyết định trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh tổ chức, biên chế Quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, phù hợp với sự phát triển của nghệ thuật quân sự, vũ khí, trang bị và điều kiện của đất nước; đồng thời, phát triển cân đối giữa các lực lượng, phù hợp với thế trận phòng thủ trên các vùng, miền và hướng chiến lược của đất nước. Trong đó, ưu tiên quân số cho các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đơn vị làm nhiệm vụ trên địa bàn chiến lược, trọng điểm. Tiếp tục xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, bảo đảm chất lượng, nhất là chất lượng về chính trị, khả năng tác chiến trong các tình huống. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo phương châm “vững mạnh, rộng khắp”; có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, trước hết là chất lượng về chính trị; tổ chức biên chế tinh, gọn, chặt chẽ; trang bị, vũ khí phù hợp; được giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự toàn diện, thực sự là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương, cơ sở.

Các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh đổi mới nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, đào tạo theo Kết luận số 60-KL/QUTW, ngày 18/01/2019 của Quân ủy Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 765-NQ/QUTW, ngày 20/12/2012 về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo. Thực hiện tốt phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”; đẩy mạnh đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp huấn luyện, diễn tập, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu; sát thực tế chiến đấu, địa bàn hoạt động, đối tượng tác chiến, tổ chức biên chế, sự phát triển của vũ khí, trang bị, nghệ thuật quân sự Việt Nam và  yêu cầu tác chiến trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao; kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện quân sự với giáo dục chính trị, rèn luyện kỷ luật, xây dựng niềm tin vào cách đánh, vũ khí, trang bị hiện có. Đặc biệt, tập trung tạo sự chuyển biến về chất lượng huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị mới, hiện đại; huấn luyện, diễn tập tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, diễn tập đối kháng trong các môi trường và tác chiến khu vực phòng thủ, làm cơ sở để nâng cao trình độ, khả năng tác chiến của Quân đội. Cùng với đó, Quân đội phải thực hiện tốt chức năng “Đội quân chiến đấu, Đội quân công tác” trong thời bình, sẵn sàng cùng với nhân dân ứng phó kịp thời, hiệu quả với những thách thức an ninh phi truyền thống, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.

Bốn làthường xuyên chăm lo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Khi toàn quốc kháng chiến nổ ra, mặc dù so sánh về tiềm lực kinh tế, quân sự cũng như trình độ tác chiến của ta còn kém địch, song bằng thế trận được tạo lập và xây dựng rộng khắp, hiểm hóc, linh hoạt, chúng ta đã kìm chân, tiêu hao, tiêu diệt và đập tan chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc địch phải đánh lâu dài, sa lầy và thất bại.

Vận dụng bài học đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 64-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới” và Nghị định số 21/2019/NĐ/CP, ngày 22/02/2019 của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh vững chắc. Tập trung xây dựng đồng bộ, toàn diện các tiềm lực trong khu vực phòng thủ; trong đó, quan tâm xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. Thực hiện tốt việc kết hợp giữa kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh trên các địa bàn trọng điểm, chiến lược, biên giới, biển, đảo, nhằm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Quan tâm ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng công trình phòng thủ trong căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, hậu cần, kỹ thuật, khu vực phòng thủ then chốt, sở chỉ huy các cấp, chốt chiến dịch gắn với phòng thủ dân sự, tạo lập thế trận rộng khắp, liên hoàn, hiểm hóc, vững chắc giữa các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố với phòng thủ quân khu và trên từng hướng chiến lược, sẵn sàng cho các tình huống quốc phòng, an ninh.

Quan điểm chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân là quan điểm cơ bản, nhất quán trong đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, thể hiện tập trung, sâu sắc quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng, quan điểm thực tiễn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cần phải được quán triệt, nhận thức đúng. Quan điểm này xác định lực lượng quần chúng và yếu tố chính trị - tinh thần là sức mạnh to lớn quyết định thắng lợi của chiến tranh. Chính vì vậy, cần chú trọng xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, phát huy nhân tố con người, đồng thời từng bước đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng quốc phòng để tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân hiện nay cần gắn với tổ chức, bố trí lực lượng với xây dựng các tiềm lực của đất nước, sẵn sàng triển khai, chuyển hóa các tiềm lực thành thực lực quốc phòng một cách đồng bộ theo ý định, kế hoạch chiến lược trên toàn lãnh thổ, bảo đảm thế trận quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc. Trên các hướng, địa bàn chiến lược, cần bố trí lực lượng cân đối, hợp lý giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động, lực lượng của địa phương và bộ đội chủ lực, giữa các quân chủng, binh chủng, lực lượng, ngành; tạo thế trận tổng hợp, vững chắc, phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng, bảo đảm khả năng tác chiến trên mọi môi trường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Kỷ niệm Ngày toàn quốc kháng chiến năm nay trong điều kiện thời gian đã lùi xa, tình hình thế giới, trong nước đã có nhiều thay đổi, song giá trị, ý nghĩa cùng những bài học rút ra từ Toàn quốc kháng chiến đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến, không chỉ là cơ sở để xây dựng niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, truyền thống yêu nước, phát huy ý chí tự lực, tự cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là động lực, quyết tâm để chúng ta phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhất là các phương châm, giải pháp xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×