Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Người ta hay nói rằng sách là nguồn tri thức của thế giới. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như thế này: "Tìm thấy một quyển sách hay nên mua ngay cho dù đọc được hoặc không đọc được, thì sớm muộn gì cũng dùng đến nó". Sách là nguồn cung cấp tri thức vô tận mà ta sẽ khó lòng có thể khám phá được.
Có rất nhiều những loại sách: sách lịch sử, sách địa lý, sách kinh tế,.. Mỗi loại sách như vậy sẽ cho chúng ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và thích hợp với các đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh tế mà đọc. Bác sĩ sẽ đọc sách của ngành y. Còn học sinh thì nên đọc những loại sách địa lý, văn học và lịch sử để củng cố kiến thức cho từng môn học. Trên thị trường hiện nay có quá nhiều các loại sách có những nội dung không lành mạnh. Vậy nên, việc lựa chọn sách để đọc là rất cần thiết, vì các kiến thức trong sách sẽ tác động vào tư duy và suy nghĩ của con người.
Việc đọc sách không những giúp chúng ta mở mang hiểu biết về tri thức mà sách còn giúp chúng ta rèn luyện nhân cách và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy chúng ta đạo lý làm người, cách cư xử với bố mẹ và những người xung quanh. Sách dạy chúng ta phải sống tốt và sống có ích.
Ngoài ra sách còn dạy chúng ta biết yêu thương chính bản thân và yêu thương đồng loại. Sách giúp chúng ta biết khóc khi thấy những hoàn cảnh đáng thương bằng cách dõi theo từng diễn biến tâm lý của các nhân vật trong truyện. Sách khiến ta biết đọc để cảm thấy tâm hồn được rộng mở và đón nhận những điều tốt lành sẽ đến với ta. Để hiểu hết các kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách tốt. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết những nội dung cơ bản của quyển sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng chữ mới hiểu hết sự phức tạp của mỗi nội dung. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà còn phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như thế ta mới hiểu hết nội dung của sách một cách tường tận. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, bởi vì như thế bạn sẽ có cái nhìn không tổng quan và khó có thể hiểu thấu đáo được nội dung. Nói cách khác, chúng ta phải có cái tâm khi đọc sách, khi ấy ta mới thực sự hiểu hết tâm tư, nguyện vọng mà mỗi tác giả mong muốn gửi gắm trong từng trang sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có quá nhiều điều lý thú và cũng rất nhiều thứ chúng ta cần học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những điều chúng ta cần học. Hãy chịu khó đọc sách để trau dồi tri thức và kĩ năng cũng như bồi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, có thể bạn sẽ thấy mình hiểu thêm rất nhiều thứ và học được thật nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể biết được ông cha mình đã sống và đã chết như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào mà bạn có thể thành công hơn họ? Thật đáng buồn cho những ai không nắm rõ lợi ích của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người tụt hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn chế và vì vậy bạn sẽ khó thành công.
Việc đọc sách của mỗi người là rất cần thiết. Bởi sách là nguồn tri thức vô giá mà nhân loại đã ban tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và xem sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn nên trân trọng từng cuốn sách và luôn cố gắng tiếp thu và thực hành các kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được nhiều điều mà bạn mong muốn!
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |