Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vẻ đẹp câu tứ và hình ảnh của đoạn thơ trong bài thơ của Phạm Tiến Duật. Bài Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

   Phân tích vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh của đoạn thơ trên  (Phạm Tiến Duật). bài trường sơn đông trường sơn tây

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
91
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" của Phạm Tiến Duật là một tác phẩm nổi bật trong nền thơ ca kháng chiến Việt Nam. Bài thơ không chỉ thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường của quân và dân ta mà còn mang đậm chất trữ tình, lãng mạn. Để phân tích vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh của đoạn thơ, chúng ta cần xem xét cả cấu trúc và nội dung của bài thơ.

### Vẻ đẹp cấu tứ

Cấu tứ của bài thơ "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" được xây dựng dựa trên sự đối lập và song hành giữa hai dãy núi Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Bài thơ được chia thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn là một bức tranh về cuộc sống, chiến đấu và tình cảm của những người lính trên hai dãy núi này. Cấu trúc này giúp tạo nên một sự cân đối, hài hòa và nhịp nhàng cho bài thơ.

- **Đối lập về địa lý**: Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây được miêu tả với những đặc điểm địa lý khác nhau, tạo nên sự đối lập rõ rệt. Trường Sơn Đông có mưa nhiều, rừng rậm, còn Trường Sơn Tây thì khô cằn, nắng cháy.
- **Đối lập về cảm xúc**: Mặc dù có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, nhưng tình cảm của những người lính trên hai dãy núi này lại hòa quyện, gắn bó với nhau. Điều này thể hiện qua những câu thơ đầy cảm xúc, tình cảm đồng đội, tình yêu quê hương đất nước.

### Vẻ đẹp hình ảnh

Hình ảnh trong bài thơ "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" rất phong phú và sống động, thể hiện qua những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống chiến đấu gian khổ nhưng đầy lạc quan của những người lính.

- **Hình ảnh thiên nhiên**: Thiên nhiên Trường Sơn được miêu tả với những nét đặc trưng riêng biệt. Trường Sơn Đông với "mưa nhiều, rừng rậm", Trường Sơn Tây với "nắng cháy, khô cằn". Những hình ảnh này không chỉ tạo nên bối cảnh cho bài thơ mà còn thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc chiến.
- **Hình ảnh con người**: Những người lính trong bài thơ hiện lên với tinh thần lạc quan, kiên cường. Họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Hình ảnh những người lính "đi trong mưa rừng", "đi trong nắng cháy" là biểu tượng cho tinh thần chiến đấu bất khuất của quân và dân ta.

### Phân tích đoạn thơ cụ thể

Để phân tích cụ thể hơn, chúng ta có thể xem xét một đoạn thơ tiêu biểu trong bài:

```
Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình
Trường Sơn Tây, nắng cháy, khô cằn
Trường Sơn Đông, mưa nhiều, rừng rậm
```

- **Hình ảnh đối lập**: Đoạn thơ này thể hiện rõ sự đối lập giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Trường Sơn Đông "nắng", Trường Sơn Tây "mưa". Sự đối lập này không chỉ là về điều kiện tự nhiên mà còn là biểu tượng cho những thử thách khác nhau mà những người lính phải đối mặt.
- **Tình cảm đồng đội**: Dù có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, nhưng tình cảm của những người lính trên hai dãy núi này vẫn gắn bó, hòa quyện với nhau. Điều này thể hiện qua câu thơ "Ai chưa đến đó như chưa rõ mình", cho thấy sự gắn bó, đoàn kết của những người lính.

### Kết luận

Bài thơ "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" của Phạm Tiến Duật là một tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến Việt Nam. Vẻ đẹp của bài thơ nằm ở cấu tứ đối lập nhưng hài hòa, cùng với những hình ảnh thiên nhiên và con người sống động, đầy cảm xúc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh về cuộc chiến đấu gian khổ mà còn là một bản tình ca về tình đồng đội, tình yêu quê hương đất nước.
3
0
Nguyễn Đăng
14/07/2024 20:39:30
+5đ tặng
Phạm Tiến Duật là Nhà thơ cách mạng của nền Văn học hiện đại Việt Nam. Ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964 nhưng sau đó không tiếp tục với nghề dạy học mà quyết định lên đường nhập ngũ. Trong thời gian này, Phạm Tiến Duật sáng tác rất nhiều tác phẩm và để lại nhiều bài thơ nổi tiếng như: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Vầng trăng và những quầng lửa, Gửi em cô thanh niên xung phong... 

Thơ của Phạm Tiến Duật là tiếng nói ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình đồng đội, tình yêu quê hương đất nước với giọng điệu sôi nổi, lạc quan và có chút gì đó tinh nghịch nhưng cũng rất sâu sắc.         Bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây của nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác cuối năm 1969, tại tỉnh Quảng Bình. Ngay khi mới ra đời, bài thơ đã luôn có mặt trong túi áo của mỗi người lính trên tuyến lửa. Khi bài thơ được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thì chất thơ, chất nhạc quyện chặt với nhau, nâng cánh cho nhau vang vọng khắp các chiến trường, thôi thúc hàng triệu trái tim Việt Nam xông pha nơi tiền tuyến, giết giặc lập công, giải phóng đất nước.          Mở đầu bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là lời tự tình của đôi lứa yêu nhau nhưng phải chịu sự ngăn cách vời vợi của dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, của thời chiến chinh ly loạn và khốc liệt:
“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”          

Bằng cấu trúc dễ nhớ, dễ thuộc, bình dị, mang âm hưởng đời thường và đậm màu chất lính, tính trữ tình quyện chặt với tính hùng ca. Nó đã truyền lửa vào trái tim của mỗi người ra trận. Những vần thơ ấy đã thành công về nghệ thuật, cảm xúc đong đầy. Tuy vậy, cái hay hơn có lẽ là nó đã nói lên được cảm xúc lớn của thời đại, của cả một thế hệ trẻ, của cả dân tộc thời ấy.         Mặc dù đã hoàn thành khóa học ngành Sư phạm. Thay vì làm một thầy giáo dạy học nhưng Phạm Tiến Duật lại xin vào quân ngũ với mong ước tha thiết được đi vào chiến trận. Khát vọng đi Bộ đội của Nhà thơ cách mạng này được chấp nhận khi ông trúng tuyển vào Tiểu đoàn Pháo cao xạ Tây Bắc. Trong tâm hồn của người đàn ông đích thực đầy lãng tử ấy đã có sẵn ham muốn được dịch chuyển:
“Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Hết rau rồi, em có lấy măng không”         
Phạm Tiến Duật hăm hở xin chuyển về Cục Vận tải quân sự thuộc Tổng cục Hậu cần chỉ vì muốn được đắm mình trong cuộc chiến, được tận mắt chứng kiến và nếm trải sự tàn khốc của chiến tranh. Niềm đam mê tự do sáng tạo, cống hiến cho dân tộc cháy bỏng đã làm cho dấu chân Phạm Tiến Duật thật sự cất bước nhẹ nhõm vào chiến trường đầy cam go.     
   Yêu nước là thế song nhà thơ vẫn giữ cho mình một khoảnh khắc riêng tư. Đó là nỗi nhớ về em, người bạn gái đang hành quân bên sườn Đông dãy Trường Sơn. Trong con người Phạm Tiến Duật, tình yêu nam nữ và tình yêu đất nước hòa quyện vào nhau. Nó trở thành động lực, hành trang nâng bước chân người chiến sĩ.       

 Có thể nói, cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ và con đường Trường Sơn huyền thoại đã sinh ra một Phạm Tiến Duật thứ hai nhưng lại là con người duy nhất có sức mạnh thống soái và định hình một tính cách, một số phận Phạm Tiến Duật.         
Chính cuộc sống thời khói lửa đau thương, mất mát đã thắp lên ngọn lửa trong trái tim người sáng tác. Và không chỉ riêng mình nhà thơ viết“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” mà cả con muỗi, con bướm, cái gạt nước, ngọn măng rừng và đồng chí, đồng đội cùng viết chung với nhà thơ Phạm Tiến Duật, tạo nên một bài thơ vừa hài hòa, vừa đẹp đẽ, vừa có giá trị.   
    Gắn bó với núi rừng Trường Sơn, với những người lính ngày đêm chiến đấu với kẻ thù, đối mặt với bom đạn, chết chóc, Phạm Tiến Duật luôn có một tinh thần lạc quan. Ông nhìn mọi thứ kể cả những thực tế nghiệt ngã, những góc khuất và những bi kịch của cuộc chiến qua một lăng kính hồn nhiên, tếu táo đến lạ thường:
“Đông sang Tây không phải đường như
Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Đông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áoTây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh”          Chiếc xe như một chiến hữu dũng cảm, như một người bạn thân, chung thủy sống chết đã rong ruổi cùng Phạm Tiến Duật trên những dặm dài đường rừng Trường Sơn. Chiếc xe chở Phạm Tiến Duật đi tác chiến trên những trận địa vừa dứt tiếng súng hay nằm vắt vẻo cùng với chủ nhân trên những chiếc xe tải chở vũ khí đạn dược vào chiến trường:
“Từ nơi em đưa đến nơi anh
Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn”          

Sự yêu đời, luôn hướng về ánh sáng, niềm tin chiến thắng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc được nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc họa bằng một tượng đài anh dũng, bất khuất. Từ bên em và bên anh xa cách thăm thẳm nhưng rồi lại được nối kết bằng một đoàn hùng binh nối tiếp nhau ra trận địa trong một bầu không khí sục sôi, oai hùng, lẫm liệt. Tình yêu giữa anh với em và tình yêu nước Việt như cuồn cuộn, hóa thành mạch sống dâng trào trong tâm tư người lính Trường Sơn.         C
ho đến bây giờ, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây vẫn là một bài thơ hay, có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Đối với những người chiến sĩ Trường Sơn từng chiến đấu và hy sinh một thời thì coi đây là bài thơ bất tử, là nghĩa tình đồng đội và niềm tự hào mỗi khi họ cùng nhau nhắc về Trường Sơn hùng vĩ, anh hùng.         

Bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là một đúc kết từ thực tiển của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác trên cảm hứng lịch sử, được ngân lên bằng tiếng lòng, tình cảm đằm thắm, sức sống mãnh liệt và niềm tin tất thắng trong tâm hồn của những người lính Trường Sơn thuở ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×