Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
18/07 21:21:49

Sự kiện được kể lại trong đoạn trích thuộc thời nào trong lịch sử nước ta? Hãy liệt kê những nhân vật lịch sử được tác giả nhắc đến trong đoạn trích

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Ad
dau.
(Hà Ân, Trên sông truyền hịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1973, tr.
Câu 1. Sự kiện được kể lại trong đoạn trích thuộc thời nào trong lịch sử nước ta? Hãy liệt
kê những nhân vật lịch sử được tác giả nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 2. Tác giả đã dùng những chi tiết nào để miêu tả điện Diên Hồng? Qua cách miêu tả
đó, em hình dung như thế nào về ngôi điện này?
Câu 3. Câu nói “Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha” đã làm nổi
bật tính cách gì của nhân vật Trần Quốc Tuấn?
Câu 4. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết sinh động để miêu tả tinh thần
quyết tâm đánh giặc của quân đội nhà Trần. Hãy phân tích một chi tiết mà em có ấn tượng
mạnh nhất.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về tinh thần, nghĩa khí của quân đội nhà Trần trong buổi
xuất quân được tác giả khắc hoạ ở phần cuối của đoạn trích.
Câu 6. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn sau và phân tích tác dụng của
nó: “Cả lịch sử oai hùng hàng nghìn năm của dân tộc trở về th vang trong tâm hồn Nhân
Tông. Trưng Trắc thét: “Đánh” Triệu Trinh Nương thét: “Đánh” Lý Bí và Triệu Quang
Phục thét: “Đánh”. Ngô Quyền rồi Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt,... biết bao nhiêu anh hùng
thuở trước vụt hiện ra lẫm liệt nghiêm nghị trước mặt Nhân Tông và vị nào cũng thét:
“Đánh”.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
41
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Sự kiện được kể lại trong đoạn trích thuộc thời nhà Trần trong lịch sử nước ta. Những nhân vật lịch sử được tác giả nhắc đến trong đoạn trích bao gồm:

1. Trần Quốc Tuấn
2. Trưng Trắc
3. Triệu Trinh Nương
4. Lý Bí
5. Triệu Quang Phục
6. Ngô Quyền
7. Lê Hoàn
8. Lý Thường Kiệt
9. Nhân Tông

Các nhân vật này đều là những anh hùng dân tộc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được nhắc đến để thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân đội nhà Trần.
1
0
Silent Now
18/07 21:23:55
+5đ tặng

 Đoạn trích miêu tả sự kiện Hội nghị Diên Hồng do thượng hoàng Trần Thánh Tông và hoàng đế Trần Nhân Tông đích thân chủ trì. Triều đình nhà Trần đã mời các vị bô lão đại diện cho nhân dân các làng, xã về dự một hội nghị đặc biệt, tới chức tại cung điện Diên Hồng ở kinh thành Thăng Long để trưng cầu ý dân về việc nên đánh hay hoà hoãn với quân Nguyên.

Những nhân vật lịch sử được tác giả nhắc đến trong đoạn trích: Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Bảo Yến
18/07 21:26:13
+4đ tặng
c1

- Đoạn trích miêu tả sự kiện Hội nghị Diên Hồng do thượng hoàng Trần Thánh Tông và hoàng đế Trần Nhân Tông đích thân chủ trì. Triều đình nhà Trần đã mời các vị bô lão đại diện cho nhân dân các làng, xã về dự một hội nghị đặc biệt, tới chức tại cung điện Diên Hồng ở kinh thành Thăng Long để trưng cầu ý dân về việc nên đánh hay hoà hoãn với quân Nguyên.

Những nhân vật lịch sử được tác giả nhắc đến trong đoạn trích: Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng,...
c2Điện Diên Hồng được tác giả miêu tả “là một ngôi điện rộng làm từ cuối triều trước, có một vẻ đẹp trầm mặc, hùng vĩ với lớp mái vảy cá chót cong và hàng cột chò chỉ trơn, màu đã xuống với tuổi gần một thế kỉ. Nền điện trải toàn chiếu cạp điều sát vào nhau”. Qua những chi tiết miêu tả đó, ta thấy được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc và trang nghiêm của nơi diễn ra một sự kiện có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, quan trọng của đất nước ta lúc bấy giờ: thượng hoàng Trần Thánh Tông và hoàng đế Trần Nhân Tông cho mở Hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong nước họp, hỏi kế sách giữ nước và cho ý kiến về chủ trương nên đánh hay nên hoà.
c3
Câu nói “Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.” đã cho thấy lòng yêu nước, thương dân, tinh thần quyết tâm chống giặc cứu nước; thái độ nghiêm minh, dứt khoát, kiên quyết diệt trừ mầm mống gây nguy hại tới nền thái bình đất nước của Trần Quốc Tuấn.
c4
 

- Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết sinh động để miêu tả tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân đội nhà Trần: “Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu: – Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.; “Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran”; “Yết Kiêu đã đứng đón sẵn ở đấy. Dã Tượng trao cán cờ Tiết chế cho Yết Kiêu. Họ không nói với nhau một lời nào nhưng bốn mắt nhìn nhau đắm đắm như đang truyền cho nhau tình cảm dạt dào....

Về chi tiết ấn tượng nhất, có thể chọn: “Điện Diên Hồng rung lên trong tiếng thét như sét nổ: Đánh! Đánh! Đánh!”. Qua chi tiết đó, ta thấy được tinh thần quyết chiến, quyết thắng, không cam chịu làm nô lệ và sức mạnh đoàn kết, trên dưới một lòng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược.
c5
 

- Ở phần cuối của đoạn trích, khí thế hào hùng, tinh thần hừng hực quyết tâm chiến đấu của quân sĩ trong buổi xuất quân đã được tác giả khác hoạ qua một số hình ảnh: mặt sông la liệt buồm và cờ; đội trống đồng đánh nhịp xuất quân, tiếng trống thì thùng thì thùng rạo rực...
c6
- Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ cấu trúc thét:“Đánh” được lặp lại nhiều lần. Với việc sử dụng biện pháp tu từ đó tác giả đã nhấn mạnh tinh thần quyết tâm chiến đấu chống giặc, cứu nước bảo vệ nền độc lập, chủ quyền đất nước của vua và các tướng lĩnh,

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo