Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh/chị hãy viết bài luận phân tích vẻ đẹp của tứ thơ và hình ảnh trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài luận phân tích vẻ đẹp của tứ thơ và
hình ảnh trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
---HÉT---
1 trả lời
Hỏi chi tiết
42
0
0
HoangBaoMinh
09/07 06:53:44
+5đ tặng

Nhắc đến Hàn Mặc Tử không thể không nhắc đến bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ- một trong những tuyệt phẩm bất hủ của ông. Bài thơ được bắt nguồn cảm hứng từ bức bưu ảnh của Hoàng Thị Kim Cúc- người con gái ông từng thầm yêu. “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác trong thời gian ông đang điều trị bệnh ở Quy Hòa nên mỗi tứ thơ trong câu từ của tác phẩm đều mang một nỗi niềm khát khao được giao cảm của nhà thơ.

"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"

Câu hỏi tu từ được sử dụng mở đầu bài thơ thể hiện sự trông ngóng, nỗi mong chờ của người con gái đang thôn Vĩ. Câu hỏi vừa như lời trách móc kèm chút hờn dỗi, lại vừa như lời mời gọi, mong đợi. Lời thơ nhẹ nhàng như tiếng lòng của người xứ Huế, vừa da diết lại quá đỗi dịu dàng.

Sau câu hỏi từ từ là bức tranh tươi đẹp của thôn Vĩ hiện lên đầy sống động, tươi mắt, tinh khôi:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Phải chăng vì lời mời gọi thiết tha ấy, mà dù đôi chân không thể bước về Huế, Hàn Mặc Tử vẫn quyết trở về trong tâm thức để ngắm nhìn và tận hưởng vẻ đẹp của chốn cũ, người thương. Hình ảnh đầu tiên ta là “nắng hàng cau”- một màu nắng thật đặc biệt trong thơ ca. Đó là cái nắng đầy mới mẻ, trong trẻo của buổi sớm bình minh xứ Huế- “nắng mới lên”, những hàng cau vừa thức giấc sương còn đọng trên lá long lanh dưới nắng ban mai. Từ xa ngắm nhìn nắng hàng cau, khi tới gần, được cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của cảnh vật. Màu xanh ngọc bích vừa tươi tắn vừa sang trọng được gợi lên từ vẻ đẹp khu vườn. Tính từ “mướt” càng gợi lên vẻ non tơ, mềm mại, mỡ màng nhựa sống của cây lá. Phải chăng, mảnh vườn được tưới tắm bởi hương vị của tạo hoá, được chăm sóc bởi bàn tay khéo léo của con người mà đẹp càng thêm đẹp, tươi càng thêm tươi. Bóng dáng người con gái kín đáo, e ấp bước ra từ khu vườn cổ tích, ẩn hiện dưới lá trúc xanh lại càng tôn lên vẻ đẹp của không gian và con người đất Huế. Ẩn sâu trong từng lời thơ trong sáng, thanh thoát và tươi tắn ấy là một tâm hồn với khát khao mãnh liệt được giao cảm, được trở về chốn cũ, gặp lại người xưa sau những tháng ngày xa cách. Nhưng có lẽ điều đó thật khó có thể có được.

Nếu khổ thơ đầu gợi cho ta ấn tượng về buổi sáng trong ngần thì khổ thơ thứ hai cho dẫn chúng ta về với không gian thuyền nước, sông trăng vào buổi xế chiều- đêm tối:

“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay

Gió và mây gợi sự trôi nổi, lang thang, biện pháp đối “gió theo lối gió, mây đường mây” càng nhấn mạnh sự chia lìa đôi ngả. Phải chăng, đó là hình ảnh ẩn dụ cho sự xa cách của nhà thơ với người mình thầm thương mến, dù yêu nhưng không thể cùng là bạn đồng hành trong quãng đời ngắn ngủi còn lại của kiếp người. Nghệ thuật nhân hóa “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” càng khẳng định nỗi sầu giăng trong lòng người thi sĩ, nỗi buồn thấm vào cảnh vật, hay chính tâm hồn nhà thơ đang sầu muộn, mà cảm nhận thiên nhiên cũng sầu thương, buồn bã đến nặng lòng, bởi vốn dĩ:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Nếu khổ thơ đầu, nỗi buồn nhẹ nhàng, cảnh vật còn mang sự tươi tắn thì đến với khổ thơ hai, cảnh vật nhuốm màu buồn hơn, nỗi buồn và cô đơn cũng vì thế mà thấm đẫm hơn:

"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"

Chữ "kịp" được đặt trong câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?” cho thấy được nỗi hoài vọng của tác giả về một hạnh phúc, về một người có thể cùng thi nhân giao cảm. Trong câu thơ, ta thấy được sự bất lực trước thời gian của tác giả. Dường như, nhà thơ đã đem nỗi mặc cảm về căn bệnh quái ác của bản thân vào trong cả tứ thơ của mình.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra.”
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.”

Từ “mơ” được đặt ở đầu câu càng nhấn mạnh giấc mộng của tác giả về một điều đẹp đẽ, có vị khách đường xa tới thăm, cùng đồng điệu, tâm sự với kẻ cô đơn trong cảnh bệnh tật. Điệp từ “khách đường xa” được lặp lại càng khẳng định khao khát được gặp gỡ của Hàn Mặc Tử nhưng có lẽ giấc mộng ấy chẳng thể nào thành bởi vị khách đã xa lại càng xa.

Bằng ngòi bút đầy tài năng và nội tâm phong phú của mình, Hàn Mặc Tử đã mang đến cho độc giả những vần thơ đẹp đẽ. Trong chữ có tình, trong tình có chữ, những cảm quan đầy tinh tế gợi cho người đọc bao dư vị về tình đời qua bài thơ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo