Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tác phẩm Mùa giáp hạt

Phân tích tác phẩm Mùa giáp hạt
... Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy.
Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.
Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt...
(Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành)
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.796
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tác phẩm "Mùa giáp hạt" của Nguyễn Trung Thành là một bức tranh chân thực và đầy cảm xúc về cuộc sống khó khăn của một gia đình trong những mùa giáp hạt. Qua đoạn trích, tác giả đã khéo léo khắc họa tình cảnh thiếu thốn nhưng đầy ắp tình yêu thương của gia đình, từ đó gửi gắm những thông điệp sâu sắc về tình cảm gia đình và sự hy sinh của cha mẹ.

**Phân tích chi tiết:**

1. **Bối cảnh và hoàn cảnh sống:**
- Tác giả miêu tả những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt, một hình ảnh quen thuộc và gợi nhớ về một thời kỳ khó khăn của nhiều gia đình nông thôn Việt Nam.
- Những bữa cơm đơn sơ với bát mắm tôm đồng, bát sườn lợn bằm nhỏ và nồi canh rau tập tàng, tuy giản dị nhưng lại chứa đựng sự ấm áp và tình cảm gia đình.

2. **Tình cảm gia đình và sự hy sinh của cha mẹ:**
- Hình ảnh bố mẹ nhường phần cơm cho các con, chỉ ăn phần sắn và khoai lang, thể hiện sự hy sinh thầm lặng của cha mẹ dành cho con cái.
- Những đêm mẹ thức trắng lo lắng, tóc bố bạc thêm vì gánh nặng cuộc sống, tất cả đều là những biểu hiện của tình yêu thương và trách nhiệm của cha mẹ đối với gia đình.

3. **Sự trưởng thành của các con:**
- Anh em tác giả lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ, trên những sợi tóc bạc của bố, trong tình thương yêu và đùm bọc của gia đình. Điều này cho thấy sự trưởng thành không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần, nhờ vào tình yêu thương và sự hy sinh của cha mẹ.

4. **Nỗi nhớ và lòng biết ơn:**
- Khi nhớ lại những mùa giáp hạt, tác giả không khỏi cảm thấy rưng rưng, thể hiện sự xúc động và lòng biết ơn đối với cha mẹ và những kỷ niệm khó quên của tuổi thơ.
- Dù quê hương không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai, nhưng những kỷ niệm về mùa giáp hạt vẫn luôn in đậm trong tâm trí tác giả, như một phần không thể thiếu của cuộc sống và trưởng thành.

**Thông điệp và ý nghĩa:**
- Tác phẩm nhấn mạnh giá trị của tình cảm gia đình, sự hy sinh và tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.
- Đồng thời, nó cũng gợi nhắc về những khó khăn trong quá khứ, từ đó khơi dậy lòng biết ơn và trân trọng những gì mình đang có.
- Qua những kỷ niệm về mùa giáp hạt, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về sự kiên cường, lòng nhân ái và tình cảm gia đình bền chặt, là nền tảng vững chắc giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Tóm lại, "Mùa giáp hạt" không chỉ là một câu chuyện về những bữa cơm độn sắn khoai, mà còn là một bức tranh đầy cảm xúc về tình cảm gia đình và sự hy sinh của cha mẹ, là lời nhắc nhở về lòng biết ơn và trân trọng những giá trị tinh thần quý báu trong cuộc sống.
3
1
Phương
26/06/2024 19:23:46
+5đ tặng

Mùa giáp hạt là truyện ngắn cảm động, kể về khung cảnh khó khăn khổ cực của một gia đình nghèo qua lời kể của nhân vật tôi. Bằng lời kể giản dị sinh động kết hợp với dòng hồi tưởng của mạch cảm xúc, tác giả đã tái hiện lại chân dung người bà tần tảo lam lũ, hết lòng hi sinh vì con vì cháu suốt cả một đời người. Đó là thành công của Phan Đức Lộc nói riêng, cũng như cây bút truyện ngắn trẻ nói chung, khi ông đã giúp người đọc tái hiện lại những năm tháng mùa giáp hạt nghèo khó, với tình cảm gia đình thiêng liêng sâu nặng.

Trước hết, hình ảnh nhân vật bà qua lời kể của nhân tôi, là một người phụ nữ đã phải chịu khổ suốt cả cuộc đời: “ Đời bà khổ từ lúc lọt lòng cho tới tận về già, khi đã gần bước sang tuổi tám mươi vẫn còn chịu cảnh bần hàn, cơ cực.” Mở đầu đoạn trích, là hình ảnh bà nghẹn ngào thủ thỉ với đàn cháu khi mùa giáp hạt về, đã chứng minh cho sự lam lũ nhọc nhằn ấy.

Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng bà không để cho con cháu phải chịu thiệt thòi, chịu cái đói. Cả đời bà, là tấm chân dung của sự hy sinh cao cả. Mùa giáp hạt về, trong nhà hết cái ăn, bà đã không quản khó khăn chạy vạy từng nhà để vay gạo, lo sao cho con cháu có cái ăn qua ngày: “ gạo trong chum hết sạch, bà phải tất tưởi mang rá sang nhà bên vay gạo. Dù gạo trong chum cũng đã vơi cạn, nhưng chẳng chút đắn đo, bà hàng xóm vẫn niềm nở cho bà tôi vay mấy bát gạo liền, lại còn cho thêm khúc cá đồng kho mặn.” Ta thấy rằng tuy cuộc sống có khó khăn vất vả, thế nhưng người dân quê không ngại ngần mà san sẻ, cùng đùm bọc nhau qua những ngày khó. Họ cùng chia sẻ với nhau từng bát cơm hạt gạo, từng khúc cá đồng kho mặn trong cái thời bản thân cũng chẳng có gì mà ăn.

Bà sống cả đời với tình thương cho con cho cháu. Khi thấy đứa cháu nhỏ nôn thốc nôn tháo vì món cháo rau má trộn muối lạc đắng ngắt khó ăn, bà đã không cầm được lòng mà chạy đi thổi bát cơm trắng; nhường cháu bát cơm dẻo thơm còn mình thì đành lòng ăn củ chuối luộc. Để cháu không phải suy nghĩ, bà còn cười nói rằng: “ Lúc trưa bà ăn cơm giờ vẫn còn no lắm. Với lại bà thích ăn củ chuối hơn “. Ta thấy thật nghẹn lòng trước sự hi sinh thầm lặng ấy, khi ở cái tuổi 80 đáng nhẽ ra bà phải được nghỉ ngơi, không phải lắng lo bận tâm về chuyện cơm ăn áo mặc; thì ở đây bà lại phải lo từng bữa ăn cho đàn cháu nhỏ côi cút.

Vậy nên, sự vất vả lam lũ dường như cũng đã in hằn lên khuôn mặt gầy gò của bà: “ Bà ngày càng gầy sọp đi. Khóe mắt hốc hác. Da dẻ xuống sắc vàng vọt “, còn những đêm khuya thì không ngủ được mà” thở dài trầm buồn, mỏi mệt”. Còn biết bao nhiêu thứ trong mùa giáp hạt cần một tay bà lo toan: đó là miếng cơm manh áo cho cháu, là những món nợ vay để cầm cự qua cái mùa đói.

Đỉnh điểm để nói về sự hy sinh của nhân vật bà, chính là chi tiết bà đã dằn lòng bán đi nốt tài sản quý giá nhất trong nhà, để lắng lo cho con cháu: “ Tài sản có giá trị lớn nhất trong nhà lúc ấy là con nghé non chưa tròn hai năm tuổi, bà đành ngậm ngùi bán đi. Còn nhớ hôm đó, khi người đàn ông đi đôi ủng da màu đen lẳng lặng dắt con nghé ra khỏi cổng, tôi và em tôi đã chạy theo òa khóc nức nở. Số tiền bán con nghé cũng chỉ vừa đủ trang trải nợ nần và mua thêm nửa yến gạo. “ Bà thương yêu lắng lo cho cháu, vậy nên cháu cũng hiểu chuyện, hiểu sự vất vả khó nhọc của bà.

Bằng ngôi kể thứ nhất kết hợp với mạch hồi tưởng từ quá khứ tới hiện đại, cùng việc sử dụng một loạt các từ ngữ biểu lộ cảm xúc, ta như được hoà mình và trong chính lời hồi tưởng của nhân vật tôi. Ta hiểu được sự khó khăn, nỗi vất vả của bà cùng tình yêu thương của bà luôn dành tất cả cho con cho cháu. Đặc biệt là chi tiết: “ Bà ôm hai đứa cháu nhỏ côi cút vào lòng, đôi mắt lại rơm rớm nước…” đã khiến ta không khỏi xúc động, khi thấy trước mắt là khung cảnh bà cháu nhỏ bé gầy gò ôm chặt lấy nhau trong cái đói nghèo của mùa giáp hạt.

Hiểu được nỗi khó khăn vất vả ấy, hơn ai hết, ta học được cách yêu quý và kính trọng ông bà cha mẹ - những người đã không quản ngại khó khăn nuôi nấng ta trưởng thành. Hơn nữa, ta càng khâm phục trước một loạt từ ngữ gợi tả, đã giúp ta thấu hiểu hơn về sự vất vả của bà, về cái nhọc nhằn của mùa giáp hạt- cái mùa con người ta dắt dìu nhau qua những ngày khó. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hiển
26/06/2024 20:18:06
+4đ tặng

a.     Mở bài: Khái quát chung về tác giả, tác phẩm 

b.    Thân bài:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Phan Đức Lộc và truyện ngắn “Mùa giáp hạt”

+ Giới thiệu khái quát về tác giả Phan Đức Lộc.

+ Trình bày khái quát nội dung chính của đoạn trích: Đó là sự hi sinh cao cả cùng tình yêu to lớn của bà. Đoạn trích là câu chuyện kể về những ngày tháng khó khăn bà cháu cùng dắt dìu nhau qua ngày đói. 

* Phân tích đoạn trích truyện “Mùa giáp hạt” 

+ Phân tích về sự vất vả, khó khăn của ba bà cháu trong mùa giáp hạt: vay gạo hàng xóm, kho cá rô đồng thật mặn, bà phải ăn củ chuối luộc chấm mắm, bán con nghé non chưa tròn hai tuổi… 

+ Phân tích về sự trưởng thành, hiểu chuyện của hai đứa cháu nhỏ: nghe tiếng thở dài của bà cũng thấy nghẹn ngào xót xa; dặn em không được vòi vĩnh bà; thương bà nhường cơm cho hai đứa nên cũng nói rằng cháu thích ăn củ chuối luộc… 

* Đánh giá nội dung, nghệ thuật:

+ Cốt truyện 

+ Ngôi kể thứ nhất.

+ Biện pháp liệt kê kết hợp mạch truyện đi từ hồi tưởng về quá khứ cho tới hiện tại, 

c. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm mùa giáp hạt. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×