Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể nói chính là một kiệt tác của nền văn học dân tộc. Bởi nó ánh lên cái tư tưởng nhân đạo vô cùng sâu sắc của người thi sĩ trước xã hội đời thực. Trích đoạn trên là một mình chứng rõ nét cho những tư tưởng ấy của ông. Kẻ tài hoa ấy đã đưa bút hoạ chữ để dấy lên trong lòng người đọc những xúc cảm vô cùng ấn tượng. Lấy chủ đề về người phụ nữ trong xã hội xưa để tỏ bày nỗi lòng thương cảm của mình.
Có thể thấy, thông qua tâm trạng xót xa, thương cảm của Thúy Kiều dành cho Đạm Tiên mà giá trị nhân đạo của người thi sĩ muốn gửi gắm qua con chữ tới đọc giả đã được làm ánh lên một cách vô cùng đẹp đẽ và chân thực. Nó chính là sự đồng cảm, xót thương đối với những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh nói riêng và thân phận người phụ nữ trong cái xã hội phong kiến thời bấy giờ nói chung.
Mượn lời nói và tiếng lòng ẩn sâu trong tâm trạng của của nhân vật, Nguyễn Du đã thể hiện nỗi xót thương đối với những kiếp người hồng nhan bạc mệnh trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Họ là những người con gái mang vẻ đẹp khuynh nước khuynh thành, cầm kì thi hoạ đều thông tỏ, có thể nói là sắc tài toàn vẹn, "mười phân vẹn mười". Ấy vậy mà khi còn nổi danh với thứ tài sắc ấy, họ được yêu chiều, được vây bọc bởi bao những trang nam tử, những đấng nam nhi. Nhưng khi họ bạc phận, thế thời lỡ lạc thì lại chẳng có lấy một "kẻ đoái người hoài" mà thương xót.
Người thi sĩ không chỉ tỏ bày lòng thương cảm những người phụ nữ của bản thân mà còn quá đó để thể hiện rõ thái độ phê phản đối với sự bạc bẽo, vô tâm của xã hội nam quyền khi ấy. Họ đến với Đạm Tiên vì tài sắc của nàng, vì thú vui tức thời của họ chứ chẳng có lấy một tấm lòng tri âm đối với nàng. Để rồi đến khi nàng chết, vô vàn những con người trước đó đã đến với nàng, đều vứ thế mà quay như lưng, coi nàng là thứ tầm phào nhỏ bé, thứ tiêu khiển cho vui.
Có thể nói, tiếng khóc cho Đạm Tiện mà Nguyễn Du cất lên cũng chính là tiếng khóc cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh nói chung trong cái xã hội khi ấy. Những kiếp người được trời cho tài hoa nhưng lại phải chịu cái cảnh ngộ đoạ đầy, vùi dập của xã hội. Ở đây, có lẽ Nguyễn Du cũng đang khóc chính bản thân mình - một người có tài những phải chịu nhiều truân chuyên, chìm nổi. Và qua đó, không thể không khẳng định rằng tư tưởng của Nguyễn Du không chỉ bó hẹp ở người phụ nữ trong xã hội cũ, mà còn nói về con người muôn thuở.
Tóm lược lại, ta có thể khẳng định rằng đoạn trích đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du đối với số kiếp bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói riêng và những kiếp người tài hoa bạc mệnh nói riêng. Ánh lên cái nhân văn sâu sắc để rồi răn dạy mỗi cá nhân cần học cách sống yêu thương và đồng cảm với nhau. Sống ở đời thì cần phải có một tấm lòng!
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |