Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ông Vại nhặt được Lụm trong hoàn cảnh nào?

HOA ĐÀO NỞ TRÊN VAI
[…] Vậy là Lụm trở thành con cháu nhà này cũng đã được hơn ba tháng. Ông vẫn nhớ như in buổi sáng hôm ấy. Lúc trở về từ nơi tránh lũ ông thất thần nhìn nhà cửa tan hoang. Lúc đang bới trong đống đổ nát tìm nồi niêu, xoong chảo ông giật mình nhìn thấy trên bụi tre bị bão quật nằm rạp xuống bám đầy bùn đất sau cơn lũ có hình hài một con người. Nói đúng hơn đó là một đứa trẻ, quần áo nhuốm màu bùn, tay cố ôm lấy thân cây. Xứ này đâu lạ gì cảnh sau mỗi trận bão lũ lại thấy đồ đạc nhà mình trôi đi, đồ đạc nhà người ta trôi đến. Khi thì xoong nồi, khi thì cây cối, gà, vịt, khi thì quần áo, búp bê, cặp sách. Nói chung đủ cả, lẫn lộn trong bùn đất chẳng còn dùng được. Nhưng chưa bao giờ ông nghĩ thứ trôi đến sau cơn lũ lại là một thằng bé sáu tuổi, người ngợm đặc như một khối bùn.
Sau lũ, nguồn nước cũng ô nhiễm nặng. Những gáo nước đục ngầu không thể gột rửa hết bùn đất trên cơ thể đứa bé tội nghiệp. Ngay cả sau này cũng vậy, dù ông Vại và vợ chồng đứa con trai có yêu thương ra sao cũng không thể nào xóa đi ký ức đau buồn trong nó. Ông từng dắt thằng nhỏ ngược dòng cơn lũ tìm về nhà. Nhưng về đến nơi chỉ thấy cảnh tượng tan hoang. Người ta nói người thân thằng nhỏ đã trôi theo cơn lũ, không về. Kể từ đó thằng nhỏ trở thành con cháu trong nhà. Người làng nói chắc ông trời thương vợ chồng chị Thảo lấy nhau chục năm vẫn chưa có con nên cơn lũ đã đưa thằng nhỏ dừng lại nơi này. Từ khi có nó nhà cửa tự nhiên cứ ấm dần lên. Dù sau lũ, dựng tạm cái lều, ba con người co cụm lại bên mâm cơm đạm bạc và giấc ngủ tứ bề gió thổi. Chồng Thảo đi xuất khẩu lao động đã được gần hai năm. Ở xa, quặn lòng thương quê nhà mưa lũ. Nên Vĩnh nói số tiền anh tiết kiệm được sẽ gửi về xây một căn nhà tử tế, nền cao, móng chắc để những mùa bão sau bớt đi phần thấp thỏm, âu lo. “Hơn nữa, không thể để cho thằng nhỏ sống tạm bợ thế được. Sẽ chỉ càng khiến nó nghĩ về mất mát”. Thế là một ngôi nhà nhỏ được xây lên. Thỉnh thoảng ông Vại ới thằng nhỏ xách hộ cái xô, giữ giùm cái thang, trông giùm mấy mẻ cá đang phơi ngoài sân sợ con mèo ăn mất. Sợ nó ngồi không hay nghĩ ngợi vẩn vơ, lúc giải lao ông thường đạp xe đèo nó đi chơi làng trên xóm dưới. Mấy đứa nhỏ hàng xóm chạy sang kéo thằng Lụm chạy mất tiêu sau rặng cúc tần. Trời tối nhá nhem thằng Lụm trở về với bộ dạng lấm lem, miệng cười hở hàm răng sún chưa thay hết. Thảo vờ mắng nó vài câu chứ bụng dạ thì mừng vui quá chừng. Ít ra cũng thấy Lụm bắt đầu cười trở lại. Nửa đêm cũng ít dần những cơn ác mộng khiến thằng nhỏ bật dậy mếu máo gọi “Mẹ ơi”. Nó cũng thôi bám chặt vào cột nhà mỗi khi thấy ngoài trời nổi gió.
[..] Cảnh tát cá đồng mới đông vui làm sao. Bà con ai cũng ghé chọn vài con cá to mua về để ăn Tết. Cá đồng ăn cỏ, nước sạch chảy lưu thông nên thơm thịt ai cũng thích. Lụm bận bịu với chiếc giỏ đựng đầy tôm tép của mình. Cô Thảo nói Lụm bán được bao nhiêu tiền đều được giữ lại để đi chợ Tết. Thằng nhỏ sướng rơn lội cả ngày dưới đồng, bùn bết từ đỉnh đầu xuống chân, chỉ hàm răng trắng thỉnh thoảng thích chí cười khanh khách. Tối về cô Thảo đun sẵn nồi nước lá, lôi Lụm ra kì cọ. Tay Thảo dừng lại bên chiếc bớt đỏ trên vai thằng nhỏ, khẽ cười bảo:
- Con nhìn xem, hoa đào ngoài vườn chưa kịp nở mà hoa đào trên vai con đã nở hoa rồi.
- Hồi trước mẹ con hay nói ai có chiếc bớt đỏ như hoa sau này nhất định sẽ hạnh phúc. Có thật vậy không cô?
- Đúng thế. Cô cũng tin sau này Lụm nhất định sẽ trở thành một chàng trai tươi vui, hạnh phúc. Bởi con mang cả mùa xuân đang nở thắm trên vai.
Lụm nhắm mắt, ngửa cổ cảm nhận sự ấm áp của từng gáo nước lá dội xuống người mình và những cánh hoa đào chầm chậm nở trên vai...
(Vũ Thị Huyền Trang)
1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) (4,0 điểm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 4. Ông Vại nhặt được Lụm trong hoàn cảnh nào?
Câu 5. Câu “Có thật vậy không cô?” trong đoạn trích dùng để làm gì?
Câu 6. Câu “Nhưng chưa bao giờ ông nghĩ thứ trôi đến sau cơn lũ lại là một thằng bé sáu tuổi, người ngợm đặc như một khối bùn” sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 7. Ông Vại và cô Thảo đối xử với Lụm như thế nào?
Câu 8. Từ khi có Lụm về ở cùng, không khí gia đình ông Lụm như thế nào?
2. Trả lời câu hỏi (2,0 điểm)
Câu 9. Thông điệp sâu sắc nhất mà văn bản gửi tới bạn đọc là gì? (1,0 điểm)
Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng từ 5 – 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống? (1,0 điểm)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
144
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) (4,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là miêu tả.
Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 4. Ông Vại nhặt được Lụm sau cơn lũ khi thấy đứa trẻ nằm bám đầy bùn đất.
Câu 5. Câu “Có thật vậy không cô?” được dùng để xác nhận sự tin tưởng và hiểu biết của Lụm.
Câu 6. Câu “Nhưng chưa bao giờ ông nghĩ thứ trôi đến sau cơn lũ lại là một thằng bé sáu tuổi, người ngợm đặc như một khối bùn” sử dụng biện pháp so sánh.
Câu 7. Ông Vại và cô Thảo đối xử với Lụm bằng tình cảm yêu thương và quan tâm.
Câu 8. Từ khi có Lụm về ở cùng, không khí gia đình ông Lụm trở nên ấm áp và hạnh phúc hơn.

2. Trả lời câu hỏi (2,0 điểm)

Câu 9. Thông điệp sâu sắc nhất mà văn bản gửi tới bạn đọc là tình yêu thương và sự chăm sóc có thể thay đổi cuộc sống của một người, giúp họ hồi phục và tìm lại niềm vui.
Câu 10. Tình yêu thương là nguồn động viên lớn nhất trong cuộc sống, nó giúp chúng ta vượt qua khó khăn, tạo ra môi trường ấm áp và hạnh phúc cho mọi người xung quanh.
0
0
Ngọc Hân
10/05 20:54:51
+5đ tặng
1.Tự sự.
2.Ngôi thứ ba.
3.Ông vừa trở về sau cơn lũ và thấy Lụm lẫn trong đống đổ nát.
4.Dùng để hỏi.
5.So sánh.
6.Ân cần, chu đáo, yêu thương như con cháu trong nhà.
7.Ấm cúng hẳn lên.
8.Thông điệp sâu sắc nhất mà văn bản gửi tới bạn đọc:
    “Hoa đào nở trên vai” của Vũ Thị Huyền Trang gửi đến bạn đọc thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, sự ấm áp trong cách ứng xử giữa con người với con người trong những cảnh huống ngặt nghèo của cuộc sống. Đó là đạo lý “Thương người như thể thương thân” xuyên suốt chảy trong huyết quản bao đời nay của nhân dân ta.
9.Tình yêu thương là tình cảm cao đẹp mà chúng ta cần có. Yêu thương có nghĩa là đồng cảm, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Tình yêu thương có vai trò vô cùng quan trọng. Khi chúng ta biết cho đi, ta sẽ tìm thấy sự bình an, hạnh phúc trong tâm hồn mình. Và những người biết sống đẹp chắc chắn sẽ được mọi người yêu mến, tôn trọng, các mối quan hệ xã hội cũng sẽ được thắt chặt hơn. Những người nhận được tình yêu thương sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn và có thêm niềm tin vào cuộc sống. Đôi khi chỉ một cái ôm, một lời động viên, an ủi cũng sẽ khiến ai đó cảm thấy thêm trân quý cuộc sống này. Khi ấy, một xã hội văn minh, nhân ái sẽ được xây dựng. Trong đại dịch Covid 19, những suất ăn miễn phí, những chợ 0 đồng,... chính là minh chứng cho tình yêu thương mà đồng bào ta dành cho nhau. Nếu con người sống thờ ơ, ích kỉ, trái đất này sẽ chỉ là một hành tinh xám ngắt, giá băng. Bởi vậy, hãy luôn mở rộng lòng mình để nhận lấy yeeut thương và trao đi yêu thương.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo